Bên trong Triển lãm sản phẩm nông nghiệp CNC và du lịch Lâm Đồng có gì?
Nhiều sản phẩm nông nghiệp tại TP. Đà Lạt và các địa phương cả nước đã góp mặt tại Triển lãm sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (CNC) và du lịch Lâm Đồng 2018.
Được biết, đây là chương trình hưởng ứng chào mừng Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển. Triển lãm do Trung tâm Xúc tiến đầu tư – thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND TP. Đà Lạt tổ chức diễn ra tại Khu công viên văn hoá đô thị Đà Lạt.
Mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh được lắp đặt ngay cổng ra vào của triển lãm.
Thu hút được nhiều du khách và người dân địa phương đến tham quan, triển lãm chính thức khai mạc vào tối ngày 26.12. Được biết, triển lãm có hơn 250 gian hàng của 120 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và 15 tỉnh, thành trên cả nước như: Hà Nội, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Bến Tre, Bình Phước…
Tham gia triển lãm có 250 gian hàng của 120 đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.
Với tên gọi Triển lãm sản phẩm nông nghiệp CNC và du lịch Lâm Đồng, tuy nhiên bên trong triển lãm còn có rất nhiều sản phẩm gia dụng của nhiều đơn vị trên cả nước như giày da, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chức năng…được trưng bày.
Chương trình nhằm quảng bá thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, đang được người dân và lãnh đạo địa phương nỗ lực xây dựng.
Video đang HOT
Lãnh đạo địa phương đi tham quan các gian hàng tại triển lãm sau khi công bố khai mạc triển lãm tối ngày 26.12.
Ngoài các sản phẩm nông nghiệp CNC thì triển lãm có nhiều gian hàng với những sản phẩm đa dạng.
Hoa Lavender, loài hoa đặc trưng tại Lâm Đồng cũng góp mặt tại triển lãm.
Du khách thích thú với những sản phẩm cà phê Arabica được sản xuất từ vùng Cầu Đất – Đà Lạt.
Theo Danviet
OCOP - Tiền đề vững chắc xây dựng nông thôn mới bền vững
Xuyên suốt nhiều năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tỉnh Thanh Hóa nhận thấy việc tổ chức phát triển SX, cao thu nhập cho người dân nông thôn đóng vai trò tiên quyết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được địa phương này gửi gắm nhiều kỳ vọng...
Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá các sản phẩm nông nghiệp
Hơn 7 năm nỗ lực miệt mài của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân Thanh Hóa đã mang lại thành quả ngọt ngào, KT-XH của tỉnh duy trì tốc độ phát triển ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên, an ninh chính trị giữ vững.
Những con số khô khan nhưng đủ sức lột tả bản chất vấn đề. Nếu như năm 2011 thu nhập bình quân của người dân nông thôn chỉ quanh quẩn 8,9 triệu đồng thì đến năm 2017 đã nhảy vợt lên 24,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh trong khoảng thời gian trên, từ 26,96% xuống còn 9,22%. Đến nay, toàn tỉnh có 1 huyện, 244 xã và 525 thôn (bản) đạt chuẩn NTM.
Về nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế và nhu cầu thị trường, gắn SX quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị. Nhiều chuyên gia hàng đầu nhận định, nền nông nghiệp xứ Thanh đã có sự lột xác toàn diện cả về chất và lượng.
Tín hiệu tích cực là điều khó phủ nhận, tuy nhiên để khẳng định đã khai thác tối đa tiềm năng sẵn có thì thực sự khiên cưỡng. Muốn làm được điều đó nhất thiết cần một bước đệm mang tính đột phá, và OCOP chính là lời giải hoàn hảo nhất lúc này.
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trong đó người dân, HTX, DN nhỏ và vừa đóng vai chủ thể, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiến tạo, định hướng quy hoạch, quản lý và giám sát. Tựu chung, OCOP được xem là giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp, là tiền đề xây dựng NTM vững bền.
Xét từ nhu cầu thực tế, Thanh Hóa hội tụ mọi yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" không nhiều nơi có được. Điểm nhấn là nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng, tiếng vang đã lan rộng khắp từ xưa nay (chiếu Nga Sơn, tơ Hồng Đô, Trống đồng Đông Sơn, nem chua, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Ba Làng, nón lá Trường Giang, kẹo nhãn, bưởi Luận Văn, cam vàng, quế ngọc Thường Xuân...).
Toàn tỉnh còn có hàng chục mặt hàng nông nghiệp chủ lực, trên 160 sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế... Tuy đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại, song sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa còn hạn chế nhất định, cụ thể là mẫu mã chưa bắt mắt, sức cạnh tranh yếu, số lượng sản phẩm có thương hiệu chưa nhiều, thị trường tiêu thụ nội địa vẫn là chính...
Có nhiều sản phẩm đặc trưng là lợi thế của tỉnh khi triển khai chương trình OCOP
Từ nhu cầu thực tế, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND về việc triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020. Về nhiệm vụ cụ thể, cần hướng đến các hình thức tổ chức SXKD (ưu tiên phát triển HTX, DN) để tạo ra các sản phẩm truyền thống, dịch vụ đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả về cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tập trung nâng cấp và phát triển 1-2 sản phẩm OCOP đạt chuẩn cấp quốc gia, 5 - 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 20 - 30 sản phẩm OCOP cấp huyện.
Về giải pháp, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền đến tất cả các cấp, các ngành, các chủ thể kinh tế và nhân dân để hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình mang lại.
Đồng thời sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý; xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện từ tỉnh đến cơ sở; có bộ phận chuyên trách; đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong SX, chế biến nguyên liệu và quản lý chất lượng sản phẩm; phát triển sản phẩm gắn với tiêu thụ, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX, DN, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp...
Theo Nông ngiệp
TP.HCM: Ngất ngây với đàn cá cảnh đẹp, độc, lạ Tối 20.9, Tại Trung tâm Dịch vụ Thể dục Thể Thao, Q.11, TP.HCM đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày hội cá cảnh TP.HCM" lần thứ 3. Những người yêu thích cá cảnh và khách tham quan đã được 1 buổi tối ấn tượng, mãn nhãn với hơn 200 hồ cá, giới thiệu các giống cá mới, đặc sắc... Cá cảnh là 1...