Bệnh cúm gây biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao
Bác sĩ Hải cho biết, bệnh cúm dễ biến chứng sang viêm đường hô hấp, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém.
Tính từ tháng 10, đã có 820 trẻ nhập Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em – Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị vì bị cúm nặng. TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, cho biết, những ngày miền Bắc có đợt lạnh tăng cường, trẻ mắc cúm A vào viện nhiều, trong đó có những bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não.
Ảnh minh họa
Trung tâm B ệ nh nhi ệ t đ ớ i tr ẻ em dành riêng nhiều phòng để điều trị bệnh nhân cúm, cách ly với những ca bệnh khác đề phòng lây chéo trong bệnh viện. Những đứa trẻ, nhỏ thì 2 tháng tuổi, lớn thì 9 tuổi, nằm li bì trong vòng tay mẹ, trên giường bệnh. Cậu bé H.T.V. (9 tuổi ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) hết sốt từ sáng 13/12, nhưng gương mặt vẫn còn mệt mỏi. V. nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, thi thoảng co giật.
Xét nghiệm cho thấy V. nhiễm virus cúm A. TS Đỗ Thiện Hải cho biết, bệnh nhi nhập viện với đầy đủ biểu hiện của cúm A gây biến chứng lên não. Những ngày đầu điều trị, V. không ngồi dậy được, nhận thức cũng kém. Sau vài ngày được điều trị tích cực, hiện cậu bé đã có thể đi lại dù chưa thực sự khỏe mạnh. Phòng bên cạnh, chị M.H. đang chăm con 2 tháng tuổi mắc cúm A. Theo lời chị H., con gái lớn 5 tuổi đi học mẫu giáo về ho, sổ mũi, sau đó đến bé thứ 2 bị bệnh nhưng nặng hơn nên phải nhập viện. Ở nhà, chồng chị trông con gái lớn cũng đã lây cúm từ con.
Riêng trong tháng 11, gần 500 bệnh nhân cúm nhập viện, tăng so với tháng trước đó. Theo TS Hải, bệnh cúm thường gặp ở Việt Nam và các nước trong khu vực do virus cúm A và B, có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…
Gây biến chứng nặng, có thể dẫn tới tử vong
Bác sĩ Hải cho biết, bệnh cúm dễ biến chứng sang viêm đường hô hấp, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến
tử vong.
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca biến chứng sang viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng buồn nôn, nhịp tim nhanh và tử vong đột ngột. Phần lớn trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi, đủ tuổi tiêm vắc-xin ngừa cúm nhưng hầu hết số trẻ này chưa được gia đình cho đi tiêm. Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dịch có dương tính. Hiện nay, Trung tâm còn vài bệnh nhân đang đợi kết quả xét nghiệm xem có bị biến chứng viêm não không. Tuy nhiên, những ca bệnh này đều có biểu hiện của viêm não như trẻ phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì…
TS Hải dự báo, cúm là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân, nên số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. Hiện có khoảng 50 bệnh nhân đang điều trị tại khoa là bệnh nhi mắc cúm. Những trẻ có bệnh cảnh nền như rối loạn chuyển hóa, viêm phổi mạn tính kéo dài, tim bẩm sinh… khi có thêm bệnh cúm biểu hiện bệnh nặng lên rất nhiều. Bác sĩ Hải cho hay, nhiều gia đình tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm cho con. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc bắt buộc dùng điều trị cúm mà chỉ làm giảm sự nhân lên của virus nên sau khi đủ liệu trình vẫn có thể còn virus trong đường hô hấp. Vì vậy, thuốc Tamiflu chỉ dùng cho ca đặc biệt nặng và dùng tại bệnh viện.
Khuyến cáo tiêm vắc-xin cúm
Bác sĩ khuyến cáo, khi mắc cúm, chủ yếu chăm sóc tại nhà, điều trị triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng. Nếu thấy trẻ dấu hiệu nặng lên như sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, cần đưa đến bệnh viện. Để phòng bệnh, ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, trẻ tốt nhất nên được tiêm vắc-xin cúm và đeo khẩu trang.
Cúm thường và cúm A: Phân biệt dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
Cúm thường và cúm A là hai loại cúm dễ mắc phải trong điều kiện khí hậu ẩm, nồm hiện nay. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm của cúm thường và cúm A khác nhau. Vì vậy, bạn cần phân biệt được hai loại cúm này.
Bệnh cúm thường và cúm A có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được bệnh và phân biệt được hai căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt cúm thường và cúm A.
Video đang HOT
1. Phân biệt định nghĩa về cúm thường và cúm A
Cúm thường và cúm A đều là những bệnh bị gây ra bởi virus. Tuy nhiên, vì mức độ nguy hiểm của hai loại bệnh khác nhau và cúm thường thường nhẹ, có thể khỏi sau vài ngày và ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, biến chứng của cúm A lại nguy hiểm, tiến triển nhanh, khó kiểm soát.
Cúm thường là gì?
Cúm thường gây ra bởi virus và còn có tên gọi thông thường là cảm cúm, cảm lạnh. Bệnh cúm thường xảy ra quanh năm, đặc biệt mùa thu đông do đặc tính sinh học của mầm bệnh.
Có tới hơn 100 loại virus gây ra bệnh cúm thường và những loại virus này có thể phát triển mạnh mẽ ở điều kiện ẩm ướt, mát mẻ, nhiệt độ thấp.
Cúm thường đa số mọi người có thể mắc trong năm - Ảnh Internet
Cúm A là gì?
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và thường xảy ra vào mùa đông xuân khi chuyển giao giữa hai mùa, bệnh cúm do mùa gây ra.
Cúm A thường gây ra bởi các chủng của virus cúm A bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh cúm A là bệnh lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụt, giọt nước li ti dính virus do người bệnh ho hay hắt hơi hoặc có thể qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Không chỉ vậy, cúm A còn lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là nơi tập trung nhiều người như trường học, khu vui chơi,...
2. Phân biệt triệu chứng cúm thường và cúm A
Đặc điểm giống nhau của cúm thường và cúm A tương đối giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng khác có thể phân biệt được như:
Triệu chứng của cúm thường:
- Người mắc bệnh cúm thường cụ thể gặp một số triệu chứng như: Chảy nước mũi, người bị cúm thường hắt hơi nhiều có khi liên tục. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như, nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, ho kèm sốt nhẹ.
Người bị cúm thường cơ thể mệt mỏi, nhức cơ nhẹ. Đa số, các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường chỉ dừng ở mức độ nhẹ và dễ điều trị. Bệnh chóng khỏi và trong vài ngày hoặc 1 tuần có thể khỏi bệnh.
Cúm thường nếu được kê đơn thuốc và điều trị chính xác sẽ nhanh khỏi mà hầu hết không để lại biết chứng nguy hiểm.
Cúm thường gây ra triệu chứng sốt nhẹ ở người bệnh - Ảnh Internet
Triệu chứng của cúm A:
Người mắc bệnh cúm A, ban đầu cũng xuất hiện những triệu chứng cảm cúm thông thường như cảm cúm thông thường ở trên.
Tuy nhiên, kèm theo đó sẽ có một số triệu chứng điển hình như: Ho, đau đầu, người bệnh cúm A bị sưng hạch hầu họng, bị viêm, đau nhức vòm họng. Không chỉ vậy, người bị cúm A còn xuất hiện tình trạng sốt cao trên 38.5 độ C và sốt kéo dài.
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, cơ nặng, tê bì tay chân, buồn nôn, nôn mửa thường xuất hiện ở trẻ em. Đặc biệt nếu bệnh trở nặng có thể gây ra triệu chứng khó thở, viêm phổi.
Cúm A thường xảy ra biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh lý mạn tính.
Do đó, cần xem xét các triệu chứng và chẩn đoán cận lâm sàng để xác định được bệnh cúm thường hay cúm A để có hướng xử lý kịp thời.
3. Điều trị hai bệnh cúm khác nhau như thế nào?
Điều trị cúm thường:
Vì cúm thường là bệnh phổ biến và ít gây ra nguy hiểm cho người mắc. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi đối với những người có sức đề kháng tốt. Trường hợp cúm chưa biến chứng có thể không cần thực hiện xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ.
Tuy nhiên, một vài triệu chứng nặng của cảm cúm thông thường khiến người bệnh lo lắng thì cần tới cơ sở y tế để nhận thăm khám và hướng dẫn điều trị bệnh kịp thời.
Có thể tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể để nhanh chóng khỏi bệnh cảm cúm thông thường.
Điều trị cúm A như thế nào?
Cúm thường và cúm A cần có các biện pháp điều trị khác nhau - Ảnh Internet
Bản chất do cúm mùa tiến triển thường lành tính nhưng lại có nguy cơ gây ra biến chứng nặng và nguy hiểm ở người có hệ miễn dịch suy yếu, người mắc bệnh lý mạn tính.
Đặc biệt vì chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị cúm A mà chỉ có các biện pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng xảy ra. Người mắc cúm A cần lưu ý một vài điều khi điều trị cúm A như sau:
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, an toàn.
- Người bệnh cần uống đủ nước, bổ sung các loại thức ăn lỏng, dễ hấp thu để bù nước do bị mất nước khi sốt.
- Sử dụng thuốc hạ sốt hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng.
- Bổ sung vitamin C nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
- Chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
4. Biện pháp phòng cúm A hiệu hiệu quả
Vì cúm A lây lan rất nhanh nên đặc biệt trong mùa dịch mọi người có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Để phòng ngừa cúm A, mọi người cần tuân thủ theo nguyên tắc:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với vùng mắt, mũi, miệng,...
- Giữ gìn vệ sinh chung như môi trường xung quanh, nhà cửa, trường học,...
Khi xuất hiện các dấu hiệu sốt, ho hay đau đầu trong đợt dịch cần cách ly và đưa tới cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh.
Phòng cúm A hiệu quả bằng cách tiêm vaccine phòng cúm để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch.
Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu ở trẻ Trẻ em cũng có thể đau đầu giống người lớn nhưng các triệu chứng của trẻ cũng xuất hiện khác nhau. Đối với mỗi loại nhức đau đầu ở trẻ cường độ cơn đau, thời gian và ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động hàng ngày của bé. Thực tế, tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ có thể là đau đầu nguyên...