Bến xe miền Tây sẽ phụ thu 40% vào dịp Tết
Bến xe miền Tây cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán 2015, các hãng xe sẽ phụ thu 40% giá vé so với ngày thường để bù chi phí chiều chạy rỗng và thời gian phụ thu là 6 ngày, gồm 4 ngày trước Tết và 2 ngày sau Tết.
Cũng như những năm trước đây, bến xe miền Tây áp dụng mức phụ thu 40% giá vé trong dịp Tết nguyên đán 2015
Ông Kiều Nam Thành, giám đốc bến xe miền Tây cho biết, dự báo sản lượng hành khách đi các tỉnh miền Tây trong dịp Tết Ất Mùi 2015 tăng khoảng từ 3 – 5% so với dịp Tết Giáp Ngọ 2014. Dự kiến các ngày cao điểm 15/2 và 16/2/2015 (nhằm 27 và 28 Tết âm lịch) hành khách có thể đạt từ 50.000 đến 52.000 khách/ngày.
Trong đó, khu vực ủy thác Bến ván vé đạt từ 19.000 – 21.000 khách/ngày. Các tuyến có lượng hành khách tăng cao gồm tuyến từ TPHCM đi các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Thời gian phục vụ Tết Nguyên đán 2015 trong 20 ngày, gồm 10 ngày trước Tết và 10 ngày sau Tết, cụ thể từ 9/2 (21 tháng Chạp) đến hết 28/2/2015 (mùng 10 tháng Giêng).
Video đang HOT
Tại khu vực ủy thác bán vé cho các đơn vị vận tải, từ ngày 13 – 14/2, bến xe miền Tây sẽ bán vé từ 3 giờ 30 phút đến 22 giờ trong ngày; từ 15 – 18/2/2015, sẽ bán vé liên tục 24//24 giờ.
Bến xe miền Tây bắt đầu bán vé trước từ ngày 29/1/2015 (mùng 10 tháng Chạp) đến ngày 13/2/2015 (25 tháng Chạp), từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ mỗi ngày cho hành khách đi lẻ và tập thể đăng ký đi vào các ngày 9/2 (21 tháng Chạp) đến ngày 28/2 (30 Tết).
Ngoài ra bến xe miền Tây còn có tổ chức loại hình bán vé đưa xe đến rước theo yêu cầu của khách hàng đối với trường hợp đặt mua vé tập thể có số lượng đi từ 29 người trở lên trên cùng tuyến đường. Hành khách có nhu cầu liên lạc số điện thoại 08.37510524 hoặc đến phòng bán vé bến xe miền Tây.
Quốc Anh
Theo Dantri
"Thông" lối từ bến xe miền Tây về trung tâm TPHCM
Sáng 11/1, dự án cầu Ông Buông 2 (đường Hồng Bàng) đã được thông xe. Theo đó, các phương tiện được lưu thông từ nút giao thông Phú Lâm (quận 6) về nút giao vòng xoay Cây Gõ. Từ nay, giao thông từ bến xe miền Tây về trung tâm thành phố không còn bị "tắc".
Thông xe cầu Ông Buông 2 là niềm vui lớn đối với những ai thường xuyên lưu thông qua khu vực nút giao Phú Lâm, vòng xoay Cây Gõ
Ông Vương Hoàng Thanh - Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp đô thị TP (chủ đầu tư dự án) cho biết, việc thông xe này sẽ góp phần quan trọng trong việc giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực vòng xoay Phú Lâm, cũng như giảm áp lực giao thông lên tuyến đường Hậu Giang và Nguyễn Văn Luông. Các phương tiện lưu thông từ bến xe miền Tây về trung tâm thành phố được thuận lợi hơn.
Ông Thanh cũng cho biết thêm, cầu Ông Buông 2 thông xe sau hơn 3 tháng thi công (từ 13/9/2014). Tuy đã thông xe nhưng còn một số hạng mục lan can, hoa viên tiểu cảnh dưới dạ cầu vẫn tiếp tục thi công. Riêng đối với cầu Ông Buông 1 (hướng từ vòng xoay Cây Gõ về nút giao thông Phú Lâm) do có nhiều công trình ngầm hơn nên chưa thể thông xe cùng lúc. Phía Ban quản lý đang thúc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, chắc chắn vào đầu tháng 2/2015 sẽ cho thông xe cầu Ông Buông 1, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tăng cao dịp Tết Nguyên đán...
Cầu Ông Buông 2 được thiết kế với 1 làn xe bốn bánh và 1 làn xe 2 bánh
Như vậy, các phương tiện lưu thông từ các phương tiện lưu thông từ đường Hồng Bàng (quận 5) vòng xoay Cây Gõ về Kinh Dương Vương, vòng xoay Phú Lâm (quận 6) vẫn đi theo lộ trình cũ như sau:
Lộ trình 1: Hồng Bàng -> Tân Hóa -> Đặng Nguyên Cẩn -> Tân Hòa Đông -> Kinh Dương Vương. Lộ trình 2: Hồng Bàng -> Vòng xoay Cây Gõ -> Minh Phụng -> Hậu Giang - Nguyễn Văn Luông - Kinh Dương Vương.
Trong khi đó, không khí thi công cầu Ông Buông 1 ngay bên cạnh vẫn đang khẩn trương cho kịp tiến độ trước Tết Nguyên đán 2015
Theo Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp đô thị TP, nguồn kinh phí thực hiện dự án cầu Ông Buông 1, Ông Buông 2 chính là số tiền dư tiết kiệm từ nguồn vốn vay ODA do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ cho dự án nâng cấp đô thị TPHCM. Số tiền tiết kiệm được là 36 triệu USD, TP sử dụng nguồn dư tiết kiệm này để xây mới bốn cầu trước đó là cầu Kiệu, cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ (qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và cầu Hậu Giang (qua kênh Tân Hóa - Lò Gốm).
Quốc Anh
Theo Dantri
Vì sao nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cấm sử dụng xe tay? Vào thời gian đầu thuộc địa, có một loại phương tiện vận tải đường bộ do người Pháp mang tới lần đầu tiên tại Việt Nam. Xe có hai bánh gỗ do người kéo và chạy bộ như kiểu chạy việt dã. Loại này tuy do người Pháp mang đến nhưng lại là sáng chế của người Nhật Bản - đó là xe...