Bên trong triển lãm ‘Christian Dior: Nhà thiết kế của những giấc mơ’
Triển lãm Christian Dior: Nhà thiết kế của những giấc mơ là một cuộc hành trình hồi tưởng đầy quyến rũ và xuyên suốt các thời đại của nhà mốt mang tính biểu tượng.
Bộ sưu tập mang tính biểu tượng năm 1946 của Christian Dior được coi là luồng gió mới trong thế giới thời hậu chiến. Sau một thời gian bị tàn phá, các thiết kế quyến rũ và nữ tính của Dior đã trở lại đúng mức độ huyền ảo cần thiết. Vào buổi khai mạc triển lãm “Christian Dior: Nhà thiết kế của những giấc mơ” tại Bảo tàng Brooklyn trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang New York 2021, điều kỳ diệu đó đã được tái hiện lại và chắc chắn sẽ làm say mê người yêu thời trang một lần nữa sau 75 năm.
Triển lãm “Christian Dior: Nhà thiết kế của những giấc mơ”
“Thương hiệu được thành lập dựa trên việc tạo ra một tưởng tượng, tạo ra một giấc mơ. Christian muốn làm cho phụ nữ cảm thấy xinh đẹp trở lại”, Pietro Beccari, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Christian Dior, nói với Vogue. “Triển lãm cũng là một thông điệp về sự tái sinh của New York và thời trang. Và chúng tôi rất tự hào về điều này “.
“Christian Dior: Nhà thiết kế của những giấc mơ” là một cuộc hành trình hồi tưởng đầy quyến rũ và xuyên suốt các thời đại của nhà mốt mang tính biểu tượng. Triển lãm do Florence Mller phối hợp với Matthew Yokobosky phụ trách và được thiết kế bởi Nathalie Criniere, mang đến tám thập kỷ phong cách của thương hiệu.
Từ bộ sưu tập New Look đầu tiên của Christian Dior theo sau là các sáng tạo của nhà thiết kế từ năm 1946 đến năm cuối cùng của ông là 1957. Cho đến các thiết kế đã làm nên tên tuổi của những giám đốc sáng tạo lừng danh của nhà Dior. Họ là Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Raf Simons. Và đương nhiên, không thể thiếu vị Giám đốc Sáng tạo đương nhiệm Maria Grazia Chiuri.
Bộ sưu tập của Yves Saint Laurent, được coi là khiêu khích vào thời điểm đó, đã dẫn dắt. Những chiếc áo choàng thời trang cao cấp được trang trí công phu của Gianfranco Ferré được đặt cạnh thời kỳ tuyệt vời của John Galliano, người đã tái tạo Dior cho thế kỷ 21 với những buổi trình diễn ngoạn mục và các chiến dịch quảng cáo năng động của mình. Raf Simons, mặc dù chỉ làm việc trong thời gian ngắn tại Dior, nhưng đã để lại một kỷ nguyên ấn tượng và Maria Grazia Chiuri đã tìm thấy tiếng nói nữ quyền khi hợp tác với Judy Chicago cho bộ sưu tập thời trang cao cấp mùa xuân 2020 của Dior. Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày xen kẽ một cách chiến lược.
Video đang HOT
Trung tâm triển lãm còn là nơi trưng bày bộ sưu tập thời trang cao cấp mùa xuân năm 2021 của Maria Grazia Chiuri, lấy cảm hứng từ bộ bài Tarot thời Phục hưng và những chiếc váy lấy cảm hứng từ hoa của Dior và tất cả những người kế nhiệm của ông. Hoa là niềm đam mê cháy bỏng của Dior khi mẹ ông đã trồng những vườn hồng công phu tại ngôi nhà của gia đình Villa Les Rhumbs gần bờ biển Normand.
“Truyền thống phải được kéo dài, thay đổi và phát triển để duy trì sự phù hợp. Mỗi người trong số những nhà thiết kế này đều thừa kế một phần di sản của Dior và luôn tìm cách để giữ thương hiệu phù hợp trong thời đại mà họ đã sống “Beccari tiếp tục.
Phòng trưng bày khác ghi lại các nhiếp ảnh gia thời trang mang tính biểu tượng, những người đã ghi lại tác phẩm của nhà Dior trong tám thập kỷ, từ Avedon đến Tyler Mitchell, bao gồm cả Lillian Bassman. Tác phẩm điện ảnh của Claude Chabrol, đạo diễn phim “Poison” năm 1985, và David Lynch – cho phim Fahrenheit năm 1988 – được tôn vinh trong một đoạn phim quảng cáo điện ảnh và truyền hình của Dior.
Đặc biệt, người xem còn được chiêm ngưỡng những bản thiết kế gốc của Dior như chiếc váy lụa đầu tiên mà Galliano thiết kế được Công nương Diana mặc để tham dự buổi lễ tưởng niệm Dior của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào năm 1996, hay chiếc váy satin sơ mi kẻ viền màu nâu vàng mà Nicole Kidman mặc tới Lễ trao giải Oscar năm 1997, hay thiết kế Jennifer Lawrence từng diện khi nhận Giải thưởng Viện hàn lâm năm 2013, cả chiếc áo choàng do Maria Grazia Chiuri thiết kế cho Natalie Portman mặc tới Lễ trao giải Oscar 2020 được viền bằng một dải ruy băng mang tên tám nữ đạo diễn không được đề cử trong mùa giải đó…
Trong khi sự trở lại của một Tuần lễ thời trang thực tế đang diễn ra sôi động tại một phần thành phố New York, thì buổi khai mạc triển lãm Dior đã mang đến một trải nghiệm thơ mộng, thanh bình hơn trải nghiệm tương tự mà Christian Dior luôn dành cho nhà mốt mang tính biểu tượng./.
Mối tình giúp Yves Saint Laurent thăng hoa
Vốn nhút nhát, nhà thiết kế Yves Saint Laurent vẫn tạo nên đế chế thời trang nhờ sự hỗ trợ của người tình trọn đời - doanh nhân Pierre Bergé.
Hôm 1/8, loạt tạp chí thời trang ca ngợi huyền thoại Yves Saint Laurent - một trong những tên tuổi vĩ đại của ngành thời trang Pháp thế kỷ 20 - nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh của ông. Khi nói tới thành công của Saint Laurent, một cái tên khác luôn được nhắc cùng: Pierre Bergé - người tình và cộng sự hơn nửa thế kỷ của nhà thiết kế.
Tờ WWD viết: "Tên tuổi Pierre Bergé và Yves Saint Laurent vĩnh viễn gắn với nhau giữa dòng chảy của lịch sử thời trang". Nhiều chuyên gia nhận định Saint Laurent khó đạt được thành công lớn nếu không có sự hỗ trợ từ người tình cả trong công việc lẫn đời sống.
Yves Saint Laurent (trái) và Pierre Bergé tại dinh thự chung của cả hai ở vùng Benerville-sur-Mer (Pháp) năm 1985. Ảnh: Guy Marineau.
Tháng 10/1957, Saint Laurent và Pierre Bergé cùng viếng tang huyền thoại Christian Dior nhưng chưa có duyên chạm mặt. Thuở đó, Saint Laurent mới 21 tuổi, là học trò duy nhất của Dior. Giới mộ điệunghi ngờ khả năng thành công của người thừa kế non trẻ khi phải gánh trên vai thương hiệu hàng đầu làng mốt. Pierre Bergé là nhà sưu tập nghệ thuật có tiếng, chơi thân với nhiều tên tuổi như Christian Dior, Balenciaga. Tuy nhiên, Bergé có chút khinh thường giới thiết kế bởi cho rằng thời trang không phải nghệ thuật mà chỉ là thứ kiếm tiền. Suy nghĩ này đã thay đổi khi ông lần đầu chiêm ngưỡng sáng tạo của Saint Laurent, vài tháng sau khi Dior qua đời.
Bergé nói lại với The Talks: "Trong buổi trình diễn bộ sưu tập đầu tiên của cậu ấy (Yves Saint Laurent) tại Dior, tôi đã nhận ra mình thật ngu ngốc. Tôi yêu những gì nhìn thấy và biết rằng cậu ấy sẽ là một nhà thiết kế thời trang tuyệt vời".
Năm 1958, cả hai lần đầu gặp nhau trong buổi tiệc tối do Marie-Louise Bousquet - tổng biên tập tạp chí Harpers Bazaar thời đó - tổ chức. Bergé đi cùng bạn tình - nghệ sĩ Bernard Buffet, nhưng lại bị thu hút bởi dáng người mảnh mai, vẻ nhút nhát ẩn dưới mái tóc dày và cặp kính cận của Saint Laurent. Vốn đã thầm cảm mến từ trước nên sau ngày hôm ấy, ông chia tay người yêu lâu năm để đến với nhà thiết kế. Bergé gọi khoảnh khắc đó là tình yêu sét đánh.
Pierre Bergé tại hậu trường show thời trang Haute Couture Thu Đông của Yves Saint Laurent ngày 28/7/1972. Ảnh: WWD.
Yves Saint Laurent có hai năm thành công trên cương vị giám đốc sáng tạo mới của thương hiệu Dior. Báo giới gọi ông là nhà thiết kế couture trẻ tuổi nhất thế giới. Đến năm 1960, Saint Laurent bị gọi nhập ngũ khi chiến tranh giữa Pháp và Algeria nổ ra. Điều này khiến Saint Laurent trầm cảm, không muốn chiến đấu, bởi ông mang dòng máu Pháp nhưng sinh ra và lớn lên ở Oran (Algeria). Thương hiệu Dior sa thải ông để thuê Marc Bohan vì cho rằng Saint Laurent không yêu nước. Khi Saint Laurent nằm trên giường bệnh vì suy nhược tinh thần, Bergé ở cạnh chăm sóc, động viên. Bergé cho rằng đây là cơ hội tốt để Saint Laurent thoát khỏi cái bóng người thầy quá cố và tự lập nhãn hiệu riêng.
Năm 1961, thương hiệu thời trang Yves Saint Laurent ra đời, Pierre Bergé phụ trách mảng kinh doanh, Saint Laurent là nhà thiết kế, linh hồn thương hiệu. Trước đây, Bergé không muốn dấn thân quá sâu vào mảng này, nhưng vì người yêu, ông thay đổi. Ông bán nhà, kêu gọi đầu tư. Ngày 26/1/1962, thương hiệu tung ra bộ sưu tập đầu tiên, nhận được nhiều đánh giá tích cực. Khán giả cuồng nhiệt, kích động tới nỗi Yves Saint Laurent phải trốn vào tủ để lánh đám đông, Pierre Bergé thay ông chào hỏi mọi người.
Bộ suit Le Smoking kinh điển ra mắt năm 1966 với thiết kế gồm quần âu, áo khoác, gile. Trang phục vốn chỉ dành cho nam, nay được nữ giới mặc, giúp xóa nhòa lằn ranh giới tính. Thiết kế mang tính biểu tượng từng gây sốc khi ra mắt, tạo tiền đề cho xu hướng thời trang menswear và phong trào giải phóng phụ nữ từ đó tới nay. Ảnh: Helmut Newton.
Hai người có nhiều mặt trái ngược nhưng bù trừ và bổ sung cho nhau. Saint Laurent sống nội tâm, nhạy cảm, yếu đuối và bất ổn. Ông luôn bị bủa vây bởi những cơn hưng cảm và trầm cảm đột ngột. Nhà thiết kế hào hứng khi show thời trang chuẩn bị ra mắt nhưng có thể suy sụp ngay sau khi show kết thúc và khán giả ra về. Ông thường tìm tới rượu, thuốc lá và ma túy để thăng hoa trong thiết kế.
Trái ngược người tình, Bergé ổn định, sắc bén, quảng giao và có tính kiểm soát mạnh. Ông cho người yêu không gian để sáng tạo, thường rất ít nhắc về tiền bạc trước mặt Saint Laurent để người yêu không bận lòng. Saint Laurent nói với WWD: "Ngay từ đầu, anh ấy (Bergé) luôn thấu hiểu và là người đồng hành của tôi. Anh ấy rất mạnh mẽ, đó là điều mà tôi không có được trong cuộc sống".
Trong 20 năm, cả hai khuynh đảo làng mốt bởi những thiết kế hiện đại, ủng hộ nữ quyền. Nhà tạo mốt Pháp phổ biến nhiều xu hướng thời trang như: áo khoác safari cho nam và nữ, quần bó, peacoat, bốt cao quá đùi và nổi tiếng nhất là bộ lễ phục nữ Le Smoking - được ví như một cuộc cách mạng giải phóng hình thể cho nữ giới. Ông cũng được coi là người tiên phong ra mắt dòng quần áo ready-to-wear (thời trang may sẵn) năm 1966. Các dòng may sẵn thường được bày bán cửa hàng với mức giá phải chăng. Phía sau thành công của Saint Laurent, Pierre Bergé vận động hành lang, kêu gọi đầu tư, hoạch định chiến lược kinh doanh, phân tích thị trường, lôi kéo các khách hàng nổi tiếng...
Năm 2002, Yves Saint Laurent tổ chức show diễn cuối cùng trước khi giã từ sự nghiệp vì cho rằng ngành thời trang đã thay đổi, không còn phù hợp với bản thân. Ở hậu trường, Pierre Bergé vẫn luôn theo sát hỗ trợ, chăm sóc người tình cũ. Video: Maison4tiers.
Dù chia tay năm 1976, họ chưa bao giờ rời xa nhau. Pierre Bergé nói với tờ Telegraph: "Saint Laurent và tôi sống riêng biệt, nhưng vẫn luôn bên nhau". Trong bộ phim Yves Saint Laurent (2014), sau khi chia tay, nhà thiết kế khẳng định với Bergé: "Có thể em yêu người khác, nhưng người đàn ông của đời em chỉ là anh". Họ duy trì mối quan hệ thân thiết, cùng gánh vác thương hiệu tới lúc Saint Laurent qua đời vì ung thư não năm 2008. Khi ấy, Bergé đang tham dự một triển lãm ở Montreal thì nhận được điện thoại của bác sĩ, cho biết Saint Laurent chỉ sống được một, hai tuần nữa. Ngay lập tức, ông bay về, ở cạnh người tình cũ những ngày cuối đời.
Pierre Bergé qua đời ngày 8/9/2017 khi chưa kịp nhìn món quà cuối cùng ông dành tặng Yves Saint Laurent - bảo tàng mang tên nhà thiết kế. Chỉ vài tuần sau, công trình được khánh thành, trưng bày 5.000 mẫu trang phục, 15.000 phụ kiện thời trang cao cấp cũng như hàng chục nghìn bản phác thảo của nhà tạo mốt quá cố. Những thiết kế không chỉ là tinh hoa sáng tạo của riêng huyền thoại Pháp, mà còn là những kỷ niệm ghi dấu ấn một chặng đường dài hai người có nhau.
Bạn đang nhìn vào 1 trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của đế chế thời trang tỷ đô Không những vậy, đây còn là cột mốc đáng nhớ của lịch sử thời trang, bạn đã biết chưa? Người trong tấm ảnh đen trắng dưới đây chính là Yves Saint Laurent - người sáng lập nên đế chế thời trang cùng tên đình đám. Trước khi cai trị ngai vàng quyền lực của mình, ông từng là cánh tay phải, là trợ...