Bến xe kẹt cứng, taxi “hốt bạc”… sau nghỉ Tết
Mặc cho mưa phùn giá rét, người dân từ khắp các tỉnh thành lại ùn ùn trở lại Hà Nội sau nhiều ngày nghỉ Tết. Các bến xe trong nội đô ngay từ đầu buổi chiều nay (2.1) xe khách lũ lượt đổ về bến; do thời tiết mưa, lạnh… nên dịp này dịch vụ taxi kiếm bộn tiền.
“ Hành xác” ngày trở lại
Xe khách ùn ùn đổ về bến Mỹ Đình ngay từ đầu giờ chiều. (ảnh: Đạt Lê).
Theo khảo sát của PV Laodong.com.vn, ngay từ đầu giờ chiều tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm,… lượng xe khách đã đổ về bến khá nhiều. Đặc biệt, từ khoảng 16h cùng ngày xe khách từ khắp các tỉnh thành ùn ùn đổ về bến. Trên đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình, giao thông lộn xộn do taxi, xe ôm đón trả khách.
Vừa xuống xe chị Trần Thị Hoa (ở Tuyên Quang) nôn thốc, nôn tháo, hồi lâu mới tỉnh lại. Chị Hoa cho biết: “Hãi quá, tôi chưa bao giờ say xe, vậy mà hôm nay không thể chịu nổi. Mặc dù không bị đội vé nhưng xe quá đông, nhà xe cứ vạ đâu bắt khách đấy. Tôi nhường ghế cho bà già nên phải đứng. Ai ngờ, cả chặng đường hàng trăm km mà chỉ có đứng 1 chân”.
Tại bến xe Giáp Bát, xe liên tục đổ bến trả khách… (ảnh: Linh Chang).
Khoảng 17h, có mặt tại bến xe Giáp Bát, ghi nhận của PV cho thấy, xe khách từ các tỉnh: Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,… lũ lượt đổ bến. Hầu hết các xe này đều trong tình trạng “nêm” khách. Khu vực trả khách gần như không còn chỗ trống, mỗi khi có một xe vừa trả khách xong di chuyển đi là ngay lập tức lại có xe khách khác vào thế chỗ, hành khách lỉnh kỉnh đồ đạc xuống xe.
Đội ngũ xe ôm cũng luôn “bao vây” mỗi khi xe về bến (ảnh: Linh Chang).
Vẻ mặt thất thần sau chặng đường hơn 100km, Vũ Thị Hoài (ở huyện Thạch Thành, Thanh Hoá) chia sẻ: “Nay em buộc phải ra, vì mai em học sáng. Cũng phải đợi mãi mới bắt được xe lên Hà Nội, vì người dân, sinh viên chúng em về quê nghỉ quá đông. Xe có 24 chỗ mà nhà xe ních gần 50 người. Trở lại Thủ đô chẳng khác một cuộc hành xác”.
Cũng theo quan sát, tại bến Giáp Bát, hành khách đổ về đông nghịt, khiến cho xe buýt rơi vào tình trạng quá tải. Khu vực nhà chờ, hàng nghìn người đứng đợi, mỗi khi có một xe tới họ lại chen lấn, xô đẩy nhau lên xe nhưng đến cuối giờ chiều người dân vẫn đổ xô ra chờ xe buýt.
Video đang HOT
Hành khách đổ ra khu vực nhà chờ xe buýt, đông đến cả nghìn người. (ảnh: Đạt Lê).
Xe buýt vào bến chật ních hành khách xuống…
Và khách lên cũng chật cứng…
Tuyến đường Giải Phóng, Ngọc Hồi lượng phương tiện ùn ùn đổ hướng vào nội đô. Trước cổng bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm và nút giao Giải Phóng – Kim Đồng,… đoàn xe nối đuôi nhau dài đến vài trăm mét. Lực lượng CSGT phải đội mưa phân làn nhưng tình trạng ùn ứ vẫn xảy ra…
Dịch vụ taxi “hốt bạc”
Cũng tại các bến xe, khi đội ngũ xe ôm dù ra sức chèo kéo một cách “nhiệt tình” nhưng hành khách lại tỏ ra… thờ ơ. Trong khi đó, thì taxi lại được dịp “đuổi không hết khách”.
Do thời tiết mưa rét, dịch vụ taxi được nhiều khách lựa chọn. (ảnh: Đạt Lê).
Đứng vẫy taxi trước bến Mỹ Đình, anh Phạm Hưng (ở Vạn Phúc, quận Hà Đông) cho biết: “Gọi taxi mấy hãng đều bảo hết xe. Đúng là ngày Tết, vừa vẫy 2 tài xế tạt vào thì họ mặc cả tiền trước: 180.000 ngàn chở về đến Hà Đông. Biết là đắt nhưng rét mướt thế này có lẽ phải đi vậy”.
Theo Nguyễn Văn Cường, sinh viên Đại học Hà Nội cho hay: Em vừa ở Hà Tĩnh ra Giáp Bát, đợi xe buýt mãi không được, trời lại mưa phùn, rét muớt nên em cùng 3 người bạn rủ nhau đi taxi. Tính ra cũng chỉ đắt hơn xe ôm vài chục nghìn mà lại ấm áp, sạch sẽ.
Taxi nối đuôi nhau đón trả khách, “hốt bạc” trong dịp nghỉ Tết này… (ảnh: Đạt Lê).
Một tài xế taxi cho hay: “Trời lạnh thế này, lại mưa nữa nên chả mấy ai muốn đi xe ôm. Chẳng mấy dịp chúng tôi được kén khách. Chưa trả khách đã có khách gọi, hoặc đi dọc đường cũng thoải mái khách”. Tài xế tên Th (hãng taxi Âu Lạc) cho biết, chỉ trong 3 giờ đồng hồ cũng kiếm ngót nghét 2 triệu đồng…
Đưa con đi chơi phố Hoa, chị Nguyễn Thị Yến (ở Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: Nghĩ cả năm mới có ngày lễ nên đưa 3 đứa cháu lên Hồ Gươm chơi từ hôm qua. Ai ngờ, chiều nay về trời lại mưa rét nên bắt taxi về. Họ mặc cả phải 550.000 ngàn đồng mới chở. “Bình thường tôi đi cũng chỉ mất hơn 300 nghìn đồng. Sợ cháu nhỏ ốm nên đành bấm bụng mà đi” – chị Yến thở dài.
Theo Lao Động
Bi kịch những bệnh nhân quyết tâm... phải chết
Trong cuộc tiếp xúc với các bác sĩ trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), tôi đặc biệt ấn tượng bởi câu chuyện về những người không thích được... cứu sống. Đó là nạn nhân của những ca tự tử bất thành.
Những người thích... "hành xác"
Theo chuyên gia tâm lý Lê Phạm Phương Lan, thời gian gần đây, có một xu hướng phổ biến trong giới trẻ là việc tự gây thương tích bằng cách dùng dao tự cắt, rạch vào tay hoặc một số bộ phận cơ thể. Một số khác còn có hành vi nguy hiểm hơn mỗi khi bế tắc trong cuộc sống lại nghĩ đến việc tự tử bằng nhảy cầu hoặc nhảy xuống từ một độ cao kinh khủng nào đó. Những hành động điên rồ, thiếu suy nghĩ như thế, nếu không gây ra cái chết cũng để lại những di chứng tâm lý lâu dài.
Chuyên gia tâm lý Phương Lan cho biết: Có nhiều trường hợp mới 10 tuổi đã có những hành động chống đối bố mẹ bằng việc tự đánh đập, cấu véo tạo ra những vết thâm tím trên thân thể để bố mẹ "đau". Có em còn lấy dao lam cắt tay đến chảy máu... Không ít trẻ tự hành xác chỉ vì buồn bực do bị bố mẹ phản đối cấm đi chơi điện tử với bạn bè; có em chỉ để chống lại sự đối xử bất bình đẳng của bố mẹ, do ganh tị với người em luôn được ba mẹ ưu tiên, khen ngợi; nhưng cũng có trường hợp xuất phát từ sự lo lắng bởi thay đổi về tâm sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì.
Từ ngày có kinh nguyệt và cơ thể phổng phao lên, Thanh An (14 tuổi, Đồng Nai) luôn có cảm giác căm ghét cơ thể mình. Trong đầu em luôn nghĩ đến việc tìm cách tự làm tổn thương bản thân. Trường hợp của Hải (13 tuổi, Dĩ An, Bình Dương) càng kỳ quặc hơn: Được bố mẹ bố trí ở một phòng riêng để hình thành tính tự lập, nhưng do hiểu lầm là bị bố mẹ bỏ rơi nên em đã lấy dao tự... cắt tay mình. Nhiều bạn trẻ tâm sự trên các diễn đàn, cảm giác đau buốt đó giúp các em vơi bớt sự căng thẳng, lo âu, thấy mình không bị áp lực bởi bố mẹ hay bạn bè.
Một bệnh nhân đang được điều trị tích cực vì tự tử bằng thuốc diệt cỏ (ảnh minh họa).
Theo bà Phương Lan, ở tuổi dậy thì, các em có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm lý. Tuy nhiên, do hiểu biết về mặt xã hội các em còn non kém, khả năng điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc rất hạn chế. Nên trước hết các bậc phụ huynh cần thường xuyên tiếp xúc với các em hơn nữa, trao đổi chân thành như những người bạn, tế nhị chỉ dẫn cho trẻ những biểu hiện mới lạ của cơ thể để các em khỏi bỡ ngỡ, quen dần và tự hào vì mình sắp trưởng thành. Chúng ta không nên thả một cách tự nhiên mà phải làm điểm tựa hỗ trợ cho các em khi gặp khó khăn. Nhất là tránh phê phán trẻ trước đám đông, vì các em dễ bị tổn thương, càng có nhiều hành vi sai lệch để chống đối không thể kiểm soát được.
Từ những việc chống đối bố mẹ, giới trẻ quay sang tiêu cực và quyết chí hủy hoại đời. Và có lẽ, cũng chỉ vì những lý do không tên, ở đâu đó người ta lại gặp nhiều tình huống tự tử "có một không hai". Các bậc phụ huynh bị "sốc" bởi những vụ tự tử và cả doạ tự tử cứ liên tiếp diễn ra của những đứa con mà mình mang nặng đẻ đau. Và, dù người tự tử (và cả doạ tự tử) được cứu sống nhưng hành động ấy cũng để lại di chứng dai dẳng với chính cuộc đời họ.
Hủy hoại đời bằng thuốc độc
Tháng 8/2010, dư luận được phen xôn xao trước thông tin một học sinh cấp 3 ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, vì quá bế tắc trong cuộc sống đã uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cô gái này 17 tuổi, tên Xuân Trà. Sau khi biết Trà quyên sinh, người nhà đã đưa đến trung tâm y tế huyện Thuỷ Nguyên rửa dạ dày, sau đó chuyển lên bệnh viện Việt - Tiệp cấp cứu.Nhưng Trà đã ra đi vĩnh viễn giữa cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Nguyên nhân Trà tìm đến cái chết tức tưởi chỉ là những uẩn khúc trong gia đình không được giải quyết triệt để.
Trường hợp của Trà tưởng chừng chỉ là do những phút nông nổi nhất thời, hành động trong lúc tinh thần phấn khích thái quá nhưng đó lại là lời cảnh báo cho vấn nạn "giải thoát" bản thân của giới trẻ hiện nay.
Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên - trung tâm Chống độc cho biết, có một thực tế là diễn tiến các ca tự tử bằng thuốc diệt cỏ ngày càng nhiều mà nguyên nhân chính được bắt nguồn xoay quanh mâu thuẫn gia đình. Thường là bất đồng quan điểm giữa cha mẹ, con cái, cũng có trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình. Gần đây nhất, trong một tuần trung tâm liên tiếp cấp cứu cho ba bệnh nhân ngộ độc nặng do uống thuốc diệt cỏ, trừ sâu. Cả ba bệnh nhân đều còn rất trẻ và đều phải lọc máu, uống thuốc chống xơ phổi.
Bác sỹ Nguyên vẫn nhớ trường hợp bệnh nhân Dương Văn Tú, 20 tuổi, ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ. Vì bất mãn cuộc sống và không chịu được sự gò ép của bố mẹ trong lối sống cũng như sự ngăn cản trong các mối quan hệ bạn bè, Tú mua thuốc diệt cỏ về uống, gia đình đã phát hiện và kịp thời đưa anh đến bệnh viện cấp cứu. Dù trong quá trình điều trị, bệnh nhân Tú vẫn tỉnh táo nhưng các bác sĩ đã tiên lượng sự sống rất mong manh. Có nhiều trường hợp bị ngộ độc do hóa chất paraquat (chất diệt cỏ) có thể không tử vong ngay nhưng một vài tuần, thậm chí một vài tháng sau đó, bệnh nhân có thể sẽ tử vong do suy hô hấp.
Một bệnh nhân tên Huy, ở Hà Nội, đạt con số kỷ lục về số lần tự tử, anh này chỉ "đến được với thần chết" trong lần tự tử thứ 9. Nhưng cũng có những người dường như cuộc sống đối với họ là đày ải nên không chỉ một lần họ tìm đến với cái chết. Bác sỹ Nguyên kể lại: Huy đã có vợ con, được người nhà đưa đến trung tâm lần đầu cách đây vài năm vì uống thuốc trừ sâu. Sau lần đầu tiên tìm cách tự tử và được cứu sống đó, anh ta liên tiếp "tìm đường đến với thần chết" bằng nhiều cách khác nhau. Người nhà mấy phen hốt hoảng, hết đưa Huy vào bệnh viện Bạch Mai, tới bệnh viện Thanh Nhàn, rồi sang cả bệnh viện Đống Đa để các các bác sỹ cứu mạng anh ta. Tuy nhiên, trong lần tự tử thứ 9, các bác sỹ bệnh viện Thanh Nhàn đã phải bó tay với "quyết tâm" tìm tới cái chết đến cùng của anh ta.
Thất vọng vì... được cứu sống
Bác sĩ Nguyên cho biết, hầu hết các trường hợp bệnh nhân tìm giải pháp uống hóa chất, thuốc độc, kháng sinh liều cao... để tự tử đều mong muốn đoạn tuyệt cuộc sống. Vì thế khi biết mình được cứu sống, các bệnh nhân đều tỏ ra thất vọng vì đã không đạt được mục đích. Nhiều trường hợp bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ, không khai báo đã uống thuốc gì nhằm gây khó khăn cho công tác cấp cứu. Thậm chí không ít lần bác sĩ bị chính bệnh nhân chửi mắng, phun nước bọt vì đã ngăn cản ý định tự tử của họ.
Đối với những trường hợp tự tử bất thành đều rơi vào cơn sốc tinh thần, sống ngày càng tiêu cực. Trong đầu họ lúc nào cũng nghĩ là sẽ chết để giải thoát nên có thể sau lần tự tử đầu tiên, họ lại lên kế hoạch cho lần tự tử tiếp theo. Vì thế, theo bác sỹ Nguyên, với những người này, cần theo dõi chặt chẽ và ân cần hơn để họ vượt qua những cơn sốc tinh thần.
Bác sỹ Nguyên cảnh báo về tình trạng giới trẻ tìm đến "chai hủy diệt màu xanh" là liều thuốc kết thúc sự sống rất nhanh, mạnh. Cơ may sống có thể le lói, nhưng những hệ lụy dai dẳng thì không ai tiên liệu trước được. Các bác sĩ trong lĩnh vực chống độc, ngộ độc paraquat cho tới nay chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng đỡ, chứ chưa có biện pháp nào hữu hiệu. Dấu hiệu sớm là ngay sau khi uống thuốc diệt cỏ paraquat bệnh nhân sẽ bị loét niêm mạc miệng, nuốt đau. Độc chất vào máu sẽ nhanh chóng làm hoại tử tế bào. Nếu bệnh nhân bị nặng sẽ gây tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê, tử vong sau vài giờ đến vài ngày. Dấu hiệu muộn thường có sau một tuần: Suy hô hấp do xơ phổi, suy thận cấp, suy gan (vàng da, gan to). Và muộn hơn nữa là có thể tử vong sau vài tháng...
Theo Nguoiduatin
Tường trình của một người "hành xác" trên xe buýt Hà Nội Ngay sau vụ lái xe, phụ xe buýt ở Hà Nội bắt khách... quỳ, phóng viên Dân Việt đã có hai ngày dạo phố Hà thành bằng xe buýt để mục sở thị về chất lượng của xe buýt. Quả thật, lên xe buýt rồi mới thấy đó là một cuộc hành xác. Cảnh chen lấn trên xe buýt lúc 18 giờ tối...