Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?
Bệnh hen ở trẻ gây triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập và giấc ngủ của trẻ.
Nếu bệnh không được kiểm soát có thể gây cơn hen cấp nguy hiểm, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện.
Lý do khiến trẻ bị hen
Nhiều người cho rằng nếu trẻ bị ho và sổ mũi lâu ngày sẽ dẫn đến hen. Điều này là sai và phản khoa học. Ngược lại, ở trẻ bị ho kéo dài hoặc trẻ viêm mũi dị ứng thì cần được bác sĩ kiểm tra xem nguyên nhân của triệu chứng đó là do hen hay do bệnh lý khác. Nghĩa là ho kéo dài không dẫn tới hen.
Hen là một bệnh lý đa yếu tố, là do sự tương tác giữa cơ địa của bệnh nhân (di truyền, dị ứng, rối loạn miễn dịch) với yếu tố môi trường (khói thuốc, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng, dị nguyên) và thời gian tương tác giữa các yếu tố này.
Có thể tiên lượng trẻ bị hen dựa vào chỉ số tiên đoán hen gồm các yếu tố: Chàm da, cha mẹ bị hen, trẻ bị dị ứng với dị nguyên hô hấp, dị ứng sữa, trứng, viêm mũi dị ứng và khò khè không liên quan đến cảm lạnh.
Biểu hiện gợi ý khi trẻ bị hen
Trên thực tế khi thời tiết nắng mưa thất thường sẽ khiến nhiều trẻ bị hen phải nhập viện thăm khám với các biểu hiện hen cấp, trẻ chưa có tiền căn hen cũng thở khò khè, ho có đờm, sổ mũi. Vậy khi trẻ bị hen sẽ có những biểu hiện gì? Các triệu chứng của cơn hen có thể bao gồm ho, khò khè, nặng ngực, khó thở…
Để chẩn đoán được bệnh hen thì cần kết hợp 2 yếu tố quan trọng là triệu chứng và gợi ý
Trẻ bị hen (khò khè tái lại, tiền căn gia đình, tiền căn dị ứng…) Xét nghiệm nhằm xác định sự tắc nghẽn luồng khí thở ra: Đo chức năng hô hấp.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ khó hợp tác và xét nghiệm không có sẵn ở tất cả cơ sở y tế. Vì vậy, ở trẻ
Trẻ khò khè tái đi tái lại (> 3 lần ở trẻ 2 lần ở trẻ> 12 tháng) và khò khè được xác nhận bởi bác sĩ.
Video đang HOT
Khò khè đáp ứng với điều trị hen (phun khí dung với Salbutamol).
Tiền căn hen gia đình hoặc yếu tố khởi phát cơn giống nhau ở các cơn.
Khò khè không do các nguyên nhân khác. Điều này phải được bác sĩ khám, hỏi bệnh thật kĩ và thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Bệnh hen suyễn gây ra những triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập, vận động và giấc ngủ của trẻ.
Khò khè chỉ sự tắc nghẽn của phần đường thở trong lồng ngực, xảy ra khi có viêm đường thở dưới, hoặc tắc nghẽn do đờm… Khi trẻ khò khè, ta sẽ thấy trẻ khó khăn khi thở ra, nếu khò khè nặng sẽ nghe tiếng “khè” khi trẻ thở ra, nặng hơn nữa là tiếng rít cả khi trẻ hít vào và thở ra.
Cần phân biệt với tiếng thở lớn ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi họng, là do đờm nhớt ứ đọng ở vùng mũi họng, tạo ra tiếng “rột rột” hoặc “khụt khịt” rất lớn tiếng khi trẻ hít thở mà không hề gây khó thở thực sự “bởi vì trẻ có thể há miệng để thở”.
Vậy, có thể nói hen là một bệnh lý viêm đường thở mạn tính, gây ra triệu chứng khò khè khi vào cơn cấp.
Cần làm gì khi trẻ bị lên cơn hen?
Khi bị lên cơn hen thì trẻ sẽ thở mệt, khó thở hoặc ho nhiều liên tục, nặng ngực, thở nhanh.
Nếu trẻ đã được chẩn đoán hen trước đó, có các triệu chứng nghi ngờ trẻ vào cơn hen cấp, phụ huynh cần cho trẻ thở khí dung hoặc hít thuốc qua bình xịt định liều với thuốc Salbutamol (bình thuốc màu xanh dương) theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau đó cho trẻ đến khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc Salbutamol để phun khí dung khi thấy trẻ bị khò khè, hoặc khi trẻ ho nhiều chưa rõ nguyên nhân.
Để bệnh hen không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, cha mẹ cần xác định và tránh các tác nhân gây cơn hen cấp.
Cha mẹ cần ghi lại nhật kí hen suyễn (số lần lên cơn, thời gian lên cơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ như thế nào) từ đó có cơ sở dữ liệu trao đổi với bác sĩ, để bác sĩ đề ra kế hoạch hành động hợp lý nhất. Hiểu cách thức và thời điểm sử dụng thuốc điều trị bệnh hen suyễn. Đảm bảo kỹ thuật sử dụng đúng.
Cha mẹ không tự ý ngưng các thuốc dự phòng khi thấy diễn tiến bệnh ở trẻ tốt lên. Không dùng thuốc theo mách bảo, nhất là uống thuốc nam, thuốc bắc để điều trị hen… tránh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Cải xanh - cây rau, cây thuốc chữa bệnh
Rau cải xanh vẫn thường được chế biến thành món canh, món luộc... trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt đã được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Rau cải xanh tên gọi khác là rau cải bẹ xanh, cải canh, cải cay. Tên khoa học là Brassica Juncea (L.). Họ cải Brassicaceae. Cải xanh dạng cây thân thảo, hoàn toàn nhẵn, cao 40-60cm, rễ trụ ít phân nhánh, lá mọc từ gốc hình trái xoan tù, hơi khía răng, không đều, cuống lá có cạnh với 1-2 đôi tai nhỏ. Hạt hình cầu màu đen.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá và hạt cải xanh.
Lá có tác dụng lợi tiểu. Hạt cải xanh vị cay, tính ấm, tác dụng thông khiếu an thần, tiêu đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Quy kinh phế, thận.
1. Bài thuốc từ cải xanh
- Viêm khí quản , ho, khàn tiếng: Lấy hạt cải xanh 4g, hạt củ cải 4g, sao thơm, cho vào nấu với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 1/3. Uống chia 3 lần sáng- trưa- chiều trong 7-10 ngày.
- Chữa ho, trừ đờm, khò khè : 4g hạt rau cải xanh, 12g hạt tía tô, 10g trần bì. Đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần/ngày, uống 10-15 ngày.
- Chữa đau xương khớp : Chuẩn bị 15g hạt cải xanh, một ít bột mì. Đem giã nát hạt cải xanh rồi trộn chung với bột mì làm thuốc đắp vào vị trí đau ngày 1 lần trong khoảng 30 phút, từ 7-10 ngày.
Hạt rau cải xanh được sử dụng chữa ho, viêm khí quản...
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Rau cải xanh có tác dụng thải acid uric ra bên ngoài. Với những người bị gout nên nấu canh rau cải xanh, ăn cả rau và nước giúp điều trị phòng ngừa gout hiệu quả.
- Chữa mụn nhọt : Lấy củ hành ta, hạt cải xanh 20g mỗi thứ. Hành củ lột vỏ giã nát. Hạt cải tán bột mịn. Trộn hai nguyên liệu với nhau, đắp lên chỗ mụn nhọt (chỉ dùng khi mụn chưa vỡ, không bị nhiễm trùng) ngày đắp 1 lần đến khi mụn lặn.
- Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, phù thũng, tiểu khó , nước tiểu đục: 1kg ngao tươi, 300g cải xanh, 1 nhánh gừng, 1 củ hành tím, 1 vài tép tỏi, gia vị vừa đủ.
Chế biến: Rửa sạch ngao rồi luộc, gừng thái lát. Tách vỏ ngao, nặn bỏ ruột ngao, rửa sạch rau cải xanh thái khúc cho vào nấu cùng với nước ngao, bỏ ngao và cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 2 lần sáng - chiều, trong 7-10 ngày.
Rau cải xanh dùng làm món ăn, vị thuốc chữa bệnh.
- Trị đau đầu, sổ mũi, buồn nôn, ăn không tiêu , đau nhức xương khớp do phong thấp: Hạt cải xanh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành bột uống, ngày uống 2 lần sáng- chiều, trong 5-7 ngày.
2. Lưu ý khi dùng cải xanh
Bệnh nhân suy giáp không dùng cải xanh.
Trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên ăn cải xanh sống.
Không dùng cho trường hợp dị ứng với cải xanh.
Những người bị suy thận, đang dùng thuốc chống đông không nên dùng cải xanh.
Phải chọn rai cải xanh còn tươi, không bị giập nát, hư hỏng, chế biến sạch sẽ tránh ký sinh trùng, giun sán.
7 bệnh liên quan đến hen suyễn Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn... Dưới đây là bảy bệnh thường liên quan đến bệnh hen suyễn : 1. Viêm mũi...