Bệnh ho kéo dài dai dẳng sẽ chấm dứt nếu biết điều trị đúng cách
Ho có thể không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh.
BỆNH HO LÀ GÌ?
Ho hay còn được gọi ho gà thực chất là một hành động tự nguyện hoặc không tự nguyên để làm sạch cổ họng và đường hít thở khỏi bụi bẩn, vi khuẩn hoặc các chất lỏng, nhầy. Ho có thể được thực hiện một cách cố ý hoặc là một phần của phản xạ. Mặc dù ho có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng thông thường ho sẽ tự khỏi mà không cần sự trợ giúp của thuốc.
Ho có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Hít vào;
- Áp lực tăng ở họng và phổi, dây thanh quản đóng lại;
- Một sự bùng nổ của không khí khi dây thanh quản mở, tạo âm thanh đặc trưng khi ho.
Nếu ai đó ho nhiều, nó có thể là một dấu hiệu bệnh. Ho nhiều có thể là do bệnh truyền nhiễm như cảm, nhưng cũng có những nguyên nhân không phải do lây nhiễm.
NGUYÊN NHÂN GÂY HO
Phần lớn ho là do virus gây ra và có thể khỏi mà không cần điều trị.
Nguyên nhân của ho cấp tính:
- Cúm hoặc cảm lạnh;
- Phổi bị nhiễm trùng;
- Viêm phế quản hoặc viêm phổi;
- Ho cấp tính cũng có thể do dị ứng thời tiết.
Nguyên nhân gây ho mãn tính:
- Hút thuốc lá;
- Chất nhầy chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi (hội chứng chảy dịch sau mũi);
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
- Hen suyễn.
Ho mãn tính ở trẻ em thường do hen suyễn gây ra, nhưng cũng có thể là do một số tình trạng như chảy nước mũi sau hoặc bệnh GERD. Các trường hợp thường gặp của ho mãn tính ở người lớn thường do đã mắc bệnh lao, nhiễm nấm phổi và ung thư phổi.
KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
Video đang HOT
Nếu ho vẫn tiếp tục tồn tại trong 3 tuần mà không cải thiện, thì nên đến bác sĩ. Hầu như sẽ không có nguyên nhân nào gây ho nghiêm trọng, nhưng trong một số ít trường hợp, ho lâu dài có thể là một dấu hiệu của bệnh cần điều trị, chẳng hạn như ung thư phổi hay suy tim.
Một số lý do khác để tìm tư vấn y tế bao gồm:
- Ho ngày càng tồi tệ hơn;
- Có sưng hoặc cục u ở vùng cổ;
- Giảm cân đột ngột;
- Khó nuốt;
- Thay đổi trong âm thanh của giọng nói;
- Ho ra máu;
- Khó thở và tức ngưc;
- Sốt nặng không có dấu hiệu giảm.
ĐIỀU TRỊ BỆNH HO
Cách tốt nhất để điều trị ho do nhiễm virut gây ra là để cho hệ thống miễn dịch tự đối phó với nó.
Codeine, dextromethorphan, và các thuốc chống ho khác thường được sử dụng để chữa ho. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về thuốc ho và liệu chúng có thể làm giảm triệu chứng bao nhiêu phần.
Điều trị tại nhà:
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) của Anh, hỗn hợp tự pha từ mật ong và chanh có thể chữa bệnh ho, và lành hơn hầu hết các sản phẩm không cần kê toa bán tại hiệu thuốc.
Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm làm cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn nhưng nói chung khó có thể làm giảm thời gian ho.
- Mật ong: có khả năng che phủ cổ họng, làm giảm kích ứng và có thể ho ít đi.
- Thuốc ho: một số có thể giảm các triệu chứng như sốt hoặc nghẹt mũi. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục rằng các loại thuốc ho có hiệu quả trong việc làm ho dừng nhanh hơn.
Đối với trẻ nhỏ, nên tham khảo bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc ho ở hiệu thuốc. Một số thành phần trong thuốc ho, chẳng hạn như codeine, có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
- Thuốc chống ho: những thuốc này sẽ ngăn chặn phản xạ ho và thường chỉ được kê đơn khi ho khan. Ví dụ như pholcodine, dextromethorphan, và thuốc kháng histamine.
- Thuốc Expectorant: có tác dụng điều trị viêm phế quản co thắt và tiết nhầy do hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng, giãn phế quản và các bệnh lý liên quan khác.
ĐỀ PHÒNG BỆNH HO
Bệnh ho có thể phòng ngừa thông qua lối sống, sinh hoạt hàng ngày như:
- Hạn chế hút thuốc lá;
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ;
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn;
- Trời nóng không nên uống nước lạnh quá nhiều.
Ngoài ra duy trì một giờ giấc sinh hoạt điều độ, ăn uống đảm bảo để có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Thảo Phương
Dịch từ medicalnewstoday
Khám phá
Kỳ lạ cách trị ho bằng quả cam nướng
Mưa nắng thất thường làm nhiều người mắc bệnh ho. Kỳ lạ là quả cam nướng lại chữa được ho, nhưng một số người lại không thể dùng.
Mùa này nhiều chứng ho
Theo lương y Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), giao mùa ngày nóng - đêm lạnh rất dễ bị ho khan, không đờm, không sốt nhưng dai dẳng... gây mệt mỏi, khó chịu và phiền toái khi giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Các chứng ho thường xảy ra về đêm, gần sáng, gây khó ngủ, mệt mỏi, mất sức.
Chứng ho kéo dài, đôi khi ho khan, ho không đờm, đau rát họng, không sốt dễ xảy ra ở những người có cơ địa dễ bị kích ứng khi thay đổi của thời tiết, do lạnh...
Ho do nhiễm trùng đường hô hấp hay gặp sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường, đã dùng thuốc kháng sinh mà vẫn không khỏi, để lâu sẽ dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai thậm chí có nguy cơ mắc bệnh ung thư họng.
Các lương y hướng dẫn cách sau trị ho đơn giản, hiệu quả làm giảm những cơn ho gắt, dứt ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng (và cả viêm phế quản)... do thời tiết thay đổi.
Trị ho có đờm đơn giản bằng quả cam nướng
Cam nướng là bài thuốc chữa ho an toàn xưa nay có tác dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Trong vỏ và ruột cam có những chất trị các chứng bệnh về đường hô hấp như làm long đờm, chữa trị bệnh ho, cảm cúm... Khi nướng lên, các chất này phát huy được hết công dụng, ấm nóng, dễ ăn và làm dịu được các cơn ho đau rát cổ họng.
Ảnh minh họa.
Cách 1:
Chọn một quả cam ngọt (loại cam đường, không dùng cam nhập khẩu, cam Tàu vì không hiệu quả bằng cam ta).
Ngâm quả cam vào nước muối 20 phút để diệt khuẩn, bụi bẩn, hóa chất (nếu có) bên ngoài vỏ cam.
Quả cam nướng trực tiếp trên lửa than (hoặc bếp gas đun nhỏ lửa). Cần liên tục lật quả cam để vỏ cam không bị cháy.
Nướng khoảng 10 phút là được.
Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ bóc vỏ. Độ nóng trong ruột cam lúc này vừa đủ.
Vỏ cam nướng ép lấy nước cho trẻ em uống.
Người lớn thì nên ăn nguyên múi cam nướng càng tốt.
Cách này giúp trị chứng ho có đờm giảm rất nhanh mà không cần dùng thuốc.
Nên dùng cam vàng để chữa ho.
Cách 2:
Chữa ho cấp tốc bằng cam nướng
Nên chọn những quả cam tươi, vỏ vàng rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút. Vớt cam ra và để ráo nước.
Cắt phần chóp của quả cam, bỏ 1 thìa café muối vào trong quả cam sau đó đậy phần vỏ vừa cắt lên chóp.
Để có hiệu quả chữa ho tốt nhất cần nướng quả cam trong lò vi sóng 10 - 15 phút thì lấy ra. Lúc này quả cam chín mùi rất thơm, dễ bóc, dễ ăn và cần ăn ngay cả vỏ cam, tép cam khi còn nóng ấm
Người lớn, mỗi ngày nên ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 quả cam.
Trẻ em có thể ăn 1/2 - 1/3 quả cam, ngày 2 lần. Trẻ chưa nhai được vỏ và tép cam thì nên cho trẻ uống nước cam nướng sẽ giảm thiểu các cơn ho, trị đau rát cổ họng.
Cách 3:
Vỏ cam rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, đem nướng trên bếp, ăn khi còn nóng.
Nếu ho nặng có thể ăn 2-3 vỏ cam nướng sẽ ấm cổ, tốt họng, tiêu đờm, dứt cơn ho đêm.
Ai không nên sử dụng cam nướng trị ho
Một số đối tượng không nên sử dụng cam nướng để chữa ho- Người mới phẫu thuật.
- Người bị bệnh viêm xoang, viêm tai giữa.
- Người bị mắc chứng đau dạ dày.
- Người đang đói, người sắp đi ngủ không nên sử dụng cam nướng, vì sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng cam nướng.
Lưu ý khi sử dụng cam nướng - Nên chọn cam tươi, vỏ chín vàng đều, không ngâm hóa chất bởi phải sử dụng cả phần vỏ cam. - Nướng cam phải chín đều, nếu cam chưa chín thì hiệu quả trị ho sẽ bị giảm sút.
Theo Ngọc Hà
Gia đình và xã hội
2 bài thuốc trị ho hiệu quả từ tỏi giúp bạn tránh xa kháng sinh Đối với người dân nước ta là một loại cây vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về công dụng của tỏi. Nhất là công dụng trị ho của tỏi. Tác dụng trị ho của tỏi Trước khi đi vào tìm hiểu mẹo chữa ho bằng tỏi chúng ta cùng lí giải tác dụng chữa ho của tỏi...