Bến xe Hà Nội đông kín người về quê nghỉ Tết Dương lịch
Chiều nay (31/12), dòng người từ các ngả đường của Thủ đô nườm nượp đổ về các bến xe để đón xe về quê nghỉ Tết Dương lịch 2015.
Đầu giờ chiều nay các bến xe đã đông kín người về quê nghỉ Tết Dương lịch (ảnh chụp tại bến Mỹ Đình lúc 14h30 chiều 31/12)
Tết Dương lịch năm nay, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ 1/1/2015 đến hết 4/1/2015. Đây là kỳ nghỉ dài nên nhiều người đã tranh thủ về quê hoặc lên kế hoạch cho những chuyến đi chơi xa.
Ngay từ đầu giờ chiều nay (31/12), dòng người từ các ngả đường của Thủ đô Hà Nội đã liên tục đổ về các bến xe để đón xe về quê khiến các bến xe luôn trong tình trạng đông đúc. Hầu hết các bến xe cũng đã phải huy động xe tăng cường để đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại bến xe Mỹ Đình lúc 14h30 chiều nay, tại các vị trí như sân trước cửa bến, hành lang, nhà chờ, phòng bán vé, bãi xe phía sau đã đông kín người lỉnh kỉnh đồ đạc vội vã đón xe quê.
Đường Phạm Hùng khu vực gần bến xe Mỹ Đình dòng xe đã chật cứng
Dòng người liên tục đổ về bến xe Mỹ Đình
Đồ đạc lỉnh kỉnh về quê
Trước cửa bến xe Mỹ Đình
Video đang HOT
Khu vực cửa ra của bến Mỹ Đình
Hành lang phía sau bến xe Mỹ Đình
Các ngả đường của bến xe Mỹ Đình luôn nườm nượp người
Các nhà xe hoạt động hết công suất
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn – PGĐ bến xe Mỹ Đình cho biết: “Kỳ nghỉ Tết Dương lịch này lượng khách tăng nhiều so với ngày thường và tăng cao hơn ngày cuối tuần hàng tuần. Lúc cao điểm sẽ đạt khoảng 30.000 – 35.000 lượt khách/ngày. Tuy nhiên, hiện các phương tiện vận tải tại bến mới hoạt động bình quân mới đạt 50% hệ số trọng tải phương tiện. Vì vậy lượng xe như vậy là cơ bản phục vụ đủ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp này”.
Cũng theo ông Tuấn, bến xe đã lên phương án vận tải cụ thể cho dịp nghỉ lễ này từ những ngày trước đó. Lượng xe dự kiến là 1.550 lượt xe/ngày, tăng gấp 1,2 lần so với ngày thường, chủ yếu ở các tuyến đường như: Vinh, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Phú Thọ…
Bến Xe Giáp Bát đã đông kín người từ đầu giờ chiều
Tương tự tại các bến xe như Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm… lượng khách đi lại qua bến chiều nay cũng đông hơn nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, đại diện các bến xe này cho biết, do đã lên kế hoạch vận tải dịp nghỉ Tết Dương lịch 2015 từ vài tuần trước nên các bến xe đã có những phương án cụ thể, chủ động, đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu đi lại của nhân dân an toàn về người và tài sản.
Trong 4 ngày nghỉ Tết Dương lịch, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội được huy động tối đa để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Theo phương án phân làn đường, bố trí lực lượng phòng chống ùn tắc tại 336 nút giao thông và các điểm vui chơi trong dịp nghỉ Tết Dương lịch của Phòng CSGT – CATP Hà Nội, từ chiều ngày 31/12 cho đến hết 4 ngày nghỉ Tết Dương lịch, các chiến sĩ CSGT sẽ được huy động 100%.
Lực lượng CSGT Hà Nội sẽ được huy động tối đa quân số để đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ.
Các chiến sĩ sẽ hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông, phòng chống ùn tắc trong giờ cao điểm, hỗ trợ nhân dân trong mọi tình huống, đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người ngoại tỉnh, người nước ngoài. Lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng chức năng phòng chống ùn tắc tại 336 nút giao thông và các điểm vui chơi giải trí. Ngoài ra, tất cả 15 tổ công tác 141 cũng được duy trì 24/24h, khép kín thời gian, mở rộng địa bàn, tập trung trấn áp các loại hình tội phạm và chống đua xe trái phép. Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT Hà Nội – cho hay, đơn vị này sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị và các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả việc bố trí lực lượng phân luồng, tổ chức giao thông phục vụ thi công tại các công trình và các điểm rào chắn. Khánh Linh
Nguyễn Dương
Theo Dantri
'Chốn vô luật pháp' ở đường trên cao: Đã có nhiều cái chết thương tâm
Lãnh đạo CSGT Hà Nội đã thông tin về nhiều cái chết thương tâm liên quan đến xe máy khi cố tình đi lên đường trên cao.
Thượng úy Đào Việt Long - Đội trưởng Đội CSGT số 6 - Phòng CSGT Công an Hà Nội.
Đó là những thông tin thực sự đáng báo động mà Thượng úy Đào Việt Long - Đội trưởng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP.Hà Nội) chia sẻ trong cuộc trao đổi với PV liên quan đến hành vi vô văn hóa giao thông trên đường trên cao khu vực Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).
- Hiện trạng người dân tham gia giao thông tại đường trên cao thuộc địa bàn của đội hiện nay diễn ra như thế nào, thưa ông?
Đường vành đai 3 trên cao của đội phụ trách bắt đầu từ đường Phạm Hùng ngang qua bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Khuất Duy Tiến với hơn 1.000 chuyến xe khách chạy qua mỗi ngày nên đây là địa bàn tương đối phức tạp. Đường trên cao dành cho riêng cho xe ô tô với vận tốc quy định là 80km/h - 100km/h, đặc biệt các phương tiên xe thô sơ và người đi bộ không được phép lưu thông.
Tuy nhiên, thời gian gần đây có nhiều xe máy đi lại trên cầu, người đi bộ đứng lên lan can thành cầu để đón những xe khách sai tuyến chạy lên. Đơn vị chúng tôi đã bố trí những tổ tuần tra công tác, để xử lý nghiêm đối với các lái xe khách đón trả khách tại đường trên cao vì đây là hành vi rất nguy hiểm.
Đối với xe máy đi trên đường trên cao, quan điểm của đội CSGT số 6 là không dừng xe ở đường trên cao để xử lý vì rất nguy hiểm. Chúng tôi đã bố trí cán bộ chiến sĩ ở các điểm lên xuống đường trên cao để xử lý, nhắc nhở ngăn chặn những người vi phạm.
Từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông tại đường trên cao, 4 vụ có liên quan đến xe mô tô và đã có 3 người chết rất thương tâm.
- Theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều xe khách ngang nhiên đón trả khách trên đường trên cao khi về bến xe Mỹ Đình, đối với những hành vi này sẽ xử lý như thế nào?
Đối với xe khách chúng tôi có chuyên đề của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thường xuyên xử lý lỗi đón trả khách sai quy định, chạy không đúng tuyến, chạy với vận tốc tối thiểu để đón khách. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục triển khai và từ năm 2013 đến nay đơn vị đã xử lý 140 trường hợp tại tuyến Phạm Hùng.
Ngoài ra, đối với xe khách chúng tôi còn thực hiện xử lý vi phạm qua hình ảnh. Ngoài giờ cao điểm khi lưu lượng giao thông giảm tải và các phương tiện lưu thông với vận tốc trung bình, chúng tôi bố trí những tổ mặc thường phục có camera giám sát để ghi lại hình ảnh những lái xe cố tình vi phạm, đi với tốc độ rùa bò đón trả khách dọc đường trên cao và tuyến đường Phạm Hùng phía dưới.
Sau khi thu được những hình ảnh, chúng tôi viết giấy mời, yêu cầu chủ phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện vi phạm đến trụ sở để làm việc. Chúng tôi cũng đã ký quy ước với Ban quản lý bến xe Mỹ Đình và các bến xe khác, sau khi thông báo 3 lần mà người điều khiên phương tiện không đến hay không chấp hành, chúng tôi sẽ yêu cầu ban quản lý không cho chạy trên tuyến nữa.
- Trường hợp xe máy đi ở đường trên cao diễn ra phổ biến khi mà các phương tiện khác lưu thông với tốc độ rất cao, nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải có giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm này?
Để lên đường trên cao chỉ có một số nút là các lối mở, những lối đó đội CSGT số 6 đã bố trí lực lượng cắm chốt để hướng dẫn những người điều khiển xe mô tô không biết là đường cấm không đi lên.
Đối với những người cố tình vi phạm, khi biết đó là đường cấm nhưng vẫn coi thường tính mạng của mình, chúng tôi kiên quyết xử phạt theo quy định.
Chúng tôi cũng đang đề xuất Phòng CSGT và Công an Thành phố, tại những điểm mở nên có cảnh báo rõ ràng, như bố trí áp phích có đèn Led chạy chữ ghi rõ hướng đi dành cho xe máy và ô tô để những người tham gia giao thông ở đường trên cao chủ động chuyển hướng rẽ phải để đi xuống dưới khi nhìn thấy.
Đồng thời thông qua các kênh truyền thông để cảnh báo cho người dân biết, nếu không chấp hành luật lệ an toàn giao thông đi trên đường trên cao sẽ rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến người tham gia lưu thông xung quanh.
- Vì sao ở những điểm nút giao thông như vậy, Phòng CSGT Hà Nội không lắp các camera để theo dõi, và xử lý tình trạng vi phạm trên đường trên cao?
Phương án lắp camera nằm trong lộ trình của Ủy ban an toàn giao thông Quốc Gia, và đang thí điểm tại Phòng CSGT Hà Nội. Năm 2013 ở TP.HCM và Cần Thơ đã áp dụng và đã xử lý được 20% - 40% trường hợp vi phạm giao thông.
Tôi nghĩ đây là một lộ trình hoàn toàn đúng đắn. Hiện chúng tôi vẫn có người của trung tâm giám sát và chụp lại những hình ảnh vi phạm giao thông. Trường hợp vi phạm của đội nào sẽ viết giấy mời người vi phạm đến cơ sở để giải quyết.
Cũng phải nói thêm, có cung mới có cầu, nếu xe khách tham gia giao thông trên đường, không có những người có nhu cầu sẽ không dừng lại đón khách được và bản thân những người chờ xe khách có hiểu luật, có nhận ra đấy là điều sai trái không? Tôi nghĩ đây là vấn đề xã hội, cần phải huy động mọi thành phần xã hội tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân để mọi người hiểu.
Ở nước ngoài mọi người dân đều có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, muốn bắt được xe phải vào bến. Cần phải tuyên truyền thường xuyên cho mọi người dân từ thành thị đến nông thôn.
- Sắp tới Đội CSGT số 6 có tham mưu gì với Phòng CSGT Hà Nội để có phương án xử lý dứt điểm vi phạm tại đường trên cao?
Đơn vị chúng tôi đã có đề xuất lắp thêm những biển cảnh báo trên đường vành đai 3 trên cao. Đồng thời lắp thêm đèn để người tham gia giao thông có thể phát hiện ra biển cảnh báo đó.
Chúng tôi cũng đề xuất lắp camera giám sát hành trình tại những điểm nút mở ở đường trên cao. Qua đây chúng tôi cũng có những khuyến cáo đến người tham gia giao thông ngoài chấp hành luật giao thông, nên chú ý quan sát biển báo tại các lộ trình để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Theo VTC
Hà Nội: Đình tài 26 xe khách vi phạm trong dịp nghỉ lễ 2/9 Thông tin từ một số bến xe trên địa bàn Hà Nội cho biết, trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, đã xử phạt đình tài 26 nhà xe do vi phạm các lỗi vận tải như chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vi phạm nội quy bến... Ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc Bến xe Giáp Bát...