Bến xe 50 tỷ đồng trống vắng
Thực hiện chủ trương xã hội hóa xây dựng bến xe mới Thượng Lý nhằm thay thế bến Tam Bạc, UBND Hải Phòng chấp thuận cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Khi bến hoàn thành, thành phố không hỗ trợ phân luồng tuyến khiến khách vắng tanh, doanh nghiệp lao đao.
Theo chủ trương xã hội hóa của thành phố Hải Phòng, bến xe khách Thượng Lý, do Công ty Kim khí Hải Phòng đầu tư 50 tỷ đồng, được xây dựng nhằm tiếp nhận hoạt động vận tải từ bến Tam Bạc, phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị và lập lại trật tự an toàn giao thông.
Sau hơn một năm xây dựng dưới sự giám sát gắt gao của các ngành chức năng, bến xe đã hoàn thành và được thành phố gắn biển Công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Hải Phòng giải phóng (13/5/1955-13/5/2015).
Theo quy hoạch được UBND thành phố và các sở ngành phê duyệt, bến xe Thượng Lý có tổng diện tích 11.600 m2, đảm bảo cho 300 lượt xe ra vào mỗi ngày và lưu lượng hành khách từ 1.500 đến 2.000 lượt người.
Ngày 13/5, Sở Giao thông Hải Phòng đã báo cáo và được thành phố chấp nhận phương án đóng cửa bến Tam Bạc và điều chuyển 63 phương tiện với lưu lượng 106 chuyến tuyến Hà Nội – Hải Phòng mỗi ngày về bến Thượng Lý. Đến 21/5, Sở tiếp tục có thông báo về việc đóng cửa bến Tam Bạc vào ngày 31/5. Tuy nhiên, sau đó, Sở lại đề nghị lùi thời gian đóng cửa bến Tam Bạc sang ngày 15/6.
Ngày 5/6, thay vì điều chuyển phương tiện từ Tam Bạc sang Thượng Lý như chủ trương ban đầu, Sở Giao thông Hải Phòng có công văn cho phép các doanh nghiệp hoạt động vận tải tại bến xe Tam Bạc tuyến Hải Phòng – Hà Nội được lựa chọn giữa bến xe Niệm Nghĩa (thuộc Công ty TNHH MTV Bến xe Hải Phòng) và bến Thượng Lý trong thời gian từ nay đến 31/12.
Ông Vũ Đình Hưng, Phó tổng Giám đốc Công ty Kim khí Hải Phòng cho biết, ngay sau thông báo của Sở Giao thông Hải Phòng, các doanh nghiệp vận tải đã rút hết khỏi bến Thượng Lý và chuyển sang đăng ký hoạt động tại bến Niệm Nghĩa.
Video đang HOT
Không có doanh nghiệp nào đăng ký hoạt động, bến xe Thượng Lý vắng tanh. Một số nhân viên mới được tuyển dụng vào làm việc ngồi buồn rầu tại phòng chờ rộng 540 m2, bố trí 120 ghế.
Cán bộ nhân viên phòng an ninh, bảo vệ ngồi chơi, xơi nước. “Chưa tính tiền lãi ngân hàng, tiền thuê đất, mỗi tháng doanh nghiệp bỏ ra 300 triệu đồng để trả lương, đóng các loại bảo hiểm cho gần 100 cán bộ, công nhân viên làm việc tại bến xe. Nếu trì hoãn thời gian đưa xe vào bến, doanh nghiệp cầm chắc nguy cơ phá sản.”- ông Hưng than thở.
Khu vực đón trả khách được xây dựng có mái che, đảm bảo cho hàng khách lên xuống không bị nắng, mưa.
Phía trước và sau nhà điều hành có lối riêng dành cho người khuyết tật.
Thùng rác lưu động được bố trí xung quanh tòa nhà trung tâm.
Hoạt động của bến xe được giám sát qua hệ thống camera.
Với hệ thống bình lọc nước của nước ngoài đạt chuẩn đặt trong phòng chờ, hành khách vô tư sử dụng nước uống miễn phí.
Với các khách đi xa, qua ngày nhà bến xây dựng nhà trông xe máy, xe đạp 2 tầng đáp ứng khoảng 400 xe. Ngay 16/6 , trao đôi vơi VnExpress, ông Mai Xuân Phương, Pho giam đôc Sơ Giao thông Vận tải Hai Phong cho biêt, UBND thanh phô va Sơ nay đa co kê hoach bô tri, phân tuyên xe khach Ha Nôi – Hai Phong hoat đông tai bên xe khach Thương Ly. Sang đâu tuân tơi bên xe nay se chinh thưc đi vao hoat đông. Hiên đa co môt sô nha xe đăng ky đươc chuyên sang bên mơi. Con thông tin cho răng cac nha xe hoat đông tai Tam Bac chuyên hêt sang bên Niêm Nghia sau 24h đêm 15/6 chi la tam thơi.
Giang Chinh
Theo VNE
Bến xe khách lớn nhất Hải Phòng đóng cửa
12h đêm 15/6, bến xe Tam Bạc (Hải Phòng) đóng cửa trong nỗi lo mất việc của nhiều nhân viên, lái xe và sự tiếc nuối của hành khách.
Bến xe có lượng khách du lịch đông nhất Hải Phòng vắng ngắt trước giờ đóng cửa.
Bến Tam Bạc - bến xe khách du lịch lớn nhất Hải Phòng sau nhiều lần trì hoãn di dời, đã chính thức đóng cửa theo quy hoạch chỉnh trang đô thị của UBND TP. Chiều 15/6, bến lác đác vài khách, khác hẳn không khí đông đúc vốn có.
Không hồ hởi chào mời người ra vào như mọi khi, những nhân viên nhà bến, đội quân cửu vạn, xe ôm khoảng 40 người ngồi ủ rũ, kiệm lời. Có người gắt lên: "Buồn muốn chết còn hỏi gì nữa, mất việc rồi".
Anh Nguyên Quôc Đoan - Trương bên xe Tam Bac ngôi thư trong phong lam viêc. "Anh chị em không ai muôn bên đong cưa, chuyên đi vi anh hương công viêc va thu nhâp", anh nói. "Ban thân tôi khi chuyên sang bên Niêm Nghia cũng bị xuống chức. May ma không mât viêc", anh thở dài.
Người cửu vạn, xe ôm lo sợ công việc không còn, cuộc sống gia đình thêm phần khó khăn.
Ủng hộ chủ trương di dời bến xe để chỉnh trang đô thị, song ông Bùi Đức Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần xe khách Thanh Long, cho rằng thông báo đóng cửa quá gấp khiến doanh nghiệp không kịp xoay xở. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng bị áp đặt về Thượng Lý cách bến xe cũ hơn 5 km, xa các quận nội thành theo ông Bình là không bình thường.
"Doanh nghiệp Thanh Long và Hoàng Long cũng như vài đơn vị khác đều kiến nghị được chuyển về bến xe khách Niệm Nghĩa hay bến Cầu Rào vì hai bến nói trên mới khai thác khoảng 50% công suất, nhưng không được chấp thuận mà không có lý do thỏa đáng", ông Bình nói và bày tỏ nghi ngờ có sự cạnh tranh không lành mạnh.
Chung quan điểm, các doanh nghiệp Vinaxuki Hà Nội, Đoàn Xuân không đồng ý với thông báo quá gấp của Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng, bởi hợp đồng doanh nghiệp ký kết với bến xe là đến hết 31/12/2015.
Những vị khách cuối cùng ở bến Tam Bạc.
Chờ xe xuất bến, chị Nguyễn Thị Thủy (38 tuổi, quê Hải Phòng lấy chồng và công tác tại Hà Nội) không giấu cảm xúc nuối tiếc khi hay tin đây là những chuyến xe cuối cùng ở Tam Bạc. Chị cho biết, bến vừa gần gũi vừa tiện lợi cho người dân cũng như du khách. "Biết làm sao được, quy luật của sự phát triển là vậy. Cái cũ mất đi thay thế bằng cái mới tốt hơn", chị nói.
Anh Hoàng Tú đến từ Hải Dương chia sẻ: "Tôi thích chơi đồ điện tử và thường về chợ Sắt kiếm đồ cho mình, cho người nhà, bạn bè, bước xuống xe là có thể lang thang một vòng chợ rồi trở lại rất nhanh. Bến chuyển đi, tôi không còn cơ hội một bước xuống xe là tới chợ".
Trung tá CSGT Trần Trọng Vấn, Trạm số 1, Công an Hải Phòng tâm sự, anh tự hào là người đầu tiên khoác ba lô về giữ an ninh trật tự cho bến và cũng là người cuối cùng chia tay với bến. Theo anh Vấn, bến Tam Bạc được đánh giá tốt về mọi phương diện, đặc biệt là tình hình an ninh trật tự. 25 năm gắn bó với anh em nhà bến và nhà xe, trung tá Vấn cảm thấy hụt hẫng khi bến đóng cửa.
Được thành lập năm 1989 tại ngã ba sông Lấp, bến Tam Bạc khi đó tuềnh toàng với hoạt động đón khách chủ yếu của ôtô 12-16 chỗ. Sau nhiều lần nâng cấp, Tam Bạc trở thành điểm có tuyến xe đường dài chất lượng cao đầu tiên cả nước, được các tỉnh khác đến học tập kinh nghiệm. Nay, bến Tam Bạc được đánh giá không còn phù hợp với đô thị phát triển bởi vị trí nằm giữa trung tâm thành phố.
Năm 2011, Hải Phòng chủ trương di dời bến Tam Bạc nên đã kêu gọi đầu tư xây dựng bến xe Thượng Lý, hoàn thành trong tháng 5/2015, với số vốn 50 tỷ đồng.
Ngày 13/5/2015, Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng ra văn bản hỏa tốc báo cáo UBND Thành phố về phương án đóng cửa bến Tam Bạc và điều chuyển hoạt động các tuyến vận tải khách về Thượng Lý vào 31/5. Việc di chuyển phải lùi thời hạn vì doanh nghiệp phản đối dữ dội.
Giang Chinh
Theo VNE
Hải Phòng đóng cửa bến xe Tam Bạc Hồi 0 giờ sáng 16-6, bến xe Tam Bạc (Hải Phòng) đã chính thức dừng hoạt động. Nơi đây được quy hoạch để xây dựng thành công viên, cây xanh dọc trung tâm thành phố, nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thành phố Cảng. Bến xe Tam Bạc đã thực hiện phục vụ đến hành khách cuối...