Bệnh hoang tưởng ở người già – triệu chứng và cách chữa trị
Người cao tuổi thường gặp nhiều chứng bệnh về thần kinh, trong đó bệnh hoang tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bệnh hoang tưởng khiến tinh thần của người già không được thoải mái và có những suy nghĩ, hành vi bất thường.
Bệnh hoang tưởng ở người già là gì?
Bệnh hoang tưởng hay còn được gọi là hoang tưởng ảo giác, là một dạng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Người già bị hoang tưởng thường có những cảm giác, suy nghĩ những việc không có trên thực tế. Những triệu chứng này khiến cho người cao tuổi cảm thấy sợ hãi, lo lắng về mọi thứ xung quanh.
Nguyên nhân của bệnh hoang tưởng ở người cao tuổi
Hoang tưởng ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nghiện rượu bia và các chất kích thích.
Video đang HOT
Người cô đơn không được tiếp xúc nhiều với thế giới người xung quanh.
Người bị rối loạn tâm lý, hoặc mắc phải nhiều chứng bệnh liên quan đến não bộ.
Người thay đổi nhiều loại thuốc điều trị, mắc bệnh tim mạch hoặc bị chấn thương…
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hoang tưởng ở người già
Bệnh hoang tưởng có nhiều triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì người bệnh thường có những triệu chứng như bị ảo mộng, suy giảm trí nhớ, thị lực, thường xuyên mê sảng, đau nửa đầu,… Bên cạnh đó, người bệnh còn chán ăn, mất ngủ, sinh hoạt thất thường, lười di chuyển hoạt động,…
Ở mức độ nặng hơn, người cao tuổi sẽ dễ có những hành động khác thường, rối loạn hành vi những điều không có thật như cảm giác có người đằng sau mình, có cảm giác bị rượt đuổi, bị bắt giết hại hoặc hoang tưởng mình là một người khác. Người hoang tưởng thường đi lại sinh hoạt một mình, ít tiếp xúc với người khác, thường tự nói một mình hay lẩm bẩm về một vấn đề nào đó nhiều lần… Ngoài ra người già còn có thể mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Cách hỗ trợ chữa trị chứng hoang tưởng ở người già
Thông thường bệnh hoang tưởng ở người cao tuổi ít được để ý đến hơn bởi quan niệm “người già thường hay lẩm cẩm”. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn. Chứng hoang tưởng rất khó được phát hiện bởi người bệnh có nhiều biểu hiện phức tạp, bệnh đến bất ngờ, không phụ thuộc vào một quy luật cụ thể nào.
Người hoang tưởng dễ bị kích động, lo lắng, hoảng sợ nên rất nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế người thân không nên để người hoang tưởng cô đơn một mình. Để có thể biết rõ người cao tuổi mắc bệnh này hay không thì cần gặp gỡ, nói chuyện thậm chí đưa người bệnh đến cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh.
Thuốc điều trị bệnh hoang tưởng cũng đã có mặt rất đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên hiệu quả của chúng thường chỉ dừng lại ở mức thuyên giảm chứ rất khó để điều trị dứt điểm vì thế người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Theo congthuong.vn
Mê sảng sau phẫu thuật có thể báo trước nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer
Theo Alzheimers and Dementia, mê sảng sau phẫu thuật là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở người lớn tuổi trong quá trình can thiệp phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc mê. Biến chứng này cũng liên quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Biến chứng mê sảng sau phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật trên khớp hông liên quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh Alzheimer - Ảnh: Getty Images
Các nhà khoa học Mỹ từ Trung tâm y tế Beth Israel ở Boston đã tiến hành một nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ di truyền đối với bệnh Alzheimer, có thể gián tiếp ảnh hưởng đến nguy cơ mê sảng sau phẫu thuật ở bệnh nhân. Bằng cách kiểm tra những người lớn tuổi không có triệu chứng sa sút trí tuệ đã trải qua phẫu thuật, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những bệnh nhân có một số biến thể di truyền cho thấy các triệu chứng mê sảng hơn nhiều.
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào gien APOE, mã hóa apolipoprotein E, một loại protein tham gia vào chuyển hóa lipid trong máu và chuyển hóa cholesterol trong não. Những bệnh nhân bị mê sảng rõ rệt nhất là có phiên bản gien đột biến, được các nhà khoa học chỉ định là APOE-4 - yếu tố nguy cơ di truyền mạnh nhất đã biết khiến phát triển bệnh Alzheimer ở giai đoạn muộn.
Các tác giả của công trình nghiên cứu cho rằng biến thể gien APOE có thể gián tiếp ảnh hưởng đến biểu hiện của mê sảng, thay đổi phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm. Sự gia tăng nồng độ protein phản ứng C (C-reactive protein) trong máu của những bệnh nhân này, chỉ số lâm sàng chính của quá trình viêm cùng với tốc độ máu lắng, chứng tỏ điều đó.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian mê sảng sau phẫu thuật ở 560 bệnh nhân được phẫu thuật từ 70 tuổi trở lên. Phân tích các mẫu máu được lấy trước khi phẫu thuật, ngay sau đó và 2 ngày sau và một tháng sau phẫu thuật cho thấy người mang biến thể APOE-4 có protein phản ứng C (C-reactive protein) cao đều có nguy cơ bị mê sảng sau phẫu thuật. Trong số những người mang các biến thể gien APOE khác, không có mối liên hệ nào như vậy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy APOE-4 có thể là một chỉ dấu cho thấy não dễ bị tổn thương - Sarininnapha M.Vasunilashorn, tác giả chính của công trình nghiên cứu khẳng định. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bác sĩ ngăn ngừa mê sảng sau phẫu thuật và dự đoán các tác động nhận thức tiêu cực lâu dài ở những bệnh nhân có biến thể di truyền này.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi - Bệnh không thể coi thường Rối loạn tâm thần người cao tuổi (NCT) gồm các nhóm các bệnh và hội chứng khởi phát trước tuổi già (50-60 tuổi) hoặc tuổi già (sau 65 tuổi), căn nguyên và cơ chế sinh bệnh chưa rõ hoàn toàn. Rối loạn tâm thần ở NCT khiến việc chăm sóc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, việc phát hiện sớm các biểu hiện...