Bệnh cảm lạnh ở trẻ: khi nào nguy hiểm?
Mặc dù chỉ gây các triệu chứng cảm lạnh nhẹ ở người lớn, nhưng khi nhiễm vi-rút hợp bào hô hấp ( Respiratory Syncytial Virus – RSV), trẻ nhỏ và những người hệ miễn dịch kém có thể chuyển thành bệnh rất nặng.
Theo bác sĩ Rahul Bhatia thuộc Đơn vị điều trị tích cực nhi khoa của Hệ thống Y tế Đại học Loyola (Mỹ): “Đây là một vi-rút rất dễ lây. Mặc dù thường đạt đỉnh điểm vào mùa đông, vi-rút có thể tiếp tục tác động tới cộng đồng vào đầu mùa xuân”.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Mỹ, RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi. Phần lớn trẻ em bị phơi nhiễm RSV khi được 2 tuổi. Đáng tiếc là vẫn chưa có vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi virút này. RSV dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với người và bề mặt bị nhiễm, vì vậy rửa sạch tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa vi-rút lây lan.
Các triệu chứng điển hình xuất hiện vào khoảng 5-7 ngày bị bệnh và có thể tiếp tục bị bệnh trong 10-15 ngày. Người có RSV thường dễ lây trong vòng 3-8 ngày, nhưng người có hệ miễn dịch yếu có thể lây trong 4 tuần.
Nếu con bạn ở tuổi đi học có các triệu chứng cảm lạnh, tốt nhất là giữ trẻ cách ly với những anh chị em khác để tránh lây nhiễm.
Video đang HOT
Các triệu chứng RSV thay đổi theo tuổi và có thể giống với triệu chứng của cảm lạnh:
- Trẻ ngày càng khó thở hơn
- Phập phồng cánh mũi
- Chán ăn
- Ít đi tiểu
Anh Khôi
Theo Dân trí
Đắk Lắk: Bệnh tay chân miệng tăng đột biến
Theo thống kê của Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, hiện đã có 143 trẻ em bị bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị. Con số này tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoa Nhi rất đông trẻ em mắc TCM điều trị, trái ngược hẳn với cùng thời điểm năm 2011
Theo BS. Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trường Khoa Nhi, trung bình mỗi ngày Khoa Nhi tiếp nhận 3 - 4 ca, cao điểm là 10 ca tay chân miệng. Trong đó, gần một nửa là ở tình trạng nặng. Trong khi đó, thời điểm này năm ngoái, hoàn toàn không có ca bệnh tay chân miệng nào.
Có mặt tại Khoa Nhi sáng ngày 27/2, hàng chục phụ huynh khuôn mặt ủ rũ, lo lắng xếp hàng dài chờ đợi con em mình đến lượt khám. Anh Nguyễn Thanh Viên (27 tuổi, xã Ea Ngai, huyện Krông Búk) đưa con trai 1 tuổi lên khám lo lắng bày tỏ: "Cháu bị phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và ở miệng gần 3 ngày nay. Vợ chồng tôi tất tả vượt hàng chục cây số mang cháu từ Krông Búk về đây và được bác sĩ cho biết bị bệnh tay chân miệng".
"Cháu nó bị sốt cao, ho liên tục, mấy ngày nay biếng ăn. Đến đây khám mới biết cháu bị bệnh tay chân miệng", chị Nguyễn Thị Nhung (33 tuổi, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) cho hay.
Các bậc cha mẹ tỏ ra khá lo lắng với tình hình bệnh tật của con
Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn cho biết hiện chưa ghi nhận trường hợp nào trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên Bác sĩ Tuấn khuyến cáo các ông bố bà mẹ khi phát hiện con trẻ có dấu hiệu chán ăn, loét lở trong miệng, xuất hiện nốt phỏng nước ở bàn tay, chân (có thể ở mông, đầu gối) trẻ có thể sốt hoặc chán ăn cần giữ vệ sinh, tăng dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, cách ly trẻ trong vòng 10 ngày. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục, giật mình, run chi, khó thở cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Viết Hảo
Theo Dân trí
Bệnh uốn ván - Nhiều người nguy kịch vì chủ quan! Bị xước tay khi nhổ cỏ vườn một tháng sau ông K. liên tục than mệt, nghĩ cha mình xuống sức do tuổi già, các con ông ra sức bồi bổ. Nhưng đột nhiên ông lên cơn co giật, mê sảng tại bệnh viện bác sĩ chẩn đoán ông bị uốn ván nặng. Ngoài một số trường hợp không tìm ra tác nhân...