Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Bệnh bạch hầu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim, gây viêm cơ tim rồi thiệt mạng.
Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae), nhiễm trùng ở đường thở ( thanh quản, khí quản) hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám gây thở khó, thở rít… Bệnh có thể lây qua đường giọt nước không khí (hắt hơi, ho), dùng chung vật dụng cá nhân hay qua vết thương của người nhiễm bệnh…
Người bị bạch hầu sau 2 – 5 ngày sẽ có những biểu hiện như: đau họng, khàn giọng, giả mạc hai bên thành họng có màu trắng ngà, xám, đen, dính, dễ xuất huyết, khó thở, thở rít, chảy nước mũi, sưng hạch bạch huyết, khó chịu, sốt…
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có khả năng gây chết người nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Ở nhiều người, khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu thường không có dấu hiệu gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp, đặc biệt là trẻ em, bạch hầu có thể gây đau, đỏ, sưng, loét bao phủ vùng hầu, ra máu mũi, liệt cơ, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, viêm cơ tim rồi dẫn đến thiệt mạng.
Video đang HOT
Bệnh bạch hầu thường gặp nhất là trẻ em, nhưng người lớn và những người chưa tiêm vaccine cũng có thể nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia, dù hiện nay có thuốc và rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh bạch hầu như: kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy hay mở/đặt nội khí quản, nhưng ngay cả khi được điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ gây thiệt mạng lên tới 3%.
Thậm chí, với trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ này còn cao hơn. Do vậy, việc phòng chống bệnh bạch hầu vẫn là quan trọng hơn cả để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng bệnh bạch hầu, cách tốt nhất hiện nay là đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.
Ngoài ra cần đảm bảo cho trẻ thường xuyên được rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, che miệng khi hắt hơi, ho, giữ vệ sinh cơ thể và hạn chế tiếp xúc với người lạ, người nghi bị nhiễm bạch hầu.
Nếu đang trong đợt dịch cần cho trẻ ở nhà hay lớp học có không gian thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tránh đưa trẻ ra ngoài nhiều và thường xuyên uống thuốc phòng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để sớm được điều trị và can thiệp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo VTC
Năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu 'tấn công' tỉnh Kon Tum
Trong tháng 8/2019, toàn tỉnh Kon Tum có 4 bệnh nhân (tuổi từ 11 đến 26 tuổi) ở 2 xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà mắc bệnh bạch hầu (theo xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên). Đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu xuất hiện tại tỉnh Kon Tum.
Các ca bệnh bạch hầu điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, ảnh chụp năm 2018. Ảnh: Quang Thái/TTXVN
Liên quan đến vấn đề thiếu huyết thanh, ông Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có huyết thanh để đáp ứng nhu cầu. Các công ty cung ứng về dược, vắc xin sinh phẩm thấy nhu cầu sử dụng trong nước ít nên không nhập.
Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế lập nhu cầu để gửi về Bộ Y tế tổng hợp để có phương án đảm bảo đủ nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Với các loại thuốc hiếm, vắc xin sinh phẩm ít sử dụng, Bộ Y tế đều có kế hoạch đảm bảo nguồn này. Sở Y tế Kon Tum đã gửi nhu cầu huyết thanh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về Bộ.
Bác sĩ Lê Vũ Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: Trong năm 2018, số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch hầu tăng nhiều, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn chưa có huyết thanh.
Vì không có huyết thanh kháng độc tố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chỉ dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân. Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Việc dùng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu chỉ diệt vi trùng và điều trị được triệu chứng cho bệnh nhân, không trung hòa được độc tố ngăn biến chứng.
Cũng vì không có huyết thanh nên người bệnh sau khi điều trị bằng kháng sinh, có thể xuất viện nhưng vẫn phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và vẫn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh... dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
Mặc dù cả 4 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu trong tháng 8 ở tỉnh Kon Tum đều đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên bệnh nhân và ngành y tế địa phương chưa thể yên tâm vì chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Trước đó, năm 2018, bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại tại tỉnh Kon Tum sau 11 năm, trong số 10 người bị mắc bệnh đã có 2 trường hợp tử vong.
Cao Nguyên
Theo TTXVN
Tái xuất hiện bệnh bạch hầu ở Kon Tum: Chưa có huyết thanh kháng độc Từ năm ngoái đến nay bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở tỉnh Kon Tum và có 2 trường hợp đã tử vong do bị biến chứng. Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành y tế địa phương không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Một bệnh nhân...