Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi thọ.
Các thể gù vẹo thường gặp:
- Không biết nguyên nhân: Chiếm khoảng 70% số bệnh nhân.
- Bẩm sinh: Hình X-quang cho thấy thừa hay thiếu nửa đốt sống (khoảng 15%).
- Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng (khoảng 10%).
- Xương chậu bị mất thăng bằng, hai chân không dài bằng nhau, khiến cột sống bị cong (khoảng 5%).
Bằng mắt thường, các bậc cha mẹ có thể phát hiện được sự khác thường ở cột sống của con mình (nhìn từ phía sau lưng):
- Cột sống cong, nhẹ thì bị một chỗ, nặng 2-3 chỗ; có thể cong ở ngực, ở thắt lưng hoặc cả hai.
Video đang HOT
- Vai mất thăng bằng, mất đối xứng.
Nếu nghi ngờ, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.
Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.
Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo… thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.
Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:
- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.
- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.
- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.
Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.
Theo dân trí
Trị lõm ngực không khó
Lõm ngực bẩm sinh là biến dạng lồng ngực bẩm sinh do sự phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực bị lõm.
Một số quan điểm cho rằng đây là dị tật có khả năng di truyền trong cùng một gia đình.
Hiện tượng lõm xương ức kéo theo sự phát triển bất thường các sụn sườn lân cận, gây ra hiện tượng đau ngực tại các vị trí này. Qua nhiều năm, người ta nhận thấy một số bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh có bất thường sinh lý.
Lõm ngực nhiều làm bệnh nhân khó thở, hay bị mệt và suy dinh dưỡng. Một số bệnh nhân bị hồi hộp, đánh trống ngực hoặc khó thở khi hoạt động gắng sức. Nhiều bệnh nhân đến khám với lồng ngực bị lép và lõm nhiều, gầy trơ xương và có cả những trường hợp suy giảm trí thông minh do bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân thường có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực do tim bị xoay và bị chèn ép. Những triệu chứng này sẽ mất đi sau phẫu thuật.
Dị tật này có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc ở tuổi dậy thì nếu thầy thuốc cũng như gia đình để ý. Mức độ lõm ngực có thể giữ nguyên như sau khi sinh đến lúc trưởng thành và không tự khỏi. Đa số các trường hợp diễn tiến nặng dần và nặng lên rất nhanh trong giai đoạn dậy thì.
Từ lâu, người ta đã biết đến lõm ngực bẩm sinh nhưng rất lúng túng trong điều trị. Một thời gian khá dài, bệnh nhân được thầy thuốc khuyên nên tập vật lý trị liệu, chế độ ăn giàu chất canxi nhưng đều thất bại. Một số thầy thuốc khác đề ra phương pháp điều trị lõm ngực bẩm sinh bằng phẫu thuật cắt sụn sườn và cắt xương ức, sau đó cố định lại bằng chỉ thép nhưng phần lớn các phẫu thuật này đều phức tạp và nặng nề, khả năng tàn phá lồng ngực lớn mà hiệu quả không cao. Hiện nay, trên thế giới, những phẫu thuật này không được phép thực hiện nữa vì di chứng của nó cho bệnh nhân là rất nặng nề do gây bất sản lồng ngực đưa đến hiện tượng teo ngực, cản trở và gây suy hô hấp nặng.
Từ khi bác sĩ Nuss, phẫu thuật viên nhi khoa tại Bệnh viện King Daughter Children's Hospital ở Florida (Mỹ), tiên phong thực hiện phẫu thuật nâng ngực dựa trên nguyên tắc sử dụng những thanh đỡ bằng kim loại (từ năm 1986 đến 1997, ông báo cáo đã thực hiện trên 42 bệnh nhân), nhiều bệnh viện ở Mỹ và châu Âu đã thực hiện phẫu thuật này.
Ở Việt Nam, phẫu thuật nâng ngực dựa trên nguyên tắc sử dụng những thanh đỡ bằng kim loại đã được các chuyên gia Hàn Quốc chuyển giao cho một số bệnh viện lớn tại TPHCM (như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh...). Tuy mới áp dụng từ năm 2008 đến nay nhưng đã có hàng ngàn bệnh nhân được điều trị với kết quả tốt.
Theo NLĐ
Nhận biết những nguy cơ gây bệnh cúm Cúm là một trong những căn bệnh phổ biến, rất thường gặp trong mùa đông khi thời tiết giá lạnh và ẩm ướt khiến sức đề kháng của hệ miễn dịch suy yếu, không chống đỡ nổi trước sự tấn công của vi-rút, vi khuẩn hiện diện trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cúm....