Bệnh giang mai lây qua đường miệng có những biểu hiện gì?
Bệnh giang mai lây qua đường miệng thường gặp ở người có vấn đề răng miệng (chảy máu nướu, lở miệng, viêm nha chu, trầy xước miệng…).
Xin hỏi bác sĩ,
Hôm trước em đọc báo thấy có chị bị đau, khi đi khám thì bị bệnh giang mai lây qua đường miệng, vậy triệu chứng của bệnh giang mai lây qua đường miệng là như thế nào ạ? (Bình, 23 tuổi – Hải Phòng)
Trả lời:
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn vào cơ thể qua da, niêm mạc bị xây xát thường do tiếp xúc trực tiếp qua giao hợp đường sinh dục, đường hậu môn hay đường miệng (oral sex).
Bệnh giang mai lây qua đường miệng thường gặp ở người có vấn đề răng miệng (chảy máu nướu, lở miệng, viêm nha chu, trầy xước miệng…).
Triệu chứng đầu tiên của bệnh là một nốt loét gọi là “săng” giang mai, xuất hiện sau khi quan hệ tình dục với một người mắc bệnh giang mai (trong khoảng 10-90 ngày). “Săng” giống như một cái mụn hoặc một vết loét mờ, bờ của nốt loét nhẵn nhụi và có cảm giác chắc như sụn, xuất hiện ở vùng sinh dục, đôi khi ở miệng, môi, ở ngón tay hoặc ở hậu môn.
Vết loét thường không đau, chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó tự mất đi nhưng vẫn tiếp tục lan ra toàn thân. Sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như đau bụng, sốt nhẹ hoặc loét ở miệng, sưng khớp hoặc có các triệu chứng ở da và các dấu hiệu sau:
- Rát hoặc mụn khắp cơ thể.
Video đang HOT
- Vết ban nổi hình tròn hoặc bầu dục.
- Rát ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân.
Nếu không được điều trị thích hợp, giang mai có thể xâm lấn gây nên nhiều bệnh cảnh như bệnh tim, liệt, rối loạn tâm thần và dẫn đến tử vong.
Thân ái chào em!
Theo VNE
Làm gì khi bị loét miệng?
Loét miệng là một căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Loét miệng không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Biểu hiện khi bị loét miệng đó là khi ăn, uống rất khó khăn do đau, rát và mệt mỏi nhất là ở người cao tuổi và trẻ em. Theo Đông y thì loét miệng là do nhiệt có nghĩa là cơ thể bị nóng và phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Còn theo Tây y, người ta cho rằng loét miệng có thể còn do virút Herpes hoặc đôi khi còn do virút thủy đậu.
Ở một số trường hợp do thiếu chất hoặc do hấp thu kém, nhất là người cao tuổi và trẻ em, sẽ gây nên thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, acid folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng...Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng. Loét miệng cũng có thể do ăn thức ăn, nước uống nóng quá gây bỏng. Ngoài ra, một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng.
Ảnh minh họa.
Làm gì khi bị loét miệng
PGS.TS. Bùi Mai Hương cho biết, loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại có thể có và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi bị loét miệng nên đi khám bệnh, nhất là người cao tuổi và trẻ em để bác sĩ xác định nguyên nhân trên cơ sở đó có hướng điều trị hữu hiệu hơn. Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau là rất cần thiết nhưng dùng loại gì là công việc của bác sĩ khám bệnh cho người bệnh. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh không nên tự mua thuốc để dùng.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ khi bị loét miệng:|
- Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Nên ăn các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
- Hạn chế ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga.
- Không nên ăn các loại thực phẩm rắn. Thay vào đó, nên chọn thức ăn mềm dễ nhai.
- Nên bổ sung sữa chua, bơ, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác vào chế độ ăn uống của bạn.
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng bàn chải mềm khi đánh răng.
- Bạn có thể nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 3-4 lần mỗi ngày,giúp cho vết loét mau lành.
- Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
- Hạn chế căng thẳng, thư giãn bằng cách tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.
- Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Các loại quả ngăn ngừa loét miệng:
Dưa hấu: Theo Đông y, dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải giải độc, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, đái đường, cao huyết áp.
Lê: Vitamin C trong quả lê giúp tăng cường khả năng đề kháng và chống viêm cho cơ thể. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.
Mơ: Quả mơ có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt, chữa khô miệng do nhiệt. Trong những ngày hè nóng bức, uống nước mơ giúp giúp chống mệt mỏi, giảm mồ hôi và mệt mỏi cho cơ thể.
Táo: Hàm lượng lớn vitamin C trong táo có tác dụng gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, sau bữa ăn tráng miệng bằng bằng táo sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng bởi trong táo có chứa nhiều chất xenlulô giúp làm sạch lợi và ngăn ngừa hình thành mảng bám ở răng.
Hồng: Hồng là loại quả chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus, trong đó có các loại virus gây nên các bệnh răng miệng.
Đào: Ăn đào thường xuyên có thể ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn trong cơ thể, đặc biệt là những vi khuẩn bám trên răng và nướu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ở miệng.
Theo TNO
5 bệnh phụ khoa "viếng thăm" chị em nhiều nhất Có những chị em có điều kiện sống rất tốt nhưng vì thiếu kiến thức chăm sóc bản thân nên vô tình mắc bệnh phụ khoa mà không biết. Chỉ đến khi biết mà đi khám thì bệnh đã trầm trọng hơn. Trước đây người ta cho rằng chỉ những phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn hoặc khâu vệ...