Bến xe 91B chính thức chấm dứt hoạt động
Bến xe khách 91B đã thực hiện việc di dời, nơi đây đã trở thành Điểm đầu- điểm cuối xe buýt TP Cần Thơ.
Ban ATGT TP Cần Thơ và Sở GTVT TP kiểm tra tình hình hoạt động của Bến xe khách Trung tâm TP Cần Thơ ( quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Ảnh: Lê An
Sáng 1/1, Ban ATGT TP Cần Thơ và Sở GTVT TP phối hợp kiểm tra tình hình di dời 50% lượng phương tiện còn lại tại Bến xe khách 91B (số 36 Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) về Bến xe khách Trung tâm TP Cần Thơ (quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Ông Nguyễn Minh Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ cho biết, Bến xe Khách Trung tâm TP Cần Thơ có diện tích khoảng 8ha. Đến nay công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành, hiện chỉ còn triển khai xây dựng kho chứa hàng và bãi đậu xe môtô.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND TP, từ 0h ngày 1/1, công ty đã cho di dời khoảng 270 phương tiện còn lại tại Bến xe khách 91B về đây, nâng số tổng phương tiện tại bến lên trên 600 xe. Cạnh đó, công ty cũng đã bố trí xe trung chuyển miễn phí từ Bến xe khách 91B về Bến xe khách Trung tâm cho những hành khách chưa nắm được thông tin trong những ngày đầu thực hiện việc di dời.
Việc di dời cơ bản đã hoàn thành. Ảnh : Lê An
Tại buổi kiểm tra, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT TP Cần Thơ thông tin, đến thời điểm hiện tại, công tác di dời bến xe cơ bản đã hoàn thành.
Trong sáng nay, Thanh Tra Sở phối hợp cùng với Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Trật tự, Công an TP Cần Thơ triển khai lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; trong đó, tập trung tại các điểm như Trạm thu phí cũ Cầu Cần Thơ, Bến xe 91B, siêu thị Big C, dọc theo Bến khách Trung tâm,… đảm bảo không để xảy ra tình trạng xe dù, bến cóc.
Video đang HOT
Còn Bến xe khách 91B, Sở cũng chỉ đạo Công ty cho di dời xe buýt vào bên trong bến và nơi đây cũng đã được đổi tên thành Điểm đầu – điểm cuối xe buýt TP Cần Thơ.
Đang chuẩn bị đón khách cho chuyến xe đầu tiên khi di dời về Bến xe khách Trung tâm, ông Nguyễn Tấn Thạch, quản lý xe khách tuyến Cần Thơ – Mỹ Tho bày tỏ sự lo lắng do việc di dời hoạt động sẽ làm giảm lượt khách.
“Nhiều hành khách không nắm được thông tin di dời cũng như chưa biết được vị trí phương tiện đậu tại bến mới, nên trong thời gian đầu, chúng tôi không tránh khỏi tình trạng vắng thậm chí là mất luôn khách”, ông Thạch nói.
Bến xe 91B đã trở thành bến Điểm đầu- điểm cuối xe buýt TP Cần Thơ. Ảnh: Lê An
Cạnh đó, nhiều nhà xe cũng thắc mắc vì mức giá xuất bến tại bến xe mới cao hơn nhiều so với bến xe cũ. Theo một nhà xe tuyến Cần Thơ – Rạch Sỏi (loại xe 16 chỗ) khi hoạt động ở Bến xe khách 91B mỗi lần xuất bến, chủ xe đóng 192.000 đồng nhưng khi về đây, họ phải đóng đến 237.000 đồng, với mức phí này nhà xe rất khó duy trì và sẽ có khả năng thua lỗ.
Về vấn đề này, Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, về mức giá vé cho hành khách trong những ngày nghỉ lễ vẫn đảm bảo như ngày cũ, không xảy ra tình trạng tăng giá vé.
Riêng về mức phí rời bến, thực hiện theo Quyết định về việc quy định giá dịch vụ xe ra vào bến của UBND TP Cần Thơ thì mức giá dành cho Bến xe khách Trung tâm (bến xe loại 1) khác với Bến xe khách 91B (bến xe loại 2) .
“Tuy nhiên, về vấn đề chủ xe phản ánh, tôi sẽ cho kiểm tra lại để đảm bảo quyền lợi của người dân”, ông Lê Tiến Dũng nói.
Xe buýt đã được di dời vào Bến xe khách 91B cũ. Ảnh: Lê An
Theo Giaothong
Cần Thơ: Trồng nhãn lạ, tiền lời nhiều hơn gấp 2-3 lần nhãn thường
Thanh nhãn, một giống nhãn mới xuất hiện tại ĐBSCL, đã được anh Phạm Quang Đạm (41 tuổi, ngụ phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) trồng, vừa bán đợt đầu tiên và được thị trường đón nhận rất tốt.
Giống nổi trội
Theo lời anh Đạm, hơn chục năm trước, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh về cải tạo mảnh vườn quê nhà trồng cam. Rồi dần dần tích góp tiền mua thêm đất. Vài năm trước, phong trào trồng cam sành ở Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phát triển mạnh, lượng cung nhiều, giá bán thấp.
Khoảng 2 năm trước, nghe ở Bạc Liêu có giống thanh nhãn mới nên anh Đạm tìm đến. Giống thanh nhãn này do một nữ chủ vườn nhãn ở Bạc Liêu lai tạo. Trong một lần vào vườn nhãn hái trái, người này phát hiện ở những gốc nhãn già cỗi cho trái màu vàng tươi, cơm dày, khô ráo, vị thơm, ngọt và giòn hơn những giống nhãn khác trong vườn. Vì vậy, người này lấy cành cây nhãn trên ghép lên gốc nhãn cũ và cho ra đời giống nhãn mới gọi là thanh nhãn như hiện nay.
Anh Đạm thu hoạch thanh nhãn trong vườn.
"Tôi đã tìm đến Bạc Liêu, ăn thử vài trái thanh nhãn và bị thuyết phục ngay vì ưu điểm của loại nhãn này là trái to, cơm dày, hạt nhỏ, ráo nước, không ngọt lịm như nhãn long hay da bò mà chỉ ngọt thanh. Đặc biệt, thanh nhãn không bị bệnh chổi rồng, một loại bệnh từng ám ảnh các nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL" - anh Đạm cho biết.
Thấy nhiều điểm vượt trội, anh mua 1.300 gốc về vườn nhà trồng trên diện tích hơn 15 công. Theo lời anh Đạm, thanh nhãn rất nhẹ công chăm sóc và tiết kiệm được nhiều chi phí. Giống nhãn này không cần xử lý ra hoa, đến mùa là nhãn tự ra hoa cho trái và một năm chỉ thu hoạch 1 đợt vào khoảng tháng 5 âm lịch.
"Tôi đang trồng nhãn theo hướng hữu cơ, bón phân sinh học để cho trái chất lượng. Từ cây giống, trồng khoảng 18 tháng sau là cho thu hoạch trái chiến. Tôi vừa thu hoạch đợt đầu tiên, 1 cây cho ra khoảng 20 kg trái, giá bán lẻ cho bên ngoài khoảng 120.000 đồng/kg, riêng bán cho siêu thị, shop trái cây là 100.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần so với nhãn long hoặc nhãn da bò" - anh Đạm thông tin.
Một cây thanh nhãn trồng sau 18 tháng cho khoảng 20 kg trái/cây.
Sẽ xuất bán ra nước ngoài
Vụ thu hoạch đầu tiên, anh Đạm đã gửi sản phẩm chào hàng ở nhiều siêu thị và các công ty xuất khẩu nên đã thu hồi một phần vốn, không lời nhiều. Dự kiến nếu trồng tiếp đến năm thứ 3, thứ 4 thì cây thanh nhãn cho lợi nhuận khá do giá bán rất cao và khan hàng trên thị trường.
"Thanh nhãn cho trái lớn, khoảng 35 trái/kg, trái trung bình khoảng 50 trái/kg, cơm dày, ngọt thanh nên khi đi chào hàng, nhiều khách hàng rất ưng. Vừa qua, một công ty của Ấn Độ đã đồng ý giống nhãn này. Sau khi họ kiểm tra các thứ và đã thỏa thuận với tôi, vụ tiếp theo tôi sẽ xuất bán thanh nhãn sang Ấn Độ", anh Đạm hồ hởi.
Thanh nhãn có cơm dày, ráo nước, vị ngọt thanh, hạt nhỏ.
Sau mùa thu hoạch vừa rồi, anh Đạm đã mua thêm gần 3.000 gốc nhãn trồng trên diện tích 17 công. Ngoài ra, nhà vườn này còn bán giống thanh nhãn từ 100.000-120.000 đồng/cây giống.
Thấy đây là loại cây trồng có lợi nhuận cao nên anh Đạm đã thành lập HTX Thúy Giang với 13 thành viên, với diện tích trồng thanh nhãn khoảng 12 ha.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Thậm, Trưởng phòng Kinh tế quận Cái Răng, nói: "Hộ anh Đạm là nơi trồng thanh nhãn đầu tiên của địa phương. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy cây thanh nhãn cho lợi nhuận kinh tế cao nên dự kiến trong năm nay, quận sẽ mở rộng trồng thêm 10 ha, đến năm 2020 là 50 ha và thị trường là xuất khẩu sang Ấn Độ, Hàn Quốc. Sang năm, quận cũng sẽ hỗ trợ những người dân trồng thanh nhãn theo chuẩn VietGap để thuận lợi xuất ngoại"
Theo Nguyễn Chương (nld)
Quan Âm Bồ Tát cưỡi rồng vàng hiện hình trên cây khế Tượng Phật Di Lặc cưỡi rồng, Long Tranh Hổ Đấu... lần lượt hiện hình trên cây khế, mận già hàng chục năm tuổi ở miền Tây. Anh Trần Quốc Việt (ngụ quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) - chủ nhân của các gốc cây khế già có tượng Phật Di Lặc, Phật Quan Âm... xuất hiện vừa làm nhiều người kinh ngạc khi "chơi...