Bên trong xưởng chế tác linh vật rồng ‘khổng lồ’ cho đường hoa Tết ở Đà Nẵng
Hàng chục công nhân ở Đà Nẵng đang gấp rút hoàn thiện dàn linh vật để kịp đưa ra trang trí tại đường hoa Tết Giáp Thìn 2024.
Trong đó, ấn tượng nhất là con rồng ‘khủng’ dài khoảng 50 mét, nặng khoảng 1 tấn được chế tác và tạo hình tỉ mỉ, công phu.
Những ngày này, tại xưởng chế tác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), hàng chục công nhân đang tất bật hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để kịp đưa dàn linh vật rồng ra trang trí tại các vị trí đường hoa Tết Đà Nẵng 2024.
Năm nay, Đà Nẵng đầu tư gần 20 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện dự án trang trí hoa và điện chiếu sáng dịp Tết Nguyên đán nhằm phục vụ người dân, du khách vui chơi xuân.
Anh Phan Văn Việt (nghệ nhân tại xưởng) cho biết, điểm nhấn của dàn linh vật Tết tại Đà Nẵng năm nay là con rồng dài khoảng 50m. Ước tính sau khi trét bột, lên màu và hoàn thiện, rồng sẽ nặng hơn 1 tấn.
Hình dáng một linh vật rồng của Đà Nẵng đang dần hoàn thiện.
Thợ dùng bút vẽ lên xốp, rồi dùng dao cắt theo để tạo móng, vẩy cho linh vật rồng.
Với kích thước “khủng” như trên, con rồng sẽ được chia thành nhiều phần để vận chuyển đến nơi thi công đường hoa, sau đó, lắp ráp hoàn chỉnh.
Ngoài làm linh vật rồng, công nhân còn làm cụm chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ với ý tưởng 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, cùng nhiều tiểu cảnh trang trí khác.
Video đang HOT
Theo Trung tâm tư vấn kỹ thuật xây dựng Đà Nẵng, chủ đề chính của năm nay là “Con Rồng, Cháu Tiên”, đây là chủ đề quen thuộc có nhiều ý nghĩa, phù hợp với nguồn cội Việt Nam.
Xuyên suốt các điểm trang trí hoa là hình ảnh linh vật rồng được thiết kế cách điệu với nhiều hình dáng tư thế, vừa đảm bảo sự uy nghi hùng mạnh, vừa có sự gần gũi phù hợp với văn hóa Á Đông.
Ngoài mẫu rồng truyền thống, xưởng còn chế tác rồng chibi ngộ nghĩnh cho đường hoa.
Các công nhân đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để cho ra sản phẩm linh vật rồng ưng ý và đẹp nhất, trang trí đường hoa Tết.
Các linh vật và cụm biểu tượng đã hoàn thành đều nhanh chóng được vận chuyển về điểm lắp ráp tại các vị trí đường hoa Tết.
Dự kiến, đường hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 ở Đà Nẵng sẽ hoàn thành trước ngày 7/2/2024 (28 tháng Chạp năm Quý Mão) để mở cửa phục vụ người dân đến tham quan, thưởng lãm đến hết ngày 19/2/2024 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Ngôi nhà chống lũ độc đáo ở Đà Nẵng
Fairytale được xây dựng trong một khu vực nông thôn quê nằm cách xa trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Ngôi nhà có diện tích mặt sàn 70 m2 với ba tầng và một gác mái.
Ngôi nhà là tổ ấm yên bình và thơ mộng của đôi vợ chồng trẻ và hai chú chó.
Nơi công trình tọa lạc là một một vùng quê êm đềm với cánh đồng và những rặng tre xanh ngát.
Mặt tiền nhà thiết kế độc đáo với những hàng gạch nung đỏ, bố trí hài hòa với nhiều mảng bê tông bao quanh từ trước ra sau nhà.
Giữa những viên gạch nung vẫn tạo được khoảng hở giúp ánh sáng chiếu vào bên trong nhà.
Kiến trúc sư Phan Văn Trần Tuấn (Hinzstudio) cho biết, điểm bất lợi của khu đất chính là nơi này thường xuyên đón những trận lũ hàng năm với mực nước dâng cao hơn 1 m. Bên cạnh đó, diện tích đất nhỏ với mật độ công năng dày đặc cũng là một đề bài khó cho đội ngũ thiết kế.
Do đó, kiến trúc sư đưa ra giải pháp đưa công năng sử dụng chính của nhà sẽ đưa lên tầng hai, tầng trệt bỏ trống là khu vực để xe và không gian cà phê của gia chủ.
Tầng hai là không gian sinh hoạt chung bao gồm phòng khách liền kề bếp, bàn ăn và phòng ngủ nhỏ.
Bên trong nhà, kiến trúc sư thiết kế nhiều ô cửa sổ lớn bằng kính để có thể đón ánh sáng tự nhiên và gió. Vì vậy, từ bên trong nhà, các thành viên có thể ngắm cảnh mặt trời lúc bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống.
Vì là ngôi nhà chống lũ thường niên nên vật liệu đều là vật liệu chống ngập, có thể tồn tại lâu, bền và chịu độ ẩm cao như bê tông, gạch nung đỏ.
Ánh bình mình và hoàng hôn chiếu vào gian bếp nhìn rất thơ mộng nhờ thiết kế nhiều ô cửa số kính trong suốt.
Ngoài thiết kế nhiều ô cửa sổ lớn, những ô tròn nhỏ cũng được bố trí vừa tạo điểm nhấn vừa để đón nắng và gió.
Tầng ba là tầng áp mái, gồm phòng ngủ master và không gian làm việc của gia chủ.
Phòng ngủ nhỏ và phòng ngủ master thiết kế tối giản, thông thoáng mỗi góc đều hướng tầm nhìn ra cánh đồng xanh mát.
Các giải pháp kiến trúc sư đưa ra nhằm đề phòng lũ lụt thường niên của miền Trung nước ta.
Các không gian chức năng được thiết kế tinh gọn với diện tích tối thiểu nhưng đồng thời cũng phải khai thác tốt được giá trị của cảnh quan thiên nhiên bên ngoài.
Người phụ nữ đơn thân hơn 10 năm thiết kế khu vườn "độc lạ" Chúng tôi rất ấn tượng và ngỡ ngàng khi đến tham quan khu vườn "độc lạ" của nữ "nghệ nhân" Lê Thị Sáu (55 tuổi, trú tại phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), bởi từ trong nhà ra tới ngoài ngõ được xây dựng và ốp, dán... bằng hàng vạn viên đá cuội, sỏi cuội, đá ong... Lối vào sân...