Bến xe “khủng” nhất Việt Nam sắp đi vào hoạt động
Rộng gấp 3 lần bến xe miền Đông hiện hữu, bến xe miền Đông mới sẽ có đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ với tuyến metro số 1 và được kỳ vọng sẽ góp phần tăng năng lực vận tải hành khách, giảm ùn tắc giao thông.
Lễ khởi công bến xe miền Đông mới vào sáng nay
Ngày 26.4, UBND TP.HCM phối hợp với Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco) tổ chức lễ khởi công bến xe miền Đông tại khu đất thuộc địa phận phường Long Bình, quận 9 (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) với quy mô 16ha, rộng gấp 3 lần bến xe hiện hữu với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Bến xe miền Đông mới sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến, ngày cao điểm lễ/tết lên đến 52.000 hành khách với hơn 1.800 lượt xe xuất bến. Bến xe cũng sẽ kết hợp với các tiện ích khác như: bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển và giao dịch hàng hóa, khu thương mại dịch vụ.
Samco cho biết, giai đoạn 1 của dự án được đầu tư khoảng 773 tỷ đồng bao gồm dự án xây dựng nhà trung tâm, khu vực đậu xe chở tải, khu vực đón trả khách, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải. Dự án được hoàn thành vào cuối năm 2017, đủ điều kiện để hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, góp phần cùng TP thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông xóa bỏ tình trạng xe dù, bến cóc, thiết lập trật tự giao thông của TP.
Theo quy hoạch, bến xe miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2; khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Bến xe mới còn có trung tâm thương mại, khu phức hợp mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn. Đồng thời kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Hành khách từ các tỉnh đến bến xe có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng, metro để vào trung tâm thành phố hoặc về các quận huyện vùng ven; cũng như có thể đi các tỉnh lân cận….
Khi dự án bến xe miền Đông mới hoàn thành, đây được xem là bến xe lớn nhất, hiện đại nhất ở Việt Nam
Tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cho biết việc xây dựng bến xe miền Đông hiện hữu sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch, hình thành một đầu mối giao thông trọng yếu trong hệ thông giao thông vận tải của TP.
Ông Khoa yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công, giám sát đơn vị thi công đề cao trách nhiệm đảm bảo công trình xây dựng bến xe miền Đông mới đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Phối cảnh bến xe miền Đông mới
Video đang HOT
Bến xe miền Đông hiện hữu ở quận Bình Thạnh hiện đang quá tải
Cửa ngõ ra bến xe miền Đông ở quận Bình Thạnh thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông
Theo Danviet
Chiều 28 Tết: Bến xe "ngộp thở", cửa ngõ Thủ đô kẹt cứng
Hôm nay (25/1, tức 28 Tết) là ngày làm việc cuối cùng của năm 2016, hàng ngàn người dân đổ về các bến xe ở Hà Nội bắt xe khách về quê nghỉ tết Nguyên đán 2017.
Chiều 25/1 (tức 28/12 âm lịch), hành khách đổ về bến xe Giáp Bát bắt xe về quê ăn tết
Ghi nhận của phóng viên tại bến xe Giáp Bát, từ đầu giờ chiều 25/1, người dân nườm nượp đổ về bến bắt xe khách. Khách chủ yếu đi các tuyến Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình.
Anh Nguyễn Quang Hải, quê ở huyện Hải Hậu, Nam Định cho hay, anh phải chờ mất 30 phút mới bắt được xe khách. "Gia đình tôi làm kinh doanh nên mọi năm ngày 30 Tết chúng tôi mới về quê. Nhưng năm nay, gia đình chúng tôi về quê ăn Tết sớm hơn. Dù phải đợi lâu và đi xe đông nhưng chúng tôi phải chấp nhận vì muốn về nhà sớm", anh Hải nói.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho hay, trong ngày hôm nay dự kiến sẽ có khoảng 25.000-30.000 lượt khách qua bến. Xe tăng cường chủ yếu đi các tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá.
Ngoài ra, bảo vệ và lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông phối hợp với nhau xử lý xe chạy vòng vo đón khách, tăng giá vé bất hợp lý của các nhà xe. Tại bến xe có công bố số điện thoại đường dây nóng dán tại sảnh chờ bến xe để hành khách phản ánh hiện tượng tăng giá vé.
Trái ngược với vẻ đông đúc ở bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm khá vắng khách, các tuyến xe xuất bến chạy tuyến Nam Định, Thái Bình chỉ có gần chục hành khách. Một số tuyến đi Nghệ An, Hà Tĩnh có phần đông hơn.
Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc bến xe Nước Ngầm cho biết, trong ngày hôm nay, có khoảng hơn 600 lượt xe qua bến. Sáng 25/1, các tuyến xe đi Hà Tĩnh, Nghệ An đông. Chiều các tuyến Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa khá vắng.
"Nhiều hành khách chọn ra bến xe Giáp Bát vì đây là bến xe trung tâm, đi lại thuận tiện hơn. Thêm nữa, một số hành khách có tâm lý ngại đi xa hoặc chưa biết các xe khách mới được điều chuyển về bến", ông Lập chia sẻ về lý do bến vắng khách.
Hành khách ở bến xe Giáp Bát đợi xe
Ai cũng lỉnh kỉnh đồ đạc mang về quê dịp nghỉ Tết
Một số người chờ đợi xe quá lâu tỏ ra mệt mỏi
Trái ngược với vẻ đông đúc ở bến Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm khá vắng khách
Khách chờ đi tuyến Hà Tĩnh, Nghệ An
Xe khách xếp hàng ở bến Nước Ngầm nhưng không có khách
Một số hành khách chờ người thân tại bến Nước Ngầm
Ùn tắc tại tuyến đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến
Nhiều xe máy lao lên vỉa hè
Có người còn đi ngược đường trên vỉa hè
Dưới lòng đường cũng có xe máy đi ngược chiều
Những người chở quất, đào suốt ruột vì họ phải đi nhanh kịp giao hàng cho khách
Một lái xe buýt mở cửa xem nguyên nhân vì sao đường tắc
Theo Danviet
Hàng loạt xe bị chuyển bến: Bắt xe về quê ăn Tết thế nào? Hàng loạt xe khách bị chuyến bến khiến nhiều người ngỡ ngàng vì không biết sẽ bắt xe ở bến nào cho thuận tiện. Dưới đây là một số tuyến xe chính, có tần suất nhiều tại các bến xe ở Hà Nội. Theo Danviet