Bên trong trung tâm điều hành đô thị thông minh của FPT
Trung tâm điều hành đô thị thông minh ( IOC) được xây dựng để giám sát, điều hành các lĩnh vực thông qua nền tảng công nghệ duy nhất.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, do tập đoàn FPT đầu tư và triển khai. Trong giai đoạn đầu, Trung tâm cung cấp các dịch vụ như giám sát an toàn thông tin; an ninh trật tự đô thị; điều hành giao thông; giám sát hiện trường; dashboard tổng hợp điều hành…
Ông Trần Kim Kha, Giám đốc Sở TT&TT Bình Định, cho biết Trung tâm IOC ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ 4.0 như công nghệ IOT trong việc kết nối các cảm biến, camera, hệ thống quản lý dữ liệu video và phân tích hình ảnh, cho phép hiển thị video dưới dạng lưới thông qua việc tích hợp các camera của tỉnh.
Có 35 camera giám sát tầm cao, tầm trung và tầm thấp được đặt tại thành phố Quy Nhơn. Camera tầm thấp có mục đích theo dõi, phân tích khuôn mặt. Camera tầm trung theo dõi, cảnh báo đám đông. Trong khi đó, hai camera tầm cao được đặt tại tầng 40 của tòa nhà TMS với tầm quan sát 10 km, phục vụ theo dõi các trường hợp cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn.
Hệ thống camera điều hành giao thông được ứng dụng AI phân tích hành vi vi phạm của các phương tiện qua chốt. IOC sẽ lưu lại các thông tin như biển số xe, video clip và hình ảnh của hành vi phạm, sau đó chuyển về Phòng cảnh sát giao thông – Công an tỉnh để thực hiện xử phạt theo quy định.
Video đang HOT
Ngoài ra, hệ thống camera còn ghi nhận và thực hiện đo đếm lưu lượng giao thông qua các nút giao để phục vụ việc phân tích lưu lượng, tiến tới việc điều tiết thời gian đèn xanh, đèn đỏ hợp lý.
Trung tâm IOC cũng cung cấp dịch vụ giám sát thông tin, với mục đích truy xuất và phân tích thông tin trên các báo điện tử, mạng xã hội có liên quan đến tỉnh Bình Định.
Dịch vụ này ứng dụng AI trong phân tích từ ngữ, dữ liệu lớn để theo dõi thông tin truyền thông trên không gian mạng, đồng thời cung cấp báo cáo, thống kê để lãnh đạo tỉnh ra các quyết định liên quan đến phát triển kinh tế xã hội.
Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết tuy mới vận hành thử nghiệm, Trung tâm IOC bước đầu phát huy tính năng, hiệu quả, giúp lãnh đạo tỉnh có cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đây là bước đi quan trọng trong việc đẩy nhanh chuyển đổi số của chính quyền và các mặt của đời sống xã hội.
'Một tháng chuyển đổi số trong đại dịch hiệu quả bằng cả năm'
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, đánh giá nhờ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, Quận 7 trở thành hình mẫu trong chống dịch của TP HCM.
Từ 26/9, Quận 7 bắt đầu vận hành Trung tâm điều hành kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và dịch vụ hành chính công. Trung tâm được thành lập chỉ trong vòng 10 ngày, do hơn 200 kỹ sư thuộc tập đoàn FPT phối hợp với UBND Quận 7. Bằng việc ứng dụng công nghệ như AI, Big Data..., sau hơn một tháng hoạt động, trung tâm hỗ trợ Quận 7 kiểm soát tốt dịch bệnh, cũng như đặt nền móng cho quá trình phục hồi kinh tế, hướng đến xây dựng chính quyền diện tử, chính quyền số hình mẫu của thành phố.
"Việc số hóa thông tin là mong muốn từ lâu của chúng ta. Lãnh đạo các cấp đều có thể chỉ đạo, ra quyết sách dựa trên những phân tích về dữ liệu, thậm chí dự báo được các kịch bản đề có hành động phù hợp. Đại dịch cũng là dịp thay đổi cách chúng ta làm việc. Những hoạt động của trung tâm là minh chứng cho thấy một tháng chuyển đổi số trong đại dịch có thể cho hiệu quả bằng cả năm trước đây", ông Trương Gia Bình nói trong hội nghị đánh giá về hiệu quả của trung tâm giai đoạn một ngày 4/11.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Quận 7, khẳng định: "Chuyển đổi số không chỉ giúp kiểm soát Covid-19 mà còn đẩy nhanh mục tiêu xây dựng hành chính công, chính quyền số để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó giúp Quận 7 nhanh chóng ổn định an sinh, phục hồi kinh tế".
Ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Quận 7, trình bày về việc ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát, dự báo tình hình dịch bệnh.
"Đây là lần đầu tiên trong 24 năm từ khi thành lập Quận 7, tất cả dữ liệu về dân sinh, an ninh trật tự, số liệu Covid-19, tình hình ca nhiễm, tỷ lệ tiêm vaccine đến tình hình phục hồi kinh tế, giao thông... của quận được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, kết nối với điện thoại của lãnh đạo", ông Võ Khắc Thái, Bí thư Quận 7, nói.
Mô tả chi tiết hơn về kết quả đạt được sau khi vận hành trung tâm, ông Thành cho biết việc số hóa dữ liệu về ca dương tính, tỷ lệ phủ vaccine, nhân lực ngành y tế, tổ chăm sóc cộng đồng... đều được cập nhật liên tục đảm bảo lãnh đạo quận có được đánh giá chính xác về các vùng an toàn, thậm chí dự báo những kịch bản có thể xảy ra để chủ động ứng phó.
"Kết quả là từ 700 doanh nghiệp hoạt động trong đại dịch, đến nay quận có gần 4,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Thu ngân sách tháng 10 của quận đạt 470 tỷ đồng, gần bằng thu ngân sách của toàn quý III. Đến nay vẫn chưa phát hiện ca dương tính nào xuất hiện trong các hộ kinh doanh. Đó là những tín hiệu có thể khẳng định Quận 7 an toàn để hoạt động sản xuất", Phó chủ tịch UBND Quận 7 nói.
Tổng đài chăm sóc sức khoẻ tự động của Quận 7 tự động ghi lại quá trình tiếp nhận cuộc gọi của người dân và báo cáo trực tiếp các dữ liệu, thống kê cho lãnh đạo quận.
Ngoài việc tiếp nhận, chăm sóc F0 qua tổng đài 1022 của thành phố, quận cũng xây dựng tổng đài riêng, chăm sóc hai chiều. Ông Thành nêu ví dụ, một F0 gọi đến tổng đài sẽ được hệ thống tự động nối máy đến trạm y tế gần nhất. Trong vòng một phút, nếu bác sĩ ở trạm không nghe máy, cuộc gọi sẽ tự động chuyển đến bệnh viện Quận 7. Nếu một phút tiếp theo bệnh viện không bắt máy, người dân sẽ được kết nối đến chủ tịch phường và đến cấp cao hơn. Tất cả lịch sử cuộc gọi được ghi lại để quy trách nhiệm và tiến tới việc đánh giá cung cách, phục vụ người dân của cán bộ.
"Với dịch vụ hành chính công, người dân vẫn phải vào một cổng trực tuyến để nộp hồ sơ, sau đó vào một nền tảng khác để tra cứu, rồi lại vào một ứng dụng khác để phản ánh... Sắp tới, quận sẽ gom tất cả thành một ứng dụng tên Quận 7 trực tuyến để người dân thuận tiện trong việc đăng ký dịch vụ công", ông Thành cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT, khẳng định tập đoàn sẽ tiếp tục phối hợp cùng Quận 7 và TP HCM chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin, xây dựng, quản lý hệ thống chính quyền số, cấp phép điện tử trực tuyến với các dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ, số nhà, đào đường...
Quận 7 và tập đoàn FPT tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn hai.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM, nhận định trong thời gian tới, 5K, vaccine, thuốc và công nghệ sẽ là trụ cột chống dịch. "Muốn an toàn phải kiểm soát được dịch bệnh. Muốn kiểm soát phải có công nghệ, không thể làm thủ công. Một tháng hợp tác giữa Quận 7 và FPT đã cho ra những hạt giống quý, cần nhân ra càng sớm càng tốt", ông nói.
Ông Nên cho rằng trong ba mục tiêu quan trọng là sức khoẻ của người dân, sức khoẻ của nền kinh tế và sinh hoạt đời sống của con người, công nghệ phải tiên phong, giải quyết các bài toán về dự báo, kiểm soát nguồn lây nhiễm. Nếu thực hiện được những điều này, niềm tin của nhân dân sẽ thay đổi. Nhân dân cần nhanh, minh bạch, trôi chảy - những điều công nghệ đã và đang thực hiện được.
Cốc Cốc Đọc tin: trải nghiệm mang tính đột phá nhờ công nghệ AI, đọc báo chuẩn gu Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Cốc Cốc đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển Cốc Cốc Đọc tin, đáp ứng nhu cầu đọc báo cá nhân hóa chuẩn gu người dùng. Thị trường trí tuệ nhân tạo đạt 16.000 tỷ USD Trí tuệ nhân tạo (AI) là ứng dụng khoa học máy tính để...