Bệnh án điện tử: Có bảo vệ được thông tin cá nhân?
Để tiến tới mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử lưu trữ suốt đời, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo thông tư quy định thí điểm về bệnh án điện tử.
Cần bảo mật thông tin cá nhân từ bệnh án điện tử. Ảnh: TL
Dự kiến Thông tư này sẽ được triển khai đến tất cả các cơ sở khám-chữa bệnh thuộc Bộ Y tế. Đối với các cơ sở khám-chữa bệnh khác nếu đủ điều kiện quy định trong thông tư này, có thể báo cáo Bộ Y tế để triển khai. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là lam thê nao giam sat quan ly đươc thông tin ngươi bênh trong bôi canh rât nhiêu nhan hang, doanh nghiệp mong muôn co đươc thông tin nay đê ban hang.
Bác sĩ và bệnh nhân đều cần
Theo dự thảo, bệnh án điện tử (EMR) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đây là phiên bản số của hồ sơ sức khỏe giấy do Bộ Y tế quy định, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Mỗi người dân có 1 hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời.
Một bác sĩ làm công tác quản lý bệnh viện cho biết: Số lượng bệnh nhân nhiều nên việc kê đơn, thanh toán viện phí, thống kê báo cáo rất khó khăn. Công tác quản lý bệnh viện rất phức tạp. Hơn nữa, chữ viết của bác sĩ khó đọc, khó khăn cho người sử dụng hồ sơ bệnh án, dễ gây ra rủi ro do nhầm lẫn. Ghi diễn biến của bệnh chưa đầy đủ, còn sai sót trong ghi chép hồ sơ bệnh án. Khó khăn trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin bệnh nhân. Khi bệnh án điện tử được triển khai, bệnh án sẽ “sạch đẹp”, đầy đủ các yêu cầu; từng bước quản lý được sự tuân thủ các qui định, quy trình và phác đồ điều trị. Không còn sai sót của điều dưỡng trong việc thống kê sai số lượng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, xét nghiệm…; sao chép sai, chỉ định không phù hợp về thời gian.
Dự thảo nêu rõ, bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế. Bảo đảm khả năng kiểm soát truy cập của người dùng (nhân viên CNTT và nhân viên y tế) tại bất kỳ thời điểm nào, trong đó: Bảo đảm khả năng xác thực người dùng và cấp quyền cho người dùng; bảo đảm quyền riêng tư, bảo mật và kiểm tra truy vết. Có khả năng lưu trữ và truy cập bệnh án điện tử theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Theo dự thảo, Thông tin định danh người bệnh được xây dựng dựa trên mã số bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hành. Dự thảo nêu rõ, chỉ được chia sẻ, trao đổi thông tin bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử cho các cá nhân, cơ quan theo quy định của pháp luật. Có các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử và quy trình phục hồi hồ sơ bệnh án trong trường hợp có sự cố hệ thống. Phải yêu cầu xác thực và ghi lại ngày, thời gian khi nhập, cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu thông tin của bệnh án điện tử.
Video đang HOT
Một mẫu hồ sơ bệnh án điện tử của một cơ sở y tế. Ảnh: PV
Ai phải chịu trách nhiệm về thông tin cá nhân người bệnh?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xây dựng chính sách về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh. Đối với hệ thống chẩn đoán hình ảnh, thông tư cũng đã có các quy định để hình ảnh điện tử có thể sử dụng thay phim, nếu cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn ngành do Bộ Y tế đã quy định, ngoài ra, còn phải có hệ thống lưu trữ dự phòng.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tổ chức, cá nhân được phép truy cập và khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định tại Khoản 4, Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức, cá nhân được phép truy cập và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân trong hồ sơ bệnh án điện tử theo đúng các quy định tại Mục 2 “Bảo vệ thông tin cá nhân” của Luật An toàn thông tin mạng.
Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề này, luật sư Nguyễn Danh Huế – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng, về vấn đề này thì ở Việt Nam là mới, nhưng ở các nước, họ đã làm từ lâu. Theo luật sư Huế, thông tin cá nhân luôn được pháp luật bảo hộ, kể cả luật dân sự và một số nghị định, hiến pháp… Tuy nhiên, chưa có quá trình lưu trữ cụ thể như thế nào, việc lưu thông tin cá nhân là thuộc về cơ quan lưu trữ.
“Trong trường hợp dùng bệnh án điện tử thì trách nhiệm lưu trữ bí mật thông tin cá nhân là thuộc về bệnh viện, chứ không phải thuộc về bệnh nhân. Dù là bệnh án giấy hay điện tử thì cũng chỉ là phương pháp quản lý hồ sơ cá nhân, bảo mật khách hàng. Do đây là bí mật đời tư nên cấm mọi hình thức để chia sẻ thông tin cá nhân của khách hàng. Trước khi làm đến phương án này thì bệnh viện phải tính đến phương án bảo mật cho khách hàng”- luật sư Huế nói.
Cũng theo luật sư Huế, đây cũng là 1 khoảng trống pháp luật. Tuy nhiên, nếu trường hợp khách hàng phát hiện thông tin của mình bị lộ ra ngoài thì có thể khởi kiện.
“Không phải riêng Việt Nam mà các nước khác, khi đi vào cuộc cách mạng 4.0 thì con người ta càng ít có sự riêng tư, càng ít sự bí mật. Đó cũng là 1 mặt trái. Rõ ràng, công cụ pháp luật không thể kiểm soát được hết. Bởi lẽ, 1 số điện thoại của 1 cá nhân sẽ phải giao dịch ở nhiều nơi, nhiều môi trường và nhiều thời điểm, nên khi truy việc bị lộ là rất khó. Khi áp dụng hình thức này, thì các cơ quan nhà nước tránh việc sao chép thông tin. Chống tin tặc thì khó, nhưng chống trộm cắp thông tin thông thường thì không khó. Bất cứ quy trình nào đi chăng nữa, có tốt hay không thì cũng do con người tạo nên”- luật sư Huế nói thêm.
THÙY LINH – CAO NGUYÊN
Theo laodong.vn
Bác sĩ phải qua sát hạch mới được hành nghề
Năm 2020, bác sĩ muốn có chứng chỉ hành nghề phải trải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn.
Bộ Y tế hiện đang hoàn chỉnh dự thảo đề án "thành lập Hội đồng y khoa quốc gia (HĐYKQG)" để trình Thủ tướng trong năm nay.
Theo Bộ Y tế, chức năng chính của hội đồng này là tổ chức kỳ thi quốc gia sát hạch năng lực chuyên môn của người hành nghề. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc khi xem xét cấp chứng chỉ hành nghề trong thời gian tới, dự kiến bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2020. Nội dung này cũng đang được Bộ Y tế đưa vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và sẽ trình Quốc hội vào năm 2019.
Quá dễ để có chứng chỉ hành nghề
Bộ Y tế cho biết thêm hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (KCB) dựa trên Thông tư 41/2011 của Bộ Y tế cùng một số quy định liên quan.
Theo đó, người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề chỉ cần nộp bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Sở Y tế) để được xem xét và cấp.
Hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do bộ trưởng Bộ Y tế hoặc giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; giấy xác nhận quá trình thực hành; sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác, phiếu lý lịch tư pháp, hai ảnh 4 x 6 cm.
Tới năm 2020, bác sĩ phải thi kiểm tra trình độ chuyên môn để được cấp chứng chỉ hành nghề. Ảnh: TRẦN NGỌC
Bộ Y tế cho rằng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay chủ yếu xem xét về thủ tục hành chính mà không dựa trên việc đánh giá năng lực chuyên môn thông qua kỳ thi quốc gia như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. Do vậy, chưa thể đánh giá năng lực chuyên môn thực sự để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu thực hiện hoạt động KCB của người hành nghề.
"Việc tổ chức kỳ thi thông qua HĐYKQG (một tổ chức độc lập với cơ quan quản lý nhà nước) sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá một cách khách quan về thực trạng chất lượng người hành nghề. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ KCB" - Bộ Y tế.
Bác sĩ phải đợi... dài cổ
Giám đốc của một bệnh viện vùng ven TP.HCM (đề nghị không nêu tên) cho biết một khi sinh viên học ở trường y được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ (BS) thì đã có thể KCB.
Vị này cho rằng thành lập HĐYKQG nhằm sát hạch năng lực chuyên môn của BS để cấp chứng chỉ hành nghề là điều không cần thiết. "Nếu siết năng lực của BS thì siết ngay từ khi còn học ở trường. Sinh viên đạt thì cho tốt nghiệp, không thì học lại. Một khi BS đã đi làm, giờ phải sát hạch lại năng lực thì chẳng khác BS phải gồng mình tham gia thêm một kỳ thi" - vị này chia sẻ.
"Sau này, một khi có quy định phải qua ải sát hạch của HĐYKQG mới được cấp chứng chỉ hành nghề thì BS phải chờ dài cổ vì số lượng BS của cả nước rất đông" - vị này chia sẻ thêm.
Thành viên hội đồng y khoa chưa chắc có chuyên môn giỏi
Không loại trừ thành viên của HĐYKQG cập nhật phương pháp chữa bệnh cách đây khá lâu. Trong khi đó, BS học ở nước ngoài khi về Việt Nam lại áp dụng cách chữa bệnh hiện đại. Nếu thành viên của HĐYKQG giữ khăng khăng quan điểm của mình thì BS học ở nước ngoài sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho BS học ở nước ngoài, người bệnh lại không có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị theo phương pháp hiện đại.
Giám đốc của một bệnh viện chuyên khoa TP.HCM
(đề nghị không nêu tên)
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
Thuốc huyết áp sản xuất tại Trung Quốc bị cấm do lo ngại tăng nguy cơ ung thư Cơ quan quản lý của Mỹ đã ra lệnh cấm ngay lập tức việc kê đơn một loại thuốc huyết áp phổ biến được sản xuất tại Trung Quốc do lo ngại nó có thể gây ung thư. Cuộc điều tra đã chỉ ra rằng, do sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất, một hóa chất hữu cơ là N-Nitrosodimethylamine - cũng...