Bên trong trinh sát cơ Mỹ áp sát Nga
Tổ lái trinh sát cơ P-8A Mỹ luôn phải cẩn trọng khi làm nhiệm vụ gần biên giới Nga do “hiểm họa lớn nhất là tính toán sai”.
Ở độ cao 9.100 m so với mặt biển, một thành viên tổ lái vội vã lao ra cửa sổ lớn bên sườn trinh sát cơ P-8A Poseidon của hải quân Mỹ.
Anh ta chỉ về phía một tiêm kích hai động cơ, màu trắng xanh xuất hiện chớp nhoáng ở phía trái chiếc Poseidon trước khi biến mất khỏi tầm nhìn. Tiêm kích Su-27 không quân Nga vừa tiếp cận chiếc P-8A nhằm cảnh cáo quân đội Mỹ cẩn trọng ở khu vực gần bán đảo Crimea.
Chuyến bay của trinh sát cơ P-8A gần bán đảo Crimea. Video: CNN.
Quân đội Mỹ thường triển khai oanh tạc cơ hoặc trinh sát cơ áp sát không phận của Nga, đặc biệt là ở Biển Đen. Phi cơ Mỹ và NATO không xâm phạm vùng trời Nga, nhưng tiêm kích Nga thường xuyên cất cánh buộc chúng chuyển hướng trước khi đến gần biên giới.
Cuộc chạm mặt của chiếc P-8A diễn ra an toàn. Phần lớn những vụ chạm mặt đều không gây nguy hiểm, dù 90% chuyến bay trinh sát của Mỹ trên Biển Đen đều bị tiêm kích Nga áp sát, theo quân đội Mỹ. Dù vậy, các tổ lái hải quân Mỹ không thể vì vậy mà cảm thấy tự mãn.
“Hiểm họa lớn nhất là tính toán sai lầm. Phía Nga thường xuyên tiếp cận và giám sát máy bay Mỹ. Họ thường hành động chuyên nghiệp và an toàn, nhưng đôi khi thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp”, đại tá Tim Thompson, chỉ huy Nhóm tác chiến số 67 hải quân Mỹ, cho biết.
Trong chuyến bay, tổ lái P-8A đã phát hiện trên 10 tàu chiến Nga, trong đó có một tàu ngầm lớp Kilo, cùng 7 máy bay quân sự các loại. Hiện diện gần đó là một số oanh tạc cơ chiến lược B-52H Mỹ và ba chiến hạm NATO. Mọi động thái đều được giám sát bởi những cảm biến hiện đại nhất của Mỹ, bao gồm các hệ thống radar và máy quay hồng ngoại được kiểm soát bởi 5 trạm điều khiển đặt dọc sườn trái phi cơ.
“Chúng tôi theo dõi nhiều thứ. Phương tiện Nga thường không bật hệ thống tự động nhận diện (AIS) dân sự. Chúng tôi phải phát hiện họ, sau đó tiến lại gần để quan sát, nhận dạng và gửi thông tin”, đại úy Hollis Kennedy, chỉ huy tổ bay, cho biết.
Tàu ngầm Kilo Nga xuất hiện trên màn hình theo dõi trên máy bay P-8A Mỹ. Ảnh: CNN.
Mỹ tiến hành nhiều chuyến bay trinh sát mỗi tuần ở Biển Đen nhằm phô trương sức mạnh với Nga, cũng như trấn an các đồng minh trong khu vực. Moskva triển khai một phi đội tiêm kích hạng nặng Su-27 tới Crimea sau khi sáp nhập bán đảo năm 2014. Chúng được giao nhiệm vụ chặn máy bay NATO tiến về phía đông Biển Đen và áp sát biên giới Nga.
Trên buồng lái P-8A, phi công Daniel Loudon giải thích lý do khiến những cuộc chạm mặt luôn khiến tổ bay Mỹ hồi hộp. “Chúng tôi không thực sự biết máy bay Nga đang làm gì. Đó có thể là phi công mới hoặc những người khó dự đoán. Đó luôn là thử thách”, đại úy Loudon nói.
Tiêm kích Nga có tốc độ và khả năng cơ động cao, dễ dàng đổi hướng bay và độ cao trong chớp mắt.
Trinh sát cơ P-8A Mỹ được phát triển trên khung thân máy bay chở khách Boeing 737. Loudon nói rằng “quá trình điều khiển rất thú vị, hệ thống lái có độ phản hồi cao”. Tuy nhiên, nó được thiết kế cho những chuyến bay bằng, ít thay đổi hướng và độ cao, chứ không phải những cuộc chạm trán ở khoảng cách gần với tiêm kích Nga.
Đó là điều từng xảy ra với oanh tạc cơ B-52H hôm 28/8, khi hai tiêm kích Su-27 Nga bay sát đuôi và kẹp máy bay Mỹ ở giữa. Video quay từ buồng lái chiếc B-52 được Lầu Năm Góc công bố cho thấy một chiếc Su-27 tiếp cận từ phía sau bên trái, sau đó tăng tốc và vọt qua trước mặt oanh tạc cơ Mỹ. Cú cắt mặt khiến chiếc B-52H rơi vào vùng nhiễu động và rung lắc.
Hạm đội 6 hải quân Mỹ hôm 26/5 cho biết hai tiêm kích Su-35S của Nga “kèm chặt” ngay phía sau trinh sát cơ P-8A. “Hành động này được xác định là không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, do các phi công Nga áp sát chiếc P-8A, hạn chế khả năng cơ động an toàn của máy bay trong thời gian 64 phút”, hải quân Mỹ ra thông cáo cho hay.
Tiêm kích Su-35S Nga bám sau trinh sát cơ P-8A Mỹ hôm 26/5. Ảnh: US Navy.
Chuẩn đô đốc Anthony Carullo, chỉ huy hoạt động tác chiến của Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu (USNFE), cho biết những chuyến bay trinh sát ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Biển Đen, Địa Trung Hải, biển Baltic, biển Barents và Bắc Băng Dương.
Quan hệ giữa Moskva và phương Tây xấu đi kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Nước này đã tăng cường các đợt diễn tập, tuần tra và áp sát nhiều khu vực tại châu Âu. Moskva bác bỏ cáo buộc gây hấn, cho rằng đây là biện pháp đáp trả những hành động khiêu khích của NATO.
“Chúng tôi ở đây để duy trì theo dõi những động thái của họ. Đó là thông điệp tới tất cả đối thủ tiềm tàng, cũng như đồng minh và đối tác”, chuẩn đô đốc Carullo nói thêm.
Tiêm kích MiG-31 Nga kèm sát oanh tạc cơ Mỹ 13Nga điều 8 tiêm kích chặn oanh tạc cơ B-52 MỹTiêm kích Nga áp sát trinh sát cơ NATOPhi công Mỹ kể những lần bị tiêm kích Nga áp sát
Nga điều 8 tiêm kích chặn oanh tạc cơ B-52 Mỹ
Quân khu miền Nam Nga triển khai 8 tiêm kích Su-27, Su-30 để áp sát theo dõi 3 oanh tạc cơ B-52 Mỹ hoạt động gần bán đảo Crimea.
"4 tiêm kích Su-27 và 4 chiến đấu cơ Su-30 thuộc đơn vị trực ban phòng không Quân khu miền Nam được triển khai để chặn nhóm oanh tạc cơ Mỹ trên Biển Đen và Biển Azov, ngăn họ xâm nhập trái phép không phận Nga. Mọi phi cơ Nga đều tuân thủ chặt chẽ quy định về sử dụng vùng trời quốc tế", Trung tâm Kiểm soát Phòng thủ Quốc gia Nga (NDCC) ra thông cáo cho biết hôm 4/9.
Các máy bay Nga trở về căn cứ sau khi oanh tạc cơ Mỹ chuyển hướng ra xa không phận nước này.
Tiêm kích Su-27 Nga giám sát oanh tạc cơ B-52H Mỹ hôm 28/8. Ảnh: USAF.
Dữ liệu trên các trang theo dõi hàng không cho thấy ba oanh tạc cơ B-52H mang số hiệu "Julia 51, 52 và 53" xuất phát từ căn cứ không quân Fairford ở Anh, tiến vào không phận Ukraine và bay theo quỹ đạo khép kín ở vùng trời thành phố cảng Henichesk, giáp Biển Azov và bán đảo Crimea. Cả ba phi cơ Mỹ sau đó trở về căn cứ Fairford.
Cùng thời điểm đó, hàng loạt máy bay trinh sát và do thám tín hiệu của Mỹ và Anh cũng hiện diện gần bán đảo Crimea, gồm một chiếc RC-135V/W Rivet Joint, một máy bay Airseeker và một phi cơ Sentinel R1. Chúng dường như được triển khai nhằm thu thập dữ liệu tình báo về khả năng phản ứng và tín hiệu điện tử của lực lượng Nga khi chặn biên đội B-52H.
Washington và Moskva thường triển khai oanh tạc cơ hoặc trinh sát cơ áp sát không phận của nhau. Máy bay của hai nước luôn chạm mặt trong các nhiệm vụ này nhưng thường tiếp cận và giám sát chuyên nghiệp, an toàn. Tiêm kích Nga nhiều lần buộc máy bay quân sự của Mỹ và NATO chuyển hướng khi chúng tiếp cận gần biên giới.
Lầu Năm Góc hôm 30/8 công bố video cho thấy tiêm kích Su-27 Nga cắt mặt khiến oanh tạc cơ B-52H rung lắc vì rơi vào vùng nhiễu động. "Các phi công Nga hành động thiếu an toàn và chuyên nghiệp khi bật chế độ đốt tăng lực trong lúc bay cắt mặt cách mũi B-52 khoảng 30 m, gây nhiễu động và hạn chế khả năng cơ động của oanh tạc cơ", Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo cho biết.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố video hai tiêm kích Su-27, được cho là xuất phát từ bán đảo Crimea, khóa đuôi oanh tạc cơ B-52H trên Biển Đen, ép máy bay Mỹ chuyển hướng xa biên giới Nga. Tuy nhiên, video của Nga không thể hiện hành động cắt mặt B-52H của phi công tiêm kích Su-27.
Vị trí của Biển Đen và Biển Azov. Đồ họa: Economist.
Lý do tiêm kích Nga chặn oanh tạc cơ B-52 Mỹ trên biển Đen 4 tiêm kích Su-27 và 4 chiến đấu cơ Su-30 của Nga được triển khai để chặn nhóm oanh tạc cơ Mỹ trên biển Đen và biển Azov, ngăn họ xâm nhập trái phép không phận Nga. Theo TASS, lực lượng Nga đã triển khai 8 tiêm kích Su-27, Su-30 để áp sát theo dõi 3 oanh tạc cơ B-52 Mỹ hoạt động...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?

Rơi máy bay ném bom chiến lược tại Siberia, Nga

Chính sách thuế của Mỹ: Mexico hướng tới củng cố kinh tế toàn diện

Mỹ bãi bỏ quy định miễn thuế đối với các gói hàng nhỏ từ Trung Quốc

Chính phủ Hàn Quốc họp khẩn về chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Những điểm chính về thuế quan mới trong 'tuyên ngôn độc lập kinh tế' của Tổng thống Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
16:58:10 03/04/2025
Tiền đạo nhập tịch lên ĐT Việt Nam bất ngờ gia nhập đội hạng Nhì
Sao thể thao
16:41:27 03/04/2025
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
Netizen
15:37:10 03/04/2025
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:05:21 03/04/2025
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
15:00:27 03/04/2025
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
14:57:44 03/04/2025
Các nền kinh tế vùng Vịnh tránh được mức thuế đối ứng của Mỹ

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Tin nổi bật
14:48:33 03/04/2025
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
14:44:59 03/04/2025