Bến xe ngầm giữa lòng Hà Nội: Treo biển “cấm đón khách” vẫn… đón khách
Tồn tại đã nhiều năm, bến xe ngầm ở 18 Phạm Hùng (Hà Nội) đã và đang ngang nhiên hoạt động, tiếp tay cho hàng trăm “xe dù” thực hiện đón, trả khách gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự xã hội.
Như đã phản ánh, từ nhiều năm nay, khu đất rộng hàng nghìn mét vuông ở số 18 Phạm Hùng thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã và đang trở thành một bến xe khách ngầm hoạt động rầm rộ, tấp nập cả ngày lẫn đêm.
Do có vị trí “đắc địa” nằm ngay mặt đường vành đài lớn và sát vách bến xe Mỹ Đình nên bến xe ngầm này được hàng trăm đầu xe của các hãng vận tải tìm đến để chọn làm nơi đón trả khách do không có “nốt” trong bến xe Mỹ Đình.
Hàng trăm xe dù thực hiện đón, trả khách tại khu đất 18 Phạm Hùng
Điều đáng nói ở khu đất 18 Phạm Hùng là sự ngang nhiên hoạt động như một bến xe khách với quy mô lớn, dù thực chất đây chỉ là một khu đất dự án đang “đắp chiếu” được thành phố cho phép khai thác làm điểm trông giữ xe chống ùn tắc cho khu vực nội thành.
Tại khu đất này, dù đã đỏ mắt đi tìm, PV cũng không thấy một tấm biển nào đề “bến xe khách”. Thay vào đó là hàng loạt tấm biển hoành tráng án ngữ tứ phía như để qua mắt các cơ quan chức năng với công năng duy nhất: “Bãi trông giữ xe Mỹ Đình ngày và đêm”.
Video đang HOT
Xe của hãng Đoàn Xuân chạy tuyến Hà Nội – Hải Phòng lấy khu đất 18 Phạm Hùng làm bến để hoạt động trái phép
Đặc biệt, bên trong khu đất 18 Phạm Hùng còn dựng một tấm biển nội quy của bãi trông xe. Trong đó, có điều 8 ghi rõ rằng: “Nghiêm cấm các doanh nghiệp, nhà xe, lái xe không được đón trả khách tại 18 Phạm Hùng, nếu doanh nghiệp nào vi phạm việc đón trả khách phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của bãi đỗ xe “khủng” này khác xa với nội dung tấm biển.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bến xe ngầm 18 Phạm Hùng rất có “uy tín” với nhiều nhà xe. Bãi rộng mênh mông, muốn đậu bao nhiêu xe cũng được miễn là đóng đủ phí, giá đỗ tại bãi xe này khoảng 50.000 đồng/ngày, theo tháng khoảng hơn 1 triệu đồng.
Ngoài ra, tại bãi xe này, còn diễn ra việc mua bán “nốt”, đối với những xe khách của các hãng vận tải không có chỗ trong bến xe Mỹ Đình đã chấp nhận bỏ ra từ 2 triệu đến 4 triệu đồng để được hoạt động trong bến. Ngoài việc đỗ xe, các chủ xe còn tiến hành đón trả khách ngay trong khu đất.
Như những xe chở khách hãng Đoàn Xuân chạy tuyến Hà Nội – Hải Phòng. Hàng ngày, hãng xe này có hàng chục chiếc xe chở khách liên tục bắt khách, chở khách và lấy khu đất 18 Phạm Hùng làm bến đỗ.
Ngoài hãng Đoàn Xuân, trong khu đất còn hàng chục các hãng xe khác nhau đang hoạt động. Chính điều này đã khiến cả khu vực đường gần bến xe Mỹ Đình rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhiều người còn không biết đâu là bến xe thật, đâu là bến xe giả và bị mắc lừa khi đi nhầm “bến cóc, xe dù”.
Trên thực tế, tình trạng xe dù, bến cóc trước cửa các bến xe trên địa bàn TP.Hà Nội, không phải bây giờ mới nóng. Ngay từ cuối năm 2011 đầu năm 2012, khu vực xung quanh bến xe Mỹ Đình vài mảnh đất xen kẹt rộng vài nghìn m2, đã được nhiều cá nhân trưng dụng làm nơi trông giữ xe tự phát với mức giá 20.000 đồng/giờ/ôtô.
Vì gần bến xe nên không ít xe khách trong khi chờ “xếp nốt” đã tạt vào gửi xe và tranh thủ bắt khách. Dần dà, khu đất này đã phát triển thành “bến cóc” với hoạt động đón, trả khách nhộn nhịp. Do không có sự quản lý chặt chẽ nên tình hình an ninh trật tự quanh khu vực này trở nên lộn xộn, diễn biến phức tạp.
Lê Tú
Theo Dantri
Bộ GTVT quyết thưởng 180 tỷ đồng cho nhà thầu thi công đường trên cao
"Việc thưởng 180 tỷ đồng cho nhà thầu thi công đường trên cao Hà Nội được tuân thủ theo nguyên tắc và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu... Hiện Ban Quản lý dự án đang hoàn tất thủ tục để trình Bộ GTVT duyệt thưởng".
Ông Lê Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho PV Dân trí biết như vậy tại buổi họp báo quý III của Bộ GTVT, chiều 4/10.
Đường trên cao vành đai 3 - Hà Nội
Theo ông Hà, việc nhà thầu hoàn thành dự án vượt tiến độ 18 tháng đã đem lại rất nhiều hiệu quả về kinh tế-xã hội, nhưng khi Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đang thực hiện việc soạn thảo thống nhất về công thức, cách tính thưởng cho nhà thầu thì cầu cạn xảy ra hiện tượng lún vệt bánh xe tại đúng gói thầu mà nhà thầu được đề xuất thưởng thi công. Về việc này Bộ GTVT đã tìm hiểu nguyên nhân và xác định vệt lún này là do xe quá tải và Bộ đã chỉ đạo nhà thầu sửa chữa khắc phục vết lún trên.
"Việc thưởng hay phạt đều có quy định rõ ràng. Khi nhà thầu thi công xây dựng đường trên cao Vành đai 3 - Hà Nội, nếu nhanh thì thưởng và chậm thì phải phạt, chất lượng công trình có vấn đề thì phải truy cứu trách nhiệm và yêu cầu khắc phục"- ông Hà khẳng định.
Cũng theo ông Hà, đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án Thăng Long đang hoàn tất hồ sơ thủ tục để thực hiện, tuân thủ theo đúng nguyên tắc trong hợp đồng đã ký với nhà thầu.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, đường trên cao sau gần 1 năm đưa vào khai thác thì xuất hiện một số đoạn cục bộ có hiện tượng lún, lớp bê tông nhựa thảm mặt đường bị biến dạng. Cùng lúc đó, Ban quản lý Dự án Thăng Long đã gửi văn bản lên Bộ GTVT đề xuất thưởng cho 2 nhà thầu thi công vượt tiến độ.
Số tiền đề xuất thưởng là 179,9 tỷ đồng, trong đó nhà thầu Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) được 102 tỷ đồng vì hoàn thành gói thầu số 2 (đoạn Trung Hòa - Thanh Xuân) trước 454 ngày; liên danh nhà thầu Samwhan - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) được đề xuất thưởng trên 77,7 tỷ đồng vì hoàn thành gói thầu số 1 (Mai Dịch - Trung Hòa) trước thời hạn hợp đồng là 263 ngày để thông xe toàn tuyến vào tháng 10/2012 thay vì tháng 11/2013 như kế hoạch tiến độ của hợp đồng trước đó.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia trong ngành GTVT cho rằng, việc thưởng tiến độ vượt kế hoạch ở đây được xác nhận từ khi nghiệm thu công trình, khi đã xác nhận chất lượng thi công của nhà thầu là tốt thì chiếu theo hợp đồng kinh tế phải có thưởng. Còn khi phát hiện ra vấn đề về mặt chất lượng thì phải căn cứ vào những quy định về phạt chất lượng và xét theo đúng hợp đồng kinh tế để xử lý, bảo hành.
Như vậy, Bộ GTVT vẫn quyết thưởng 180 tỷ đồng cho nhà thầu vượt tiến độ, và cùng với đó là yêu cầu đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố lún bề mặt đường. Thực chất, giữa công và tội thì việc thưởng - phạt được xét theo quy định là khách quan, nhưng để thuận lòng dư luận thì cần thiết phải chấm dứt những ảnh hưởng từ vấn đề chất lượng trước khi tính đến yếu tố xét thưởng.
Dự án đường vành đai 3 (giai đoạn 2) TP Hà Nội đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm dài 9km, được thông xe toàn tuyến từ ngày 21/10/2012. Từ khi dự án được đưa vào khai thác đã giải quyết triệt để việc ùn tắc giao thông trên tuyến đường vành đai 3 đoạn Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng, đặc biệt là tạo thông thoáng trong lưu thông tại các nút giao Nguyễn Trãi - Thanh Xuân và Trung Hoà - Trần Duy Hưng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội: Nam thanh niên rơi từ tầng 3, tử vong tại chỗ Đang lăn sơn trên tầng 3 bên ngoài căn nhà, nam thanh niên bị rơi xuống đất, tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 8h sáng nay, 9/6, tại căn nhà cạnh nhà số 118 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội). Đang lăn sơn bên ngoài tầng 3 căn nhà màu trắng (giữa), nam thanh...