Bệnh khiếm thính: Những điều bạn cần biết để tránh ngay
Khiếm thính là một loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, và cuộc sống của các bệnh nhân. Các nhà khoa học cảnh báo, đến năm 2050 sẽ có 700 triệu người mắc bệnh nghiêm trọng về thính giác đến mức phải điều trị.
Bệnh khiếm thính trên thế giới
Theo báo cáo, hiện số người có các vấn đề về thính giác đã chiếm 20% dân số thế giới. Các nhà khoa học cảnh báo, trong vòng 3 thập kỷ tiếp theo, số người bị khiếm thính có thể tăng từ 1,6 tỷ người lên 2,5 tỷ người. Đến năm 2050, sẽ có 700 triệu người mắc bệnh nghiêm trọng về thính giác đến mức phải điều trị, trong khi năm 2019 chỉ có 430 triệu người.
Trong khiếm thính dẫn truyền, tai ngoài hoặc tai giữa không thể tiếp nhận được âm thanh; có thể là do ống tai bị ảnh hưởng, màng nhĩ bị rách do chấn thương hoặc nhiễm trùng tai giữa.
Ảnh minh hoạ.
Tai trong là đối tượng lây nhiễm các loại virus bao gồm các bệnh quai bị, sởi hoặc bất kỳ bệnh kèm theo sốt rất cao dẫn đến khiếm thính.
Một số người do bẩm sinh, những người còn lại do các tác động từ cuộc sống. Ngày nay, có nhiều thiết bị y tế, máy trợ thính hay phẫu thuật để hỗ trợ về thính giác cho người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến khiếm thính
Theo thống kê trên thế giới có khoảng 5,3% dân số bị khiếm thính từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 trong số những người trên 65 tuổi đều bị mất thính giác, mất dần khả năng nghe tần số càng cao. Tuy nhiên, yếu tố này không gây trở ngại cho khả năng hiểu khi đàm thoại cho đến tận sau này.
Tiếng ồn là nguyên nhân gây ra một nửa các trường hợp bị khiếm thính và gây điếc ở nhiều cấp, chiếm khoảng 5% dân số toàn cầu. Những người sống gần các nơi bị ô nhiễm tiếng ồn hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn ở gần đường, sân bay, các công trình… có nguy cơ mắc bệnh khiếm thính rất cao.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ.
Mất thính lực có thể được di truyền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 75-80% tất cả các ca bệnh khiếm thính đều là di truyền bởi gen lặn; 20-25% là do di truyền bởi gen trội và 1-2% là di truyền bởi cha mẹ liên quan đến gen X, còn ít hơn 1% là di truyền từ thừa kế ti thể.
Thực tế cho thấy, cứ khoảng 1000 trẻ sinh ra thì có 4-5 trẻ bị khiếm thính bẩm sinh, trong đó, có 1-2 trẻ bị khiếm thính nặng. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khiếm thính ở trẻ như mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai, vợ chồng có đồng huyết thống, ngộ độc thuốc… Có khoảng 15 % là do di truyền và 30% không rõ nguyên nhân. Việc phát hiện sớm bệnh khiếm thính bẩm sinh, đặc biệt là trong sáu tháng đầu đời và sớm can thiệp thì có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện bình thường.
Rối loạn thần kinh, hóa chất, thuốc, chấn thương vật lý, các yếu tố thần kinh… cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếm thính.
Các triệu chứng của bệnh khiếm thính
Phản ứng ban đầu của người khiếm thính thường là từ chối, tức giận, sau đó là đổ lỗi cho người khác. Cao hơn có thể người đó bị trầm cảm.
Ảnh minh hoạ.
Người bị khiếm thính thường tránh và hạn chế các tình huống giao tiếp. Khi người khác nói điều gì đó, họ sẽ nói rằng hiểu điều gì đó nhưng lại không làm theo hoặc thường yêu cầu người khác lặp lại lời nói.
Người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc tương tác nhóm nhưng có thể họ sẽ từ chối thừa nhận việc bị khiếm thính; liên tục cáu giận vô cớ và liên tục nói chuyện mà không có dấu hiệu phải lắng nghe hoặc sẽ gật đầu với tất cả những câu nói từ đối phương. Họ có thói quen nói nhỏ một mình, không ai nghe thấy và thường xuyên bị người khác phản ánh rằng nói quá to.
Cách điều trị khiếm thính
Máy trợ thính là thiết bị trị liệu rất hiệu quả cho 90% các trường hợp khiếm thính nhẹ, giúp người bệnh có thể nghe và giao tiếp. Vì vậy, người khiếm thính nên chọn cho mình một loại máy trợ thính phù hợp. Không nên ngần ngại đặt câu hỏi về tính hiệu quả của thiết bị và cách sử dụng.
Ảnh minh hoạ.
Là thiết bị rất tinh vi, máy trợ thính cho thấy một sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, truyền thông và công nghệ điện tử. Hiện nay, trên thị trường có một số các thiết bị trợ thính có thể lập trình theo ý muốn của người bệnh.
Ngoài ra, còn có các biện pháp điều trị khiếm thính như: dùng thuốc trong những trường hợp nhiễm trùng gây ra mất thính lực; phẫu thuật để chữa tai ngoài, tai giữa và các vấn đề màng nhĩ…
Cách phòng chống mất thính giác
Để bảo vệ đôi tai, chúng ta nên biết cách chăm sóc tai và giải quyết triệt để các vấn đề về tai trước khi quá muộn, để có thể ngăn chặn được khả năng bị khiếm thính.
Trong thai kỳ, các mẹ nên chăm sóc bản thân thật tốt, một bà mẹ có thai kỳ khỏe mạnh sẽ sinh được một em bé khỏe mạnh và không có bệnh tật.
Ảnh minh hoạ.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đeo tai nghe trong thời gian dài, tránh xa những âm thanh quá lớn hay đeo thiết bị bảo vệ tai trong môi trường ồn ào cũng có thể giúp bản thân ngăn ngừa các vấn đề về thính giác.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu có vấn đề về tai, bạn cần đến bác sĩ thật sớm để được tư vấn khám chữa bệnh.
Cứu sống bệnh nhi 7 tuổi bất ngờ khó nuốt, mất tiếng, liệt dần tứ chi vì căn bệnh lạ
Bé gái 7 tuổi sống tại Cà Mau bất ngờ khó nuốt, mất tiếng, liệt dần tứ chi. Ngay sau đó, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré, một căn bệnh hiếm gặp tại Việt Nam.
Ngày 25/1, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) xác nhận đơn vị này đang điều trị cho bé T.T. (sinh năm 2014, cư trú tại Cà Mau) mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp.
Bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré - một chứng rối loạn thần kinh rất hiếm gặp. Nguy hiểm hơn, hội chứng có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm một phần của hệ thần kinh ngoại vi.
Theo thông tin từ phụ huynh cung cấp, cô bé bị nuốt khó, nói chuyện ú ớ, lơ mơ, mất dần khả năng đi lại.
Từ bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhi được chuyển gấp vào khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố với chẩn đoán ban đầu là viêm não màng não.
Sau khi khẳng định lại về khả năng bệnh nhi mắc hội chứng Guillain-Barré qua quá trình khai thác bệnh sử yếu tứ chi tiến triển cùng xét nghiệm dịch não tủy, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và sử dụng Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IGIV) để kịp thời ngăn chặn diễn biến mới của bệnh.
Ban đầu, các bác sĩ dự đoán bé có thể mất đến 6 tháng để điều trị, phục hồi chức năng. Nhưng sau thời gian nạp thuốc, bệnh nhi khiến các bác sĩ bất ngờ với khả năng hồi phục nhanh chóng.
Bé đã nhanh chóng đạt các mốc quan trọng trong vật lý trị liệu và cai được máy thở, tỉnh táo hẳn chỉ trong 16 ngày.
Bệnh nhi hồi phục khá nhanh chóng khiến các y bác sĩ vô cùng bất ngờ
So với sức cơ chỉ còn 1/5 vào thời điểm nhập viện, hiện bé có thể dùng tay tạo dáng chụp ảnh cùng y bác sĩ và khả năng được xuất viện sớm.
Theo các bác sĩ, hội chứng Guillain-Barré là bệnh lý thần kinh ngoại vi hiếm gặp tại nước ta. Bệnh cảnh lâm sàng điển hình là liệt ngoại vi cấp tính, rối loạn cảm giác và mất phản xạ đối xứng hai bên, một số trường hợp khác có thể liệt các dây thần kinh sọ kết hợp.
Đây là hội chứng nguy hiểm, khó dự đoán và dễ dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Người mắc hội chứng này thường xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, châm chích, kiến bò ở các ngón chân, ngón tay, sau đó lan lên phần trên cơ thể, sức cơ yếu dần, khó thở khi nằm, sặc, khó nuốt...
Người bệnh cần nhập viện khẩn cấp vì nó tiến triển rất nhanh. Việc điều trị càng sớm sẽ mang lại tiên lượng tốt hơn cho người bệnh.
Dinh dưỡng cho não thế nào là tốt nhất? Theo các chuyên gia, chế độ ăn tốt cho não là ăn cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm, ăn lành mạnh, ăn nhiều rau, củ, quả tươi theo khuyến nghị. Cần ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo Omega-3, chất béo này có nhiều trong cá (cá hồi, cá mòi, cá trích...) và các loại hạt (óc chó, hạt chia, hạt...