Bên trong túi đồ cấp cứu của bác sĩ tại World Cup
Túi đồ cấp cứu do FIFA chuẩn bị gồm hơn 100 món, bao gồm cả máy trợ tim để kịp thời cứu người bị ngưng tim đột ngột.
Là sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, World Cup đem đến niềm vui và sự phấn khích tột cùng, song đi kèm với đó là không ít rủi ro chấn thương. Với mục đích kịp thời xử lý những tình huống như vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Y khoa FIFA (F-MARC) đã phát triển Túi Cấp cứu Khẩn cấp FIFA (FMEB).
Mẫu túi FMEB (trái) sử dụng tại World Cup 2014. Ảnh: FIFA.
Trên trang chủ, FIFA cho biết FMEB cung cấp đầy đủ dụng cụ và kiến thức cho y bác sĩ đối phó với mọi loại chấn thương ở người từ 14 tuổi và nặng 50 kg trở lên. Đội ngũ y tế có thể dùng túi này trên sân cỏ, khán đài hoặc bên ngoài sân vận động.
Danh mục thiết bị y tế trong FMEB lên tới hơn 100 món, bao gồm bông, băng gạc, kéo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, mặt nạ, ống truyền dịch, kim tiêm, băng cố định cổ, nút tai, găng tay, khẩu trang phẫu thuật… Máy trợ tim cũng được trang bị để cứu người bị ngưng tim đột ngột, giúp họ duy trì sự sống ít nhất một tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, FMEB còn có sẵn tài liệu, DVD hướng dẫn.
Túi cấp cứu của FIFA có hơn 100 món đồ. Ảnh: BMJ.
“Không ai muốn rủi ro xảy ra nhưng chúng ta không thể lường hết mọi tình huống”, ông Jiri Dvorak, cựu Giám đốc Y tế FIFA nhận định. “Khi phát sinh sự cố, mỗi giây trôi qua đều vô cùng quý giá và FMEB sẽ đảm bảo nạn nhân nhanh chóng được hỗ trợ”.
Minh Nguyên
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
5 cảnh báo, 3 lời khuyên sức khỏe mùa World Cup
World Cup là sự kiện nổi bật thu hút rất nhiều người, đặc biệt là nam giới. Việc thức "trọn" suốt tháng để theo dõi các trận bóng sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên xem bóng đá cùng người khác để cùng chia sẻ những cảm xúc với nhau - Ảnh minh họa
TS.BS Lâm Vĩnh Niên, trưởng Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cảnh báo 5 nguy cơ về sức khỏe đối với khán giả xem World Cup.
1 - Nguy cơ về tim mạch, đột quỵ
"Tình trạng quá phấn khích hoặc quá thất vọng của người hâm mộ bóng đá sẽ làm tăng nguy cơ đau tim" - TS. BS Lâm Vĩnh Niên chia sẻ.
Những cảm xúc như hào hứng, phấn khích, hồi hộp quá mức khi theo dõi trận bóng là yếu tố kích thích, ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ tim mạch và hệ miễn dịch, làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, huyết áp tăng lên, rối loạn nhịp tim; các động mạch dễ có nguy cơ co thắt, gây hẹp, đưa đến gia tăng những vấn đề tim mạch.
Sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ; vui quá vì đội mình thắng hay buồn, thất vọng quá mức vì thua có thể gây đau thắt ngực, thậm chí gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Nếu những cảm xúc này không được kiểm soát và kéo dài có nguy cơ stress, trầm cảm.
2 - Mệt mỏi, thiếu ngủ
Do chênh lệch về múi giờ, các giải bóng Euro thường diễn ra vào rất khuya theo giờ Việt Nam. Trong khi đó, giấc ngủ giúp cơ thể chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo, hỗ trợ hoạt động não và duy trì sức khỏe thể chất. Người hâm mộ thức khuya theo dõi các trận bóng đá sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nếu thiếu ngủ kéo dài giảm năng suất làm việc, giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch, thậm chí đột quỵ, mất chú ý, thiếu tập trung...
3 - Ăn uống thiếu lành mạnh
Nhiều người có thói quen xem bóng đá phải kèm theo đồ ăn, thức uống. Và đồ ăn thường được các đấng mày râu lựa chọn là bia rượu, các loại thức ăn ăn liền, thức ăn nhiều muối, đường, chất béo.
Không những thế, nhiều khi ăn không kiểm soát, ăn theo "cảm xúc"... gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4 - Ít vận động
Ngồi quá lâu trên ghế được xem như một dạng chấn thương do bóng đá gây ra. Điều này có thể dẫn đến choáng, ngất xỉu khi đứng lên hoặc đau nhức vùng lưng.
Tình trạng mệt mỏi do "ngủ bù" cũng khiến những thói quen thể dục thể thao hàng ngày bị xao nhãng, không muốn vận động.
5 - Bạo lực
Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung gắn kết chúng ta với nhau nhưng cũng dễ dẫn đến bạo lực. Đọc qua các tranh bình luận thể thao, bạn sẽ thấy không ít những ý kiến trái chiều, xung đột trong bộ phận người hâm mộ. Bị tác động thêm bởi các yếu tố như stress, đồ uống có cồn, những fan bất đồng quan điểm có thể đánh nhau. Bên cạnh đó, quá ham bóng đá làm bạn quên mất các mối quan hệ và chính bản thân.
Lời khuyên từ bác sĩ
1 - Ăn uống hợp lý
Duy trì chế độ ăn uống hàng ngày kho học, đủ chất,lượng, tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin. Chuẩn bị đồ ăn hợp lý cho mỗi trận đấu như hoa quả tươi, nước lọc.
2 - Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn
Cần sắp xếp công việc, duy trì giấc ngủ hàng ngày. Nên lựa chọn những trận đấu để xem trực tiếp, xem lại, thậm chí không xem sao cho hợp lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý.
Vào giờ nghỉ giữa các trận đấu hãy đứng dậy khỏi ghế, đi lại, thư giãn, có thể tập thể dục nhẹ.
3 - Xem cùng người khác
Thay vì theo dõi trận đấu một mình, hãy rủ ai đó xem chung để hạn chế stress cùng các cảm xúc tiêu cực.
Theo tuoitre.vn
Chàng trai nhập viện với 'cậu nhỏ' bị kẹt trong dây kéo khóa quần Bác sĩ phải gây tê và dùng dụng cụ tách trực tiếp phần da bị kẹt ra khỏi dây kéo khóa quần cho nam sinh 19 tuổi ở TP HCM. Ngày 15/5, chàng trai vội đi học nên kéo nhanh phéc mơ tuya khóa quần khi chưa mặc quần lót khiến một vùng da đầu "cậu nhỏ" bị kẹt vào dây kéo. Không...