Bệnh đau lưng ở dân văn phòng
Tuy không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thời, nhưng về lâu dài bệnh đau lưng do ngồi lâu ở một vị trí và sai tư thế, ít vận động… sẽ gây nên những tác hại lâu dài cho dân văn phòng. Thậm chí, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Hiện tượng đau lưng do ngồi nhiều không chỉ bắt gặp ở phụ nữ mà xuất hiện ở cả nam giới. Nguyên nhân chủ yếu do ngồi lâu ít vận động, hoặc ngồi sai tư thế. Một số người đã bị thoát vị đĩa đệm do đau lưng kéo dài (TVĐĐ).
Theo các chuyên gia, triệu chứng điển hình của TVĐĐ cột sống thắt lưng là đau vùng thắt lưng, đau và tê lan xuống mông, đùi và cẳng chân, bàn chân,…
Biện pháp giảm đau lưng ở dân văn phòng.
Các chuyên gia cũng khuyên nhân viên văn phòng cần phải ngồi đúng tư thế, điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi phù hợp, thường xuyên thay đổi tư thế, vận động đi lại,… Khi gặp tình trạng đau lưng kéo dài, ảnh hưởng tới sức khoẻ thì người bệnh cần đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng và áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu,… nhằm giúp cột sống chắc khỏe, đẩy lùi tình trạng đau lưng do TVĐĐ.
Ngồi đúng tư thế
Khi ngồi hai chân nên để chạm đất, lưng thẳng. Khoảng 30 – 45 phút cần thay đổi tư thế chân, ngẩng đầu để đột sống cổ vận động hoặc đứng lên đi lại, vận động nhẹ, xoay người để cơ thể, cột sống lưng và mắt được thư giãn.
Ngồi ngửa người ra khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân), chân chạm đất. Tư thế này giảm tải cho cột sống vì phần lớn khối lượng lưng đã dồn vào lưng ghế. Các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn. Không ngồi ôm lấy máy tính, không ngồi gù lưng hay thõng người.
Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho chân để vững chắc trên sàn nhà, đùi song song với mặt đất và bàn chân phải nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể.
Nghỉ ngơi
Cứ sau 2 – 3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút, giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này. Nếu đau lưng quá bạn hãy nằm xuống nghỉ, triệu chứng đau lưng sẽ giảm đi trông thấy.
Video đang HOT
Tập luyện tại chỗ
Cân bằng việc ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động thể dục với ghế ngay tại nơi làm việc.
Chọn giày dép thích hợp
Nếu công việc đòi hỏi bạn luôn phải di chuyển hoặc đứng nhiều thì hãy chọn cho mình đôi giày bệt, thật thoải mái và luôn đứng thẳng, cân bằng 2 chân để máu được lưu thông tốt.
Theo VNE
Cần báo động bệnh đau lưng ở dân văn phòng
Với đặc thù công việc văn phòng là thường xuyên phải ngồi một chỗ, tuy không phải sử dụng quá nhiều sức, nhưng với cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, cộng thêm những ảnh hưởng không tốt của máy điều hoà, máy vi tính...
Hầu hết nhân viên văn phòng thường gặp các triệu chứng như: đau đầu, cơ thể suy nhược, hay mệt mỏi, dễ béo phì, stress và đặc biệt phổ biến nhất là các bệnh về cột sống, khớp và thần kinh tọa.
Thống kê sơ bộ số lượng điều trị một ngày tại Khoa Vật lý trị liệu tại một bệnh viện cho thấy có 39 / 120 trường hợp điều trị liên quan đến thoái hoá cột sống (nguyên nhân chính dẫn đến đau thần kinh toạ). Độ tuổi của các bệnh nhân thường ở mức trung niên nhưng vẫn có trường hợp dưới 35 tuổi bị thoái hoá hoặc biến dạng đường cong sinh lý cột sống do ngồi quá nhiều.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh toạ của dân văn phòng
Tư thế bất thường: Ngồi quá lâu với tư thế không đúng, như ngồi thõng vai xuống sẽ làm còng lưng gây mệt mỏi, tổn thương cơ bắp và dẫn đến đau lưng mãn tính.
Căng cơ lặp đi lặp lại: Thao tác công việc đơn điệu, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao, thời gian nghỉ ngơi ít nên khiến các cơ bắp bị chấn thương, căng cơ quá mức dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.
Ít vận động: Do phải ngồi trong một tư thế nhất định hàng giờ liền, cơ thể không được vận động nên cột sống dễ bị chùn, nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh toạ. Song song đó, việc thiếu vận động hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng sẽ mau chóng dẫn đến tình trạng xương trở nên dòn, xốp và tiến nhanh đến quá trình bị loãng xương cùng các biều hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hoá cột sống.
Những triệu chứng báo động chứng đau lưng, đau thần kinh toạ :
Cảm giác đau nhói các cơ, đau lưng và tê phù chân tay, tình trạng đau mỏi, nhất là đau lưng và đau cơ vai diễn ra khá phổ biến.
Một số biểu hiện khác như ăn uống kém, đau vai, đau thắt lưng dẫn đến sụn đệm cột sống thoái hoá, gây nên bệnh xương cổ, gây chèn ép thần kinh xương cùng, gây tổn thương và đau nhức cho xương cùng, một số bệnh biểu hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống...
Những lời khuyên hữu ích giúp chủ động phòng bệnh
Ngồi đúng tư thế:
Khi ngồi hai chân nên để chạm đất, lưng thẳng. Khoảng 30 - 45 phút cần thay đổi tư thế chân, ngẩng đầu để đột sống cổ vận động hoặc đứng lên đi lại, vận động nhẹ, ưỡn người để cơ thể, cột sống lưng và mắt được thư giãn.
Đặc biệt cần ngồi đúng tư thế : ngồi ngửa người ra khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân), chân chạm đất. Tư thế này giảm tải cho cột sống vì phần lớn khối lượng lưng đã dồn vào lưng ghế. Các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn. Không ngồi ôm lấy máy tính, không ngồi gù lưng hay thõng người.
Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho chân để vững chắc trên sàn nhà, đùi song song với mặt đất và bàn chân phải nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể.
Nghỉ ngơi: Cứ sau 2 -3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút, giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này.
Tập luyện tại chỗ: cân bằng việc ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động thể dục với ghế ngay tại nơi làm việc.
Lời khuyên trong công việc: Xây dựng lối sống năng động trong công việc: năng vận động tại chỗ hoặc đi lại (đi lấy đồ, photo tài liệu, lấy giấy in, nước...trong khu làm việc, đi cầu thang bộ thay cho thang máy khi phải lên xuống vài tầng lầu)
Lời khuyên trong cuộc sống thường ngày:
Lên lịch tập thể dục định kỳ, lựa chọn hình thức thể dục phù hợp với điều kiện sức khoẻ, duy trì tập luyện, tránh bỏ tập.
Hạn chế dần rồi từ bỏ những thói quen có hại: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn vặt, xem phim, chơi game...
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: hạn chế ăn nhiều chất béo, nên chọn ăn thức ăn dạng hấp, luộc thay đổi thói quen ăn mặn, không nên dùng thêm nước chấm khi ăn. Tăng cường ăn thêm rau, củ quả, tăng cường chất xơ cho cơ thể.
Cần ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng
Uống đủ nước để cơ thể duy trì được các hoạt động và giúp thanh lọc cơ thể. Mỗi ngày nên uống 1,5 - 2 lít nước.
Liệu pháp hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đau lưng, đau thần kinh toạ bằng phương pháp Đông Y:
Theo Đông y, ngồi nhiều và ít vận động thì máu huyết lưu thông kém, dễ gây tê bì chân tay, chèn ép dây thần kinh và tắc nghẽn một số mạch máu. Theo nguyên tắc này thì máu huyết không lưu thông chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau (tắc thống).
Việc phòng và điều trị các chứng bệnh về dây thần kinh toạ, cột sống và khớp cần phải biết cách điều trị tận gốc, không nên nhất thời vì muốn sớm khỏi bệnh mà tìm đến những phương pháp điều trị cấp tốc bằng các sản phẩm giảm đau, vì sau một thời gian dài sử dụng có thể gây lờn thuốc hoặc ảnh hưởng đến dạ dày và tim mạch của người sử dụng.
Được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trong y học cổ truyền và y học phương Đông theo nguyên tắc "Thông kinh hoạt lạc, thông tắc bất thống" để điều trị bệnh cho tận gốc, Thakito Trang Minh là kết hợp của hơn 15 loại thảo dược quý ( Xạ hương, trầm hương, Hồng hoa, quy bản, thiên ma, huyết kiệt, nhân sâm, Ô sảo xà...) được kết tinh dưới dạng viên nang dễ uống (ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên) thích hợp với người làm công việc văn phòng vốn đã quá bận rộn và có ít thời gian quan tâm sức khỏe bản thân.
Sử dụng Thakito và kết hợp với một chế độ sống lành mạnh, thể dục điều độ sẽ kích thích chính những cơ năng tự nhiên trong tạng phủ để vận hành chức năng phục hồi sức khỏe và hỗ trợ tốt nhất việc điều trị bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa. Đây mới chính là giải pháp toàn diện và an toàn nhất cho người bệnh trong giai đoạn hiện nay.
Mọi thắc mắc về bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa, hãy gọi tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 8080 hoặc truy cập website: www.thakito.com để biết thêm chi tiết.
(Nguồn: www.thakito.com)
Theo 24h
Khi bệnh phụ khoa "gõ cửa" dân văn phòng Trong cuộc sống, người phụ nữ giữ nhiều vai trò, trách nhiệm khác nhau. Song song đó họ còn phải đối mặt với nỗi lo tuổi tác, sự lão hóa da và các bệnh phụ khoa âm thầm tấn công. Không chỉ những phụ nữ tiếp xúc với môi trường có nguồn nước bị ô nhiễm và giữ gìn vệ sinh kém mới...