Bệnh lạ: Cô gái chỉ thích ăn tóc đến mức suýt nguy hiểm tính mạng
Không thích ăn gì ngoài tóc của mình, với cái đầu trọc lóc, Jasmine Beever đã khiến gia đình bàng hoàng, sửng sốt.
Nếu một ngày thức ăn chính trong thực đơn của bạn chỉ là tóc và tóc thì lúc ấy bạn sẽ biến thành Jasmine Beever!
Đó là một câu chuyện buồn!
Khi đang ngồi học trong lớp, Jasmine Beever, 16 tuổi, có biểu hiện mệt mỏi và không tỉnh táo, cô bé ngất ngay sau đó và được đưa thẳng vào phòng cấp cứu.
Mọi nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ đã không được như ý muốn, Jasmine đã qua đời trong sự bàng hoàng và ngỡ ngàng của người thân.
Các bác sĩ đã tiến hành khám nghiệm tử thi và phát hiện Jasmine bị viêm phúc mạc, xảy ra khi lớp mô mỏng bao phủ quanh ổ bụng, thường do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
Họ vô cùng shock khi thấy trong dạ dày của cô bé là những búi tóc to bị nhiễm trùng, dẫn đến vỡ vết loét, khiến các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động.
Các chuyên gia cho biết cái chết của Jasmine có liên quan đến hội chứng Rapunzel, nguyên nhân gây ra bởi rối loạn tâm thần gọi là trichophagia.
Theo Live Science, bác sĩ Cathy Burnweit, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Nicklaus (Mỹ), cho biết, được đặt theo tên của “nàng công chúa tóc mây” trong truyện cổ tích, hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp 1/15.000.000 người.
Khác với cái kết có hậu, đây là tình trạng bệnh lý rất hiếm gặp.
Tiến sĩ Suzanne Mouton-Odum, giáo sư trợ lý lâm sàng tại Đại học Y Baylor (Mỹ), cũng từng gặp trường hợp mắc hội chứng này.
Amanda, 16 tuổi, thường xuyên nhổ và ăn tóc vào ban đêm. Cha mẹ cô bé nhận thấy mái tóc của cô đã biến mất nhưng không thể tìm thấy sợi nào ở bất cứ đâu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Sau đó, gia đình đã đưa cô bé tới bệnh viện để xét nghiệm tiêu hóa. Tiến sĩ Suzanne khẳng định cô bé đã nhổ và ăn tóc như một cách để thư giãn, ngủ ngon hơn.
Tạp chí BMJ từng công bố hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp, người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình.
Người mắc bệnh thường nuốt tóc, khiến chúng bị rối và mắc kẹt trong dạ dày của họ. Điều này tạo thành búi tóc, có phần đuôi kéo dài đến ruột non gây nên tình trạng hoại tử do tắc ruột.
85-95% bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sưng tấy dạ dày, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy. Một số trường hợp còn bị thủng ruột dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.
Hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới dưới 20 tuổi (70%).
Đây là một phần của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh không biết rằng họ đang ăn tóc. Hội chứng này có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày. Những người mắc bệnh thường xấu hổ vì họ không thể ngừng nhổ tóc để cảm thấy thư giãn hoặc họ cảm thấy cần phải giấu đi mái tóc bị hói do hội chứng này gây ra.
Một số người bị thiểu năng trí tuệ và rối loạn tâm lý đã ăn tóc của chính mình. Hành vi này gọi là trichophagia. Những nhóm này được cho là có nguy cơ cao phát triển hội chứng Rapunzel.
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết gây ra hội chứng Rapunzel như bị bỏ đói trong một khoảng thời gian dài, chấn động tâm lý từ thơ ấu, căng thẳng quá mức.
Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân đều có một điểm chung là thiếu sắt hoặc mắc bệnh celiac. Nhiều trường hợp ghi lại sau khi được điều trị thiếu sắt và celiac, bệnh nhân đã trở về bình thường.
Minh Anh
Nguồn Medical News Today/nguoiduatin
Bệnh lạ: Căn bệnh lạ khiến mùa hè mặc áo mùa đông, mùa đông khoác áo mùa hè
Những người sống nội tâm, hoang tưởng, nhạy cảm có nhiều khả năng mắc căn bệnh khó giải thích này.
Đã 10 năm, người dân Ninh Ba đã quá quen với hình ảnh một người phụ nữ trung niên mặc áo bông giữa trời hè nóng như đổ lửa và mặc áo cộc giữa trời tuyết âm độ.
Vào đầu tháng 6 khi mọi người phải dùng điều hòa để chống trọi với cái nóng như đổ lửa thì bà Wang 52 tuổi, là người gốc Ninh Ba bắt đầu mặc đồ mùa đông với một chiếc áo len, áo khoác và đi ủng để giữ ấm cơ thể.
Còn vào tháng 12, khi mọi người co ro trong những tấm áo lông khổng lồ vì tuyết dày thì bà Wang chỉ mặc độc một chiếc áo cộc bởi bà cảm thấy nóng nực không thể chịu đựng nổi.
Bà bắt đầu thường xuyên cảm thấy lạnh từ hơn 10 năm trước. Ban đầu, bà còn có thể chịu đựng được nhưng tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà Wang khi khám không hề có bệnh nhưng luôn nghĩ rằng bản thân mắc bệnh nan y.
Cuối cùng vì tình trạng này, bà Wang chỉ có thể nghỉ việc, không thể ra khỏi nhà mà chỉ tập trung cho việc sưởi ấm cơ thể.
Bà Wang tìm đến bệnh viện Chiết Giang để chữa bệnh. Việc kiểm tra và xét nghiệm được thực hiện rất nhiều nhưng lại không tìm ra bất cứ điều gì bất thường.
Các bác sĩ vô phương cứu chữa, bà Wang dần mất tự tin vì thế bà dần trở nên trầm lặng, không muốn ra ngoài hay giao tiếp với mọi người.
"Mỗi khi có bão vào mùa hè, nhiệt độ giảm thấp một chút là bà ấy lập tức mở máy sưởi, không dám ra khỏi nhà, ăn cơm luôn trong phòng", chồng bà Wang chán nản nói.
Sau một thời gian dài điều trị mà không khỏi, bác sĩ tại bệnh viện địa phương khuyên bà Wang đi khám ở khoa tâm thần tại bệnh viện thứ hai thuộc Đại học Chiết Giang.
Cuối cùng, bác sĩ tâm thần Chen Yiping đã tìm ra căn bệnh mà bà Wang mắc là chứng rối loạn bản thể.
Hội chứng rối loạn bản thể là một hội chứng rối loạn tâm thần đặc biệt. Người mắc bệnh có một nỗi sợ hãi hoặc niềm tin dai dẳng vào các triệu chứng thực khác nhau.
Bệnh nhân do vấn đề tâm lý dẫn đến lo lắng và trầm cảm trong cơ thể, gây ra sự khó chịu về thể chất.
Nguyên nhân hiện tại của bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Có thể đặc điểm tính cách, yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố sinh học, chẳng hạn như chấn thương đã trải qua hoặc thiếu sự chăm sóc của con người trong cuộc sống dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
Khi bà Wang đến bệnh viện, thân nhiệt bà hoàn toàn bình thường, bà thậm chí còn đổ mồ hôi với lòng bàn tay ướt sũng.
Trong quá trình khám và điều trị, bác sĩ Chen Yiping phát hiện lý do khiến bà Wang bị lạnh là do đã trải qua thắt ống dẫn trứng nhưng bác sĩ không phẫu thuật đúng cách nên sau khi thực hiện thủ thuật, cô Wang có các triệu chứng như đau lưng, đau bụng.
Càng ngày bà Wang càng thấy yếu, bà không muốn ra ngoài và từ đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng kì lạ trên. Sau khi nhập viện hơn 20 ngày để điều trị, bà Wang được điều trị để có cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Trả lời phỏng vấn Beijing News, bà Wang nói: "Bác sĩ nói rằng, những người sống nội tâm, hoang tưởng, đặc điểm tính cách nhạy cảm, hay suy nghĩ tiêu cực là những người có nguy cơ cao mắc bệnh rối loại bản thể. Tôi đã để cảm xúc của mình không được cân bằng, thường chú ý đến mặt xấu của vấn đề. Hiện tại tôi đã trở lại là chính mình và không khác thường dưới ánh mắt của mọi người nữa".
"Khi sự khó chịu về thể chất và cảm xúc này được tăng cường nhiều lần, bệnh nhân khó tự điều chỉnh và khó thoát khỏi chu kỳ bệnh. Lúc này, cần có sự trợ giúp chuyên môn và chẩn đoán của bác sĩ tâm thần, và điều trị được chuẩn hóa để cuối cùng vượt qua bệnh", bác sĩ Chen Yiping nhận định.
Minh Anh (Nguồn Beijing news)
Theo nguoiduatin
Cuộc sống đau đớn của những 'công chúa tóc mây' ngoài đời thực Được đặt theo tên của "nàng công chúa tóc mây" trong truyện cổ tích, hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp. Người bệnh thường có biểu hiện thích nhổ và ăn tóc của mình. Trong truyện cổ tích Grim, "công chúa tóc mây" Rapunzel bị mắc kẹt trên ngọn tháp đã thả mái tóc dài của mình qua cửa sổ để...