Bệnh hay gặp ở người làm báo
Nhà báo được người ngoại đạo nhìn nhận như những người ăn sung mặc sướng, quần là áo lượt.
Tuy nhiên, nghề báo cũng như nhiều ngành nghề khác, đều có tính lao động đặc thù. Họ cũng giống như những người làm các công việc khác, cũng không nằm trong diện “free” bệnh tật. Và sức khỏe của họ thường bị các bệnh sau gõ cửa hỏi thăm.
Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng bệnh lý hay gặp nhất ở những người làm báo. Đây là rối loạn bệnh lý, trong đó ống cổ tay bị viêm vô khuẩn, sưng, đau và giảm vận động. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay không phải là do nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào, mà chính là do tình trạng lao động cố định ở cổ tay gây ra.
Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng bệnh lý hay gặp nhất ở người làm báo do tình trạng lao động cố định ở cổ tay gây ra. Ảnh: SKDS.
Cổ tay của bạn có chức năng để vận động. Sự vận động bao gồm gấp và duỗi bàn tay, nghiêng phải nghiêng trái bàn tay. Nhưng những người làm báo phải hoạt động viết lách nhiều. Ở mức độ hiện đại hơn, họ dùng máy tính gõ chữ nhiều. Việc viết và gõ gần như là công việc chính họ phải làm hằng ngày để thiết kế bản thảo.
Điều này đã dẫn tới cổ tay giảm vận động. Chúng ở trong một tư thế cứng đơ trong một thời gian dài (từ 2 giờ trở lên). Các mạch máu bị đè ép làm cho khả năng nuôi dưỡng bị thiếu hụt. Chính điều này đã gây ra hội chứng ống cổ tay.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra hội chứng này bằng nhóm triệu chứng: đau mỏi ở cổ tay, tê bì bàn tay, cổ tay có thể có sưng lên một vài ngày sau đó, bàn tay giảm vận động và một cảm giác rất nhức mỏi.
Hội chứng ống cổ tay hay gặp ở những người mới làm báo, do việc gõ máy tính chưa quen nên đã để sai tư thế cổ tay. Việc sai tư thế cổ tay là nguyên nhân chính gây ra hội chứng này. Muốn phòng tránh, có nhiều việc cần làm: gõ máy tính đúng trong tư thế quy định, khi gõ máy tính không đè cả cổ tay vào bàn phím, không gõ máy tính liên tục 2 giờ liền mà không có sự nghỉ ngơi. Nếu phải làm việc nhiều, từ 4 giờ trở lên với máy tính thì cứ mỗi 1 giờ phải nghỉ 10 phút. Trong thời gian nghỉ đó, phải vận động cổ tay.
Khi hội chứng ống cổ tay xuất hiện, phải nghỉ dùng máy tính. Dùng các thuốc chống viêm, giãn cơ đơn thuần trong 3-5 ngày tình trạng sẽ khắc phục được.
Hội chứng vai gáy là tình trạng vai hoặc gáy bị cơ co cứng cục bộ dẫn tới đau nhức vùng vai gáy và làm giảm vận động cổ, vai và gáy về bên đó.
Hội chứng vai gáy là một hội chứng chung gặp ở nhiều người như nhân viên văn phòng, kế toán, người quan sát bán hàng và tất nhiên, có cả nhà báo.
Tại sao những người làm nghề báo dễ mắc hội chứng này? Nguyên nhân là do gõ máy tính nhiều. Vai gáy của bạn sinh ra là để vận động vùng chi trên, vẫn được gọi là tay. Theo đó, tay phải thường xuyên được vận động nhấc lên nhấc xuống, dang sang 2 bên và thu vào. Cứ làm như vậy, vai gáy không bao giờ bị đau.
Video đang HOT
Nhưng trong nghiệp làm báo, nghề không cho phép bạn liên tục dang sang rồi thu vào, đưa lên rồi đưa xuống. Nó buộc bạn phải ngồi im và nhấc cứng 2 vai ở đúng một vị trí. Vị trí đó là vị trí nhấc 2 cẳng tay đủ tầm cao để gõ bàn phím. Vai gáy bị cố định và gần như bị trói chặt. Đồng thời, cơ vùng vai gáy liên tục co để giữ vai cố định.
Sự co cứng này làm chít hẹp mạch máu nuôi dưỡng vùng vai gáy. Khớp thì bị cố định, cơ thì co cứng, mạch máu thì bị chít hẹp, các yếu tố này đã cùng rủ nhau làm cho hội chứng vai gáy xuất hiện ở cánh phóng viên nhà báo.
Làm gì để tránh được hội chứng này? Không có cách nào khác, cần ngồi gõ máy tính đúng tư thế. Ngồi gõ đúng tư thế sẽ không phải gồng vai, cơ sẽ không bị co cứng và hội chứng vai gáy sẽ giảm bớt rõ. Càng ngồi ghế thấp, càng phải gồng lên và hội chứng vai gáy càng sớm đến.
Ngồi đúng tư thế chỉ giải quyết được phần cơ, phần khớp cố định không thể giải quyết được, nên vẫn có thể mắc. Để giảm tiếp nguy cơ, tuyệt đối không gõ bàn phím 4 giờ liên tục, nếu không sẽ “dính” ngay. Tích cực vận động khớp vai và gáy là cách để khỏe re với hội chứng không mấy dễ chịu này.
Là tình trạng biến dạng cột sống, trong đó cột sống bị kéo ra phía trước và vẹo về một bên cố định. Hội chứng này liên quan đến tình trạng biến dạng của cột sống và hoàn toàn do yếu tố nghề nghiệp gây ra.
Tại sao những con người ăn mặc đẹp đẽ, rất có phong cách lại có thể bị gù lưng? Họ có phải cuốc đất, cày ruộng đâu mà bị gù lưng? Ấy thế mà vẫn có. Người lao động chân tay khổ cực và nhóm người làm báo đều có chung một “con đường tới thành Roma” mang tên lưng gù.
Người lao động chân tay khổ cực bị gù lưng là do thiếu canxi dẫn tới xương nhanh chóng bị thoái hóa và gù vẹo. Còn nhóm người làm báo phải ngồi trước máy tính hằng giờ, có xu thế cúi người ra phía trước, mặt sát màn hình, tìm kiếm, đọc ghi… dẫn tới cột sống bị cúi ngả ra trước.
Những người làm việc máy tính sai tư thế còn phải cúi nhiều hơn. Mỗi ngày 6-8 tiếng cúi, 6-8 tiếng ngả người, lại thêm vào gia vị vẹo xiên xẹo bên trái hoặc bên phải, lâu dần thành quen và cột sống bị biến dạng trong tư thế cúi ra trước và vẹo về một bên.
Biến chứng này cũng do tư thế lao động cố định gây ra, hay gặp ở nhóm biên dịch, nhất là những phóng viên ở nhóm bản tin, tin tức quốc tế, biên tập viên và thiết kế đồ họa.
Để tránh hội chứng này, chỉ còn duy nhất 3 phương pháp: lao động đúng tư thế, nghỉ ngơi hợp lý và bù đủ canxi. Ngồi thế nào cho đúng và nghỉ thế nào cho chuẩn, trong bài này, chúng tôi không có điều kiện trình bày hết.
Chúng tôi chỉ khuyên ngắn gọn, cứ mỗi 30 phút phải đánh thức não bộ một lần và chú ý xem mình có đang cúi ngả quá không. Nếu có, chỉnh ngay về tư thế thẳng và tiếp tục làm việc.
Cứ mỗi 2 giờ làm việc phải có 10 phút nghỉ ngơi. Khi lấy đồ đạc, phải quay cả người và đứng dậy đi lấy. Đừng chỉ quay lưng và với tay, sẽ càng gù thêm nếu cố tình làm thế cho tiện.
Bệnh trĩ
Đối với người làm nghề báo, mắc bệnh trĩ chủ yếu do điều kiện làm việc quá tĩnh tại gây ra.
Với những biên tập viên, biên dịch viên… ngồi nhiều, máu lưu thông kém, bị ứ, thành tĩnh mạch bị yếu và càng bị giãn. Càng ngồi nhiều thì nhu động ruột càng giảm, phân càng bị tích trữ và càng bị táo. Những yếu tố này đã làm tình trạng trĩ xuất hiện nhanh hơn và mức độ nặng hơn.
Các biên tập viên muốn giảm được tình trạng này thì cần giảm tĩnh tại. Đừng ngồi lì 8 tiếng trong 1 ngày. Hãy đứng lên, vận động phù hợp, dù chỉ là di chuyển chỗ ngồi hoặc đi lấy 1 tập tài liệu. Tích cực ăn rau, tích cực uống nước, giảm rượu bia, cà phê, chè. Mỗi ngày tích cực một chút, sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Tai nạn nghề nghiệp
Nhóm người làm báo rất đa dạng trong tác nghiệp. Có những người chuyên phải làm việc trong phòng ốc, tòa nhà, có những người chuyên phải làm việc ngoài đường. Họ là những phóng viên thực tế, phóng viên hiện trường. Họ sẽ phải đối mặt với mọi loại nguy cơ từ môi trường.
Cho dù họ không phải vác lên vai những gánh nặng lên tới hàng chục kilogam, họ không phải đội lên đầu những vật thể nặng hàng yến, nhưng họ vẫn phải chịu đựng các yếu tố nguy cơ tai hại trong quá trình tác nghiệp. Và tai nạn nghề nghiệp là không thể tránh khỏi.
Tai nạn nghề nghiệp mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là các tai nạn, thương tích, chấn thương, vết thương có ảnh hưởng đến sức khỏe của phóng viên, xuất hiện do quá trình tác nghiệp gây ra.
Một phóng viên hiện trường về chiến trường nơi xảy ra các cuộc xung đột hoàn toàn có thể bị một mũi tên lạc hướng đâm vào tay. Một phóng viên hiện trường bão lũ hoàn toàn có thể một hòn đá lớn rơi lăn vào chân do núi sạt lở. Một phóng viên ghi hình một vụ ẩu đả có thể bị người trong cuộc tặng cho một cái bạt tai do sự nóng giận thiếu kiềm chế. Những tình huống này đã được đoán trước nhưng vẫn không thể tránh khỏi.
Vậy để tránh rủi ro và khắc phục nhanh hậu quả, không có cách nào khác, phóng viên phải tự lượng giá mức độ tai hại và có biện pháp phòng vệ thích đáng. Khi đi hiện trường, có nhiều thứ họ phải mang theo, nhưng chúng tôi khuyên, họ cần mang theo 4 thứ cần thiết cho tính mạng cá nhân: bông gạc cầm máu, băng cuộn để buộc vết thương, vài lọ ôxy già để rửa vết thương và lọ cồn iốt để sát khuẩn vết thương nếu chẳng may xảy ra. Ghi hình hiện trường, chép bài hiện trường và chính họ phải tự xử lý ngay cho họ vết thương tại hiện trường, tức là đã bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Theo BS. Yên Lâm Phúc/Sức Khoẻ Và Đời Sống
Bệnh tật khiến trùm phát xít Hitler kiệt quệ tới mức nào?
Trùm phát xít Hitler mắc một số bệnh tật những năm cuối Chiến tranh thế giới 2 nên đã đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến thất bại.
Các tài liệu cho thấy trùm phát xít Hitler mắc chứng đầy hơi nên thường xuyên "xì hơi". Để kiểm soát chứng đầy hơi, Hitler đã được các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc cũng như thay đổi chế độ ăn uống.
Theo đó, trùm phát xít Đức Adolf Hitler phải uống 28 loại thuốc để kiểm soát chứng đầy hơi. Một trong số 28 loại thuốc đó chứa hóa chất độc nên Hitler mắc thêm bệnh ở gan và dạ dày.
Theodore Morrell - một trong những bác sĩ riêng của trùm phát xít Đức từng tiết lộ rằng, Hitler phải tiêm một hợp chất được chiết xuất từ túi tinh, tinh hoàn và tuyến tiền liệt của bò.
Bác sĩ Morrell tin rằng trùm phát xít Adolf Hitler đã quan hệ tình dục với Eva Braun mặc dù trùm phát xít không mấy mặn mà với chuyện giường chiếu. Bởi lẽ, Hitler và Eva Braun thường xuyên ngủ ở hai giường riêng biệt.
Chưa dừng lại ở đó, báo cáo bệnh án của Hitler còn cho thấy trùm phát xít Đức quốc xã này còn hít bột cocain để thông mũi, chữa viêm xoang và làm dịu cổ họng. Hitler đã sử dụng các chất kích thích và cocaine hàng ngày. Chính những loại thuốc này đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe của y.
Bắt đầu từ năm 1940, mỗi ngày Hitler uống ít nhất 20 loại thuốc. Theo đó, những triệu chứng mà Hitler gặp phải bao gồm: mê sảng, ảo giác và hoang tưởng.
Chính vì vậy, bệnh tình của Hitler ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Những bệnh tật này có thể giải thích vì sao Hitler thường hay thay đổi tâm trạng đột ngột, có những hành động kỳ quặc trong các cuộc họp hay phát biểu trước công chúng trong những năm cuối trước khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc.
Trong cuốn sách có tên "Der totale Rausch: Drogen im Dritten Reich" (tạm dịch: Hoàn toàn phấn chấn: Ma túy thời phát xít Đức), tác giả Norman Ohler cho biết trùm phát xít Adolf Hitler nghiện ma túy kể từ khi Theodor Morell trở thành bác sĩ riêng cho nhà độc tài này vào năm 1936. Morell đã tiêm chích những liều methamphetamine hay còn gọi là ma túy đá cho Hitler từ năm 1941 - 1945.
Trong những ngày cuối đời sống trong boongke dưới lòng thủ đô Berlin, Hitler đã tiêm 9 liều Vitamultin. Đây là một loại thuốc có chứa methamphetamine, có tác dụng giảm căng thẳng.
Chính vì mắc phải quá nhiều bệnh tật cộng thêm sử dụng vô số loại thuốc với liều lượng lớn khiến khả năng phán đoán, lãnh đạo của Hitler bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó. Cũng vì thế mà Hitler đưa ra những quyết định chậm trễ hay lựa chọn sai lầm như việc quyết định tấn công Liên Xô nhưng thất bại nhục nhã. Từ đó, Hitler đẩy Đức quốc xã đến bờ diệt vong và tự sát năm 1945 khi quân đội phát xít Đức bại trận ở mọi mặt trận.
Theo_Kiến Thức
Chân dung 10 người nổi tiếng kiên cường chiến đấu bệnh tật Vincent van Gough, Stephen Hawking, Nick Vujicic là những người nổi tiếng kiên cường chiến đấu bệnh tật, vượt lên nghịch cảnh trở thành tấm gương sáng chói. Thiên tài hội họa Vincent van Gough là một trong những người nổi tiếng thế giới kiên cường chống chọi lại bệnh tật. Danh họa người Hà Lan này gặp phải vấn đề thần kinh...