Bệnh Ebola: Toàn cảnh đại dịch khủng khiếp nhất trong 4 thập kỷ
Dịch bệnh Ebola đã nhiều lần bùng phát trong lịch sử nhưng 2014 là năm đại dịch bùng phát khủng khiếp, với số người chết lên tới gần 1.000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Peter Piot là nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra virus Ebola vào những năm 1970. “Lần đầu tiên ở phía Tây châu Phi, chúng tôi đã gặp sự bùng phát của dịch bệnh này”, Peter Piot nói với CNN.
Dịch sốt xuất huyết Ebola lần đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại một ngôi làng ven con sông Ebola ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Cũng chính từ đó, người ta đặt tên dịch bệnh là Ebola. Khi đó, 318 người đã mắc bệnh, trong đó 280 ca tử vong. Dịch bệnh xuất hiện ở Yambuku và lan sang các khu vực xung quanh ở Congo. Cũng trong năm 1976, dịch bệnh bùng phát tại Nzara, Maridi và các khu vực lân cận tại quốc gia Sudan đã khiến 151 người tử vong trong tổng số 284 ca nhiễm bệnh.
Biểu đồ thể hiện dịch bệnh Ebola qua các năm.
Dịch sốt xuất huyết Ebola cũng “tái xuất” tại nhiều quốc gia như Mỹ, Philippines, Italy, Gabon,…nhưng chưa từng vượt qua con số 500 người tử vong. Trong lịch sử từng ghi nhận, số người tử vong do nhiễm virus cao nhất là năm 1976 với 431 người chết. Ngoài ra, năm 1995, dịch bệnh bùng phát tại Zaire (Cộng hòa Dân chủ Congo) khiến 250 người tử vong; năm 2000 – 2001, virus Ebola tấn công Uganda khiến 224 người chết,…Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng bùng phát tại các quốc gia khác vào các thời điểm khác nhau nhưng không gây thương vong nhiều.
Năm 2014, sự bùng phát trở lại và lây lan nhanh chóng của bệnh dịch Ebola đang khiến cả thế giới lo lắng, bởi tỷ lệ tử vong của nó rất cao, từ 60 đến 90%. Dịch bệnh bùng phát từ hồi tháng 2/2014 tại Guinea và sau đó lan sang các quốc gia Tây Phi khác, bao gồm Sierra Leone và Liberia. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh Ebola đã khiến hơn 960 người thiệt mạng. Theo cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, trong tuần này ghi nhận thêm 68 ca nhiễm bệnh mới và 29 người thiệt mạng, nâng tổng số ca mắc bệnh lên tới 1.779.
Video đang HOT
Một số biểu hiện của bệnh Ebola.
Bệnh virus Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họFiloviridae, bộMononegavirales. Những loại virus đó là Bundibugyo virus (BDBV), Ebola virus (EBOV), Sudan virus (SUDV), và virus rừng Ta (TAFV, tên gọi trước đây và tên thường gọi là virus Ebola Bờ Biển Ngà (CIEBOV).
Đối với nhưng ai nhiễm phải virus Ebola, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 21 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người, động vật bị nhiễm bệnh. Hiện chưa có vacxin phòng bệnh hay thuốc đặc trị bệnh Ebola. Do vậy, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…), tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó. Nếu có những biểu hiện nghi nhiễm virus Ebola thì người dân cần đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện kiểm tra.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Cách phòng tránh dịch Ebola gây chết người
Thông tin 7 người Philippines nhiễm virus Ebola gây báo động nguy cơ đại dịch này xâm nhập Việt Nam. Để phòng tránh dịch bệnh Ebola, người dân cần nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn biện pháp an toàn sau.
Trên thế giới chưa có biện pháp điều trị hiệu quả cũng như chưa có vắc xin cho người. Chính vì vậy, người dân cần phải nâng cao nhận thức để bảo vệ bản thân.
Một nạn nhân của dịch bệnh chết người Ebola.
Để giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người:
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởng nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thế: Virus Ebola lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu, nước bọt, chất nhờn, tinh dịch và phân. Vì thế giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách phòng tránh tốt nhất đại dịch này.
Từ nguồn bệnh, virus xâm nhập vào cơ thế, thông qua các vết xước nhỏ hoặc các niêm mạc. Do đó cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.
Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà. Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.
Người dân tránh bay đến những vùng có dịch, đặc biệt là châu Phi.
Nắm vững các triệu chứng bệnh Ebola: Sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
- Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.
Đối với cơ sở y tế
Các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân - bất kể chẩn đoán là gì - ở mọi lúc và mọi nơi. Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.
Nếu nghi ngờ hoặc chắc chắn bệnh nhân nhiễm virrus Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm.
Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).
Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.
Tùng Linh (Tổng hợp)
Theo Người Đưa Tin
Nhiều ngôi làng ở Tây Phi bị xóa sổ hoàn toàn do dịch bệnh Ebola Bác sỹ Eyal Reinich đang có mặt tại trung tâm bùng phát căn bệnh Ebola ở Guinea cho biết dịch tại Tây Phi đang trầm trọng hơn, với nhiều ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn và những xác chết nằm trên đường phố. Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm dịch Ebola tại bệnh viện Donka, Guinea. (Nguồn: AFP/TTXVN) Vị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?

Bài tập giảm cứng khớp cho người mắc Hội chứng volkmann
Có thể bạn quan tâm

Hành trình về nguồn: Khám phá Dinh Độc Lập nhân dịp 50 năm thống nhất
Du lịch
08:16:58 01/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An cố gồng để cất giấu cảm xúc thật trước Nguyên
Phim việt
08:15:43 01/04/2025
Xử lý nghiêm các đối tượng tham gia tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"
Pháp luật
08:13:39 01/04/2025
Kim Soo Hyun làm 1 việc y chang Park Yoo Chun và Jung Jun Young, liệu có đi theo "vết xe đổ"?
Sao châu á
08:03:23 01/04/2025
Phát hiện loài khủng long kỳ lạ với móng vuốt sắc nhọn
Lạ vui
07:55:09 01/04/2025
Căng: Phát hiện 2 nàng hậu Vbiz bỏ theo dõi nhau, màn đáp trả sau đó ngập "mùi drama"
Sao việt
07:53:48 01/04/2025
Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai
Tin nổi bật
07:24:55 01/04/2025
Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
Thế giới
07:16:40 01/04/2025
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
06:26:15 01/04/2025
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
06:14:48 01/04/2025