Bệnh AIDS có nguy cơ bùng phát do thiếu kinh phí phòng bệnh
Kinh phí phòng chống và điều điều trị HIV giảm dần là những nguyên nhân khiến Cục Phòng chống HIV/ AIDS lo lắng dịch có nguy cơ bùng phát.
Cập nhật thông tin về tình hình phòng chống HIV/AIDS trước Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12, Cục Phòng – chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, nguồn kinh phí lâu nay dùng để phòng và điều trị HIV phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài (80%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nhà tài trợ lớn đã dừng viện trợ, số còn lại thì dần giảm quy mô và thông báo sẽ dừng viện trợ trong thời gian sắp tới.
95% thuốc điều trị hiện đang được tài trợ miễn phí. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Khó khăn khác khiến cơ quan này quan ngại là nguồn kinh phí chương trình Mục tiêu quốc gia cho phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm. Cụ thể, ngân sách dành cho năm 2013 là 245 tỷ đồng thì năm nay chỉ còn 83 tỷ.
“Không đủ kinh phí sẽ dẫn thiếu hụt các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Và khi đó nguy cơ dẫn đến việc dịch bệnh bùng phát trở lại với tỷ lệ kháng thuốc cao là khó tránh khỏi. Chi phí điều trị cũng sẽ tăng cao nhiều lần so với hiện nay”, cơ quan này nhận định.
Video đang HOT
Việc cắt giảm kinh phí trước mắt đã khiến hoạt động thông tin giáo dục truyền thông giảm theo và hậu quả là nhận thức của người dân về bệnh không cao. Các dịch vụ về can thiệp giảm tác hại như phân phát bơm kim tiêm sạch, bao cao su và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cũng có thể không tăng trong những năm tới do không đủ kinh phí.
Lo ngại khác, hiện 95% thuốc ARV để điều trị cho bệnh nhân là do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ. Khi bị cắt, tình trạng gián đoạn điều trị ARV sẽ làm tăng nguy cơ HIV kháng thuốc dẫn đến thất bại điều trị. Nếu không có các thuốc ARV thay thế, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người nhiễm HIV và gia tăng số người nhiễm HIV mới trong cộng đồng.
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990, đến nay, cả nước có 224.223 người nhiễm bệnh. Trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617 trường hợp, 70.734 người tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, song vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca mỗi năm.
Hiên đa co 80,3% sô xa, phương, thi trân va 98,9% sô quân, huyên đa bao cao co ngươi nhiêm, tập trung chủ yếu ở ba nhóm gồm người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm. Trong thời gian gần đây, bạn tình của người nghiện được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, được bổ sung vào các can thiệp dự phòng.
Thiên Chương
Theo VNE
Bùng phát dịch hạch tại Madagascar, 40 người chết
Có 40 người chết trong số 119 ca nhiễm dịch hạch tại Madagascar từ cuối 8.2014, WHO lo ngại rằng nguy cơ lây lan ở thủ phủ Antananarivo của nước này sẽ tăng cao.
Điều trị dịch hạch ở Ấn Độ năm 2002 - Ảnh: Reuters
The Guardian ngày 22.11 cho biết đã có 2 ca nhiễm dịch hạch ở thủ phủ Antananarivo của Madagascar, đảo quốc ở đông nam châu Phi, trong đó 1 ca tử vong. Con số này có thể tăng lên nhanh chóng do "mật độ dân số cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe còn kém", WHO cảnh báo.
Căn bệnh trở nên phức tạp hơn khi phát hiện mức độ kháng thuốc đối với thuốc diệt bọ ở nước này. Trong khi bệnh dịch hạch do vi khuẩn chủ yếu lây lan từ động vật gặm nhấm qua con người thông qua bọ chét.
Con người sau khi bị con bọ chét nhiễm bệnh cắn sẽ có các dấu hiệu phát triển của bệnh như sưng phồng các hạch bạch huyết nhưng có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Nếu vi khuẩn nhiễm đến phổi sẽ chuyển sang bệnh dịch hạch thể phổi có thể lây lan từ người sang người và chết chỉ trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm bệnh. 2% trong các trường hợp ở Madagascar bị nhiễm phổi.
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 31.8 ở làng Soamahatamana thuộc Tsiroanomandidy đã tử vong ngày 3.9, sau đó dịch bệnh lan rộng từ 4.11. WHO cảnh báo hạn chế các hoạt động trao đổi thương mại và đi lại ở vùng này.
Dịch hạch hay còn gọi là "Cái chết đen" gây ra cái chết của hàng trăm triệu người trên thế giới năm 1400. Dịch bệnh bùng phát trở lại nhiều lần, thực sự kết thúc ở thế kỉ 19. Tuy nhiên, vụ bùng phát cuối cùng gần đây nhất được ghi nhận vào tháng 8.2010 tại Peru.
Đan Đan
Theo Thanhnien
Hà Nội: Hàng loạt huyện chậm trả đất dịch vụ do chồng lấn quy hoạch Nhằm giảm thiểu tình trạng khiếu nại, ổn định cuộc sống cho người dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện lập kế hoạch và hoàn thành công tác giao đất dịch vụ (diện tích đất mà người bị thu hồi đất nông nghiệp được hưởng tương đương khoảng 10% diện tích bị thu hồi) ngay...