Bệnh gút tấn công giới trẻ
Trong số hơn 20.000 bệnh nhân gút được Viện Gút TPHCM tiếp nhận điều trị, có đến gần 40% bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 40, 75% trong số đó vẫn còn đang ở độ tuổi lao động.
Lâu nay, người ta thường cho rằng bệnh gút là “ bệnh của nhà giàu”, chỉ xuất hiện ở những người sau tuổi 30. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh này đang tấn công giới trẻ từ nông thôn đến thành thị.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gút sẽ giảm sút. Ảnh: CHIÊU ANH
Xu hướng trẻ hóa
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vũ Anh (TPHCM) tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân trẻ trong tình trạng nhiều nơi trên cơ thể bốc mùi hôi thối và có dòi do biến chứng hiếm gặp của bệnh gút. Ngoài biểu hiện sốt cao, trụy mạch, suy thận cấp, bệnh nhân còn mang khối u trên trán bị hoại tử nghiêm trọng. Khuỷu tay, khuỷu chân cũng bị lở loét, nhiễm trùng, gây hạn chế vận động. Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đạm của bệnh gút rất hiếm gặp.
Một trường hợp khác là anh Nguyễn Xuân T., 22 tuổi, sinh viên học trọ ở quận Bình Thạnh – TPHCM. Đang là một thanh niên khỏe mạnh bỗng nhiên đầu gối, mắt cá chân của T. bị sưng tấy kèm theo những cơn đau dữ dội và không thể tự đi được. Đến bệnh viện thăm khám, T. được các bác sĩ xác định do nồng độ axít uric trong máu quá cao, biểu hiện mắc bệnh gút.
Thống kê tại các Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), Viện Gút, Nhân dân 115, Trưng Vương… cho thấy số người mắc bệnh gút đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân mắc bệnh gút nhập viện điều trị, trong khi những năm 1990 chỉ có 10 bệnh nhân mỗi năm. Theo TS-BS Lê Anh Thư, Trưởng Khoa Nội cơ – Xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, số người mắc bệnh gút đang tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Video đang HOT
BS Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Viện Gút TPHCM, cho biết bệnh nhân gút đang có xu hướng trẻ hóa. Trong hơn 20.000 bệnh nhân gút đến khám, điều trị tại viện này vài năm trở lại đây, có đến 38% bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 40, 75% bệnh nhân trong số đó vẫn còn đang ở độ tuổi lao động (18-55 tuổi) và hơn 60% bệnh nhân đã chuyển thành gút mãn tính kèm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Đáng lưu ý, bệnh nhân đa phần là nam giới, chiếm đến 96%. Tại phòng khám của viện này trong những ngày qua, nhiều bệnh nhân đến thăm khám có tuổi đời chỉ mới 16-20.
Hậu quả nặng nề
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh gút được xác định là do nồng độ axít uric trong máu cao. Số người mắc bệnh gút tăng là do ngày nay việc sử dụng rượu, bia tăng sử dụng nhiều thức ăn giàu purin (có trong nội tạng động vật, hải sản và những thức ăn nhiều đạm). Khi bị bệnh mãn tính, chất lượng sống của bệnh nhân gút bị giảm sút nghiêm trọng.
BS Nguyễn Thị Hồng Thu cho biết với bệnh nhân gút, hầu hết các khớp biến dạng, vận động rất khó khăn, các khớp đau nhiều vì viêm cấp, chi phí điều trị rất tốn kém. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ về nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành tăng lên ở những người mắc bệnh gút gấp nhiều lần so với người không mắc bệnh. Biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của bệnh gút là suy thận, khiến bệnh nhân có thể bị mất sức lao động do bị thoái hóa các khớp dẫn đến tàn phế.
GS-BS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút (trực thuộc Viện Gút), cho rằng bệnh gút mãn tính một phần do bệnh diễn tiến âm thầm, phần khác là bệnh nhân tự điều trị, tự dùng thuốc không có chỉ định và bỏ cuộc điều trị giữa chừng. Nhiều trường hợp không kiểm soát được chế độ dinh dưỡng và đáng báo động là việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc.
Việc phòng ngừa bệnh gút do ý thức bản thân. Những người có axít uric máu cao nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin, các loại thịt, hải sản, thực phẩm giàu đạm, tránh lạm dụng bia, rượu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực phẩm giàu đạm là thủ phạm làm tăng số lần phát bệnh tức thời cao gấp 5 lần ở những người đang bị gút hành hạ.
Hai cách điều trịTheo PGS-TS Phan Văn Các, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút, hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh này là tây y và kết hợp đông y – tây y. Về tây y, sử dụng những loại thuốc giảm đau, chống viêm và sử dụng thuốc ức chế sản xuất axít uric. Về đông y, sử dụng những biện pháp điều trị toàn diện hơn để chống những suy giảm các chức năng của gan, thận.Những biện pháp đó sẽ giúp hồi phục các chức năng của gan và thận. Sự kết hợp giữa đông y – tây y trong điều trị là phương pháp mới điều trị hiện nay. Trong đó, chỉ sử dụng tối thiểu lượng thuốc tây trong giảm đau, chống viêm vận dụng tối đa năng lực của thuốc nam (đông y) để cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua hoạt động của gan và thận.
Theo NGUYỄN THẠNH (Người lao đông)
Thịt thối đâu mà nhiều thế!
Sáng 19/4, Công an thị xã Thuận An (Bình Dương) kết hợp lực lượng thú y và QLTT địa phương kiểm tra một cơ sở "vô danh" ở khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, phát hiện cơ sở này chứa hơn 8 tấn chân trâu bò và lòng heo thối trong 2 container đông lạnh...
Container chứa hàng tấn chân trâu bò và lòng heo thối bị cơ quan chức năng Bình Dương bắt giữ
Lòng heo, chân bò thối qua mặt thú y
Khám xét container thứ nhất, cơ quan chức năng phát hiện khoảng 900kg lòng heo đang bốc mùi thối nồng nặc. Khui container thứ hai, lực lượng chức năng phát hiện thêm khoảng 4.000 kg lòng heo và khoảng 3.400 kg chân trâu bò cùng 50kg pín bò cũng bốc mùi hôi thối không kém.
Ông Nguyễn Hiệp Hương (quê Hà Nội) cho biết cơ sở ông chuyên thu mua lòng heo ở các chợ đầu mối TPHCM với giá 8.000 đồng/kg, về rửa rồi cho vào container đông lạnh, bán ra Lạng Sơn để xuất qua Trung Quốc làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ sở ông Hương không có giấy phép kinh doanh, việc mua bán lòng heo không có hóa đơn, chứng từ và hàng tấn lòng heo thối này cũng không hề có một mảnh giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Riêng số chân trâu bò thối, ông Hương cho rằng đây là hàng của một người bạn tên Hòa (quê Hải Phòng) gửi vào nhờ trữ lạnh giùm trong thời gian chờ bán. Ông Hương bảo không rõ chân trâu bò này bạn mình bán đi đâu nhưng theo ông, chúng chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi. Theo giấy tờ ông Hương cung cấp cũng như khai báo, 3.400 kg chân trâu bò trên nằm trong số hơn 17 tấn chân trâu bò thối được vận chuyển bằng một xe container từ Hà Nội vào. Giấy kiểm dịch do Chi cục Thú y Hà Nội cấp cho thấy trước khi vào Bình Dương, số hàng này đã được niêm phong chì. Theo quy định, chỉ có lực lượng thú y các địa phương mới được phép tháo niêm chì để xuống hàng hoặc kiểm tra. Tuy nhiên, chiếc xe chở hơn 17 tấn chân trâu bò này đã bị chủ hàng tự ý tháo niêm chì bán hơn 14 tấn ở Nha Trang. Ngoài ra, trên đường từ Hà Nội vào Bình Dương, chiếc xe này cũng không ghé bất kỳ trạm kiểm dịch nào, trong khi theo quy định, qua mỗi tỉnh, hàng phải được thú y kiểm tra, đóng dấu phúc kiểm.
Ông Khiếu Quang Lần, Trạm trưởng Trạm Thú y thị xã Thuận An, cho rằng những vi phạm là rất lớn nên quyết định tiêu hủy hơn 8 tấn chân trâu, lòng heo trên. Chủ hàng phải chịu mọi chi phí tiêu hủy.
Làm rõ trách nhiệm
Nhiều chân trâu bò chứa trong bao tải bị cháy nham nhở, Công an tỉnh Bình Dương nghi ngờ là bị "cướp" lại trong quá trình tiêu hủy ở Đồng Nai
Đáng lưu ý, trong 3.400 kg chân trâu bò thối, có nhiều chân đựng trong các bao tải đã bị cháy nham nhở. Công an thị xã Thuận An nhận định nhiều khả năng số chân trâu bò này đã bị cơ quan chức năng Đồng Nai tiêu hủy hôm 18/4, nhưng bị "cướp" lại.
Cụ thể, sáng 18/4, lực lượng chức năng của tỉnh Đồng Nai phát hiện một xe tải chở khoảng 2,2 tấn chân bò thối lưu thông trên Quốc lộ 1A, đoạn qua TP Biên Hòa. Do toàn bộ số hàng này đã bốc mùi và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm dịch nên đã bị đào hố đốt tiêu hủy. Tuy nhiên, lúc tiêu hủy, chân trâu bò chưa cháy hết thì lực lượng chức năng đã bỏ về. Thừa lúc đó, tài xế xe hàng đã dập lửa, bốc các bao chứa chân trâu bò cho lên xe đưa về cơ sở của ông Hương ở Bình Dương.
Đoàn cán bộ tiêu hủy số chân trâu bò hôm 18/4 gồm 4 người của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai và một cán bộ thú y của Trạm Thú y TP Biên Hòa. Ông Dương Minh Dũng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Chi cục QLTT Đồng Nai và ông Trần Ngọc Sơn, Trạm trưởng Trạm Thú y TP Biên Hòa, cho biết đã yêu cầu các cán bộ trên làm tường trình, sau đó sẽ làm rõ trách nhiệm từng cá nhân để xử lý.
Dễ trở thành thức ăn cho người
Ông Khiếu Quang Lần cho biết tất cả số hàng trên sẽ buộc phải tiêu hủy. Mặc dù người quản lý cơ sở khai hàng thối này chỉ làm thức ăn chăn nuôi nhưng với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, ông Lần lo ngại chúng sẽ được "biến tấu" để thành thực phẩm cho người. "Với kiểu kinh doanh không đăng ký, buôn bán trôi nổi khắp nơi thì chuyện thịt thối này bán ra làm thực phẩm cho người ăn là hoàn toàn có cơ sở", ông Lần nói.
Theo Như Phú
Người lao động
Thu giữ gần 2 tấn nội tạng bốc mùi Sáng 1/3, lực lượng cảnh sát môi trường, Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện tại cơ sở chế biến sản phẩm động vật của bà Nguyễn Thị Á (P. Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu) khoảng 1 tấn nội tạng động vật và 700kg mỡ nước. Nội tạng động vật chủ yếu là nội tạng heo gồm:...