Bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát tại Nghệ An
Sau thời gian tạm lắng, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát trên địa bàn các huyện: Con Cuông, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay, tại Huyện Thanh Chương, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ở 28/38 xã trên địa bàn huyện, số lợn phải tiêu hủy gần 1.200 con, tổng trọng lượng gần 86.000 kg. Tại huyện Diễn Châu đã có 11 xã dương tính với dịch tả lợn châu Phi với tổng số lợn phải tiêu hủy 158 con.
Ông Phan Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: “Ngoài việc hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện cũng bỏ ngân sách hỗ trợ bằng việc mua vôi bột giao cho các xã, cũng như nhận hóa chất về để tiêu độc khử trùng. Đồng thời, nhắc nhở, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã có hiện tượng tái dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát, đặc biệt lực lượng chuyên môn của huyện cũng đã tích cực cùng với địa phương thường xuyên giám sát”.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát tại Nghệ An.
Nguyên nhân xảy ra dịch tái phát trên địa bàn các huyện ở Nghệ An được xác định, các xã đang có dịch đều là ổ dịch cũ năm 2019 và 2020, mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường chăn nuôi và động vật mẫn cảm. Công tác tiêu độc, khử trùng chưa thường xuyên, liên tục.
Sau Tết Nguyên đán, người dân tái đàn lợn nhưng ít áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không khai báo với chính quyền địa phương… Thời tiết đang diễn biến thất thường, mưa, gió nhiều làm các nguồn nước, phân, chất thải từ các hộ gia đình phát tán ra môi trường, theo các kênh, mương vào ao, hồ, người chăn nuôi dùng để tắm, vệ sinh chuồng trại và cho lợn ăn, uống.
Hà Tĩnh: 25 xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hà Tĩnh, 25 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thị, thành có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra diện rộng tại Hà Tĩnh.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Hà Tĩnh, 25 xã, phường, thị trấn có bệnh dịch chưa qua 21 ngày là: xã Quang Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc, Khánh Vĩnh Yên, Trung Lộc (Can Lộc); xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Hà, Cẩm Vịnh, Cẩm Thịnh, Cẩm Dương, Cẩm Duệ, Cẩm Hưng, Cẩm Mỹ, thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên); phường Hưng Trí, Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh); xã Đức Liên (Vũ Quang); xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh); phường Văn Yên, xã Thạch Bình, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh); xã Sơn Trường, Tân Mỹ Hà (Hương Sơn).
Khu vực chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, lẻ là nơi dễ xẩy ra dịch bệnh vì khó đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch.
DTLCP liên tục bùng phát tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đáp ứng được các yêu cầu phòng dịch, chưa chấp hành đầy đủ công tác phòng dịch... nhất là trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt.
Thời gian tới, dịch bệnh được dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh khuyến cáo, các địa phương tập trung đồng bộ mọi biện pháp theo hướng dẫn của UBND tỉnh để khoanh vùng, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh; siết chặt công tác kiểm tra tại khu vực chăn nuôi, khu giết mổ, hoạt động buôn bán ở chợ dân sinh; không khuyến khích các hộ chăn nuôi trong vùng đã xuất hiện dịch và vùng phụ cận tái đàn trong điều kiện hiện nay.
Các địa phương thực hiện tốt công tác khoanh vùng, dập dịch tại chỗ, tránh để xâm nhiễm diện rộng ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi.
Người chăn nuôi tại các địa phương cần phải quan tâm hơn nữa đến chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, giữ chuồng trại luôn khô thoáng, bổ sung thêm thức ăn chín, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn.
Một nông dân Thái Bình phát tài nhờ 3 con lợn nái sống sót ngoạn mục sau dịch tả châu Phi. May mắn giữ được 3 con lợn nái sau dịch tả lợn châu Phi, đến nay anh Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã nhân giống được đàn lợn gần 200 con. Với việc giá lợn hơi giữ ở mức cao trong thời gian khá dài, anh Mừng đã thu về hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi...