Bên trong “trại cai nghiện” hà khắc nhất thế giới của Taliban
Taliban đã đưa những người nghiện ma túy vào một trung tâm để quản lý, trong bối cảnh người Afghanistan khốn khổ vì nghiện ngập.
Những người nghiện ma túy tập trung bên dưới một cây cầu ở phía tây thủ đô Kabul (Ảnh: AFP).
Afghanistan sản xuất đến 90% lượng thuốc phiện trên toàn thế giới và rất nhiều người dân nước này bị hủy hoại cuộc sống vì ma túy. Tuy nhiên, Taliban đã thiết lập chính sách cai nghiện được xem là hà khắc nhất thế giới để đưa người dân Afghanistan trở lại cuộc sống bình thường.
Sau khi lên nắm quyền, các quan chức Taliban tuyên bố sẽ triệt phá ngành công nghiệp thuốc phiện sầm uất tại Afghanistan. Là quốc gia có nguồn cung thuốc phiện lớn nhất thế giới, nhiều người Afghanistan vô gia cư và nghèo khổ, đặc biệt là nam giới, đã tìm đến công việc buôn bán thuốc phiện.
Trước khi Taliban tiếp quản thủ đô Kabul vào ngày 15/8, cảnh sát thỉnh thoảng cũng bắt giữ những người nghiện và chuyển đến trung tâm. Nhưng kể từ khi các tay súng Hồi giáo theo đường lối cứng rắn lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, tần suất các cuộc đột kích nhằm vào các khu vực tập trung người nghiện tăng lên.
Đầu tháng này, Taliban đã bắt 150 người nghiện trong khu phố nghèo Guzargah ở thủ đô Kabul. Tại đây, nước thải chảy thẳng xuống lòng sông lầy lội. Mùi hôi thối của chất thải và bãi nôn bao trùm trong “hang ổ” đông đúc của người nghiện. Những đồ đạc của người nghiện như ống tiêm, giấy bạc, tẩu thuốc nằm rải rác khắp nơi.
Các tay súng Taliban bắn một vài phát súng chỉ thiên để khẳng định quyền lực và đánh thức các con nghiện, trước khi đám đông bị vây bắt và lùa đi. Hàng trăm người nghiện sống trong điều kiện tồi tàn, nơi tràn ngập tội phạm và thuốc phiện ở Pul-e-Sukhta, bên dưới một cây cầu ở phía tây Kabul.
Video đang HOT
Những người nghiện được cạo trọc đầu trước khi đưa vào trung tâm cai nghiện (Ảnh: AFP).
Khi phát hiện có xe cứu thương của trung tâm Ibn Sina chạy tới, những người có thể nhấc mình khỏi mặt đất đầy máu sẽ chạy xuống sông Paghman để tránh bị bắt, còn những người đang say thuốc vẫn nằm lại.
Các chiến binh Taliban được trang bị súng M16 và AK-47 đã đột kích và bắt những người nghiện chưa kịp tẩu thoát lên xe. 2 bên vật lộn với nhau trước khi tất cả được đưa về trung tâm y tế Ibn Sina, nơi họ phải trải qua 45 ngày sống trong cảnh hà khắc.
1.000 giường bệnh tại trung tâm Ibn Sina đã chờ sẵn những người nghiện. Sau khi tới trung tâm, họ được cạo trọc đầu để ngăn chấy rận và được đưa đi tắm gội theo từng nhóm. Một số người được đưa đến những phòng riêng có khoảng 5 chiếc giường, trong khi những người khác bị dồn vào khu ký túc xá, ở chung với khoảng 30 người đàn ông thuộc đủ lứa tuổi.
Hàng trăm người sử dụng ma túy đã được Taliban đưa đến trại cai nghiện (Ảnh: AFP).
Các bác sĩ tại trung tâm cho biết họ sẽ cung cấp một lượng methadone nhỏ cho những người nghiện. Đây là loại thuốc giảm đau cường độ cao được sử dụng để ngăn những cơn nghiện ma túy và là liệu pháp điều trị thay thế trong trung tâm. Tuy nhiên, hiện trung tâm không còn nhiều methadone và việc loại bỏ hoàn toàn những cơn nghiện là điều rất khó.
Những người nghiện được đưa vào trung tâm cũng bị đốt hết đồ đạc. Họ được khám xét kỹ lưỡng trước khi được bắt đầu cuộc sống cai nghiện khắc nghiệt tại trung tâm. Các nhân viên tại trung tâm sẽ kiểm tra từng bộ quần áo và đôi giày của họ để đảm bảo không còn chỗ cất giấu ma túy.
Theo các chuyên gia về phòng chống ma túy, 11% trong số 34 triệu dân Afghanistan sử dụng ma túy, trong đó 4-6% là đối tượng nghiện nặng. Kể từ khi lên nắm quyền, Taliban đã tuyên bố không cho phép sản xuất ma túy. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn ma túy khỏi đất nước này vẫn là một nhiệm vụ khó khăn.
Ngại Taliban, truyền hình Afghanistan dừng phim sướt mướt
Truyền hình Afghanistan dừng phát phim truyền hình tình cảm dài tập và bỏ MC nữ vì e ngại vi phạm luật Hồi giáo mà Taliban áp dụng.
Tolo News, hãng tin truyền hình tư nhân nổi tiếng nhất Afghanistan, đã tự nguyện gỡ bỏ các chương trình ca nhạc và phim truyền hình tình cảm dài tập sau khi Taliban ban hành các chỉ thị mơ hồ rằng truyền thông không được làm trái với luật Hồi giáo hoặc gây tổn hại tới lợi ích quốc gia.
Tolo News đã thay thế các tập phim truyền hình dài tập sướt mướt của Thổ Nhĩ Kỳ bằng một bộ phim khác lấy bối cảnh thời Ottoman cũng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nữ diễn viên ăn mặc kín đáo hơn. Saad Mohseni, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch Tập đoàn Moby, công ty sở hữu Tolo, cho hay hãng quyết định thay thế các chương trình trên bởi "cho rằng chúng sẽ không được chính quyền mới chấp nhận".
Behishta Arghand, MC của Tolo News, trong khu tị nạn dành cho người Afghanistan tại Doha, Qatar, ngày 29/8. Ảnh: AP
Taliban cho phép các nhà báo từ Pakistan vào Afghanistan tác nghiệp, cũng không cấm truyền thông tiếp tục hoạt động, nhưng yêu cầu họ phải tuân theo quy định của luật Hồi giáo. Các hãng truyền thông khác ở Afghanistan có thể đưa ra quyết định tương tự Tolo để tránh hậu quả.
Cả thế giới đang theo dõi cách Taliban sẽ điều hành đất nước, trong đó cách họ đối xử với truyền thông sẽ là một chỉ số quan trọng, cùng với chính sách về phụ nữ và trẻ em. Trong giai đoạn cai trị Afghanistan năm 1996-2001, Taliban đã thực thi luật Hồi giáo hà khắc, cấm trẻ em gái và phụ nữ đi học, tự do đi lại, đồng thời đàn áp người bất đồng chính kiến.
Sau khi Mỹ và các lực lượng đồng minh tiến vào Afghanistan, số phương tiện truyền thông ở đây gia tăng, phụ nữ cũng đạt được một số bước tiến trong nhiều lĩnh vực xã hội. Nhiều người lo ngại những thành quả này sẽ bị xóa bỏ dưới chế độ mới của Taliban.
Taliban đang cố làm dịu ấn tượng về tính cực đoan của mình, sau khi giành quyền kiểm soát đất nước hôm 15/8. Dấu hiệu đầu tiên là một quan chức Taliban bất ngờ tới trường quay của Tolo News, hai ngày sau khi tiếp quản Kabul và ngồi phỏng vấn cùng Behishta Arghand, MC nữ của Tolo News.
Cùng với hàng trăm đồng nghiệp khác, Arghand đã quyết định rời khỏi Afghanistan sau buổi phỏng vấn và đang ở khu dành cho người tị nạn Afghanistan tại Qatar. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn của cô với quan chức Taliban đã đánh dấu sự thay đổi lớn so với lần đầu cầm quyền của lực lượng này, khi phụ nữ phải che kín thân từ đầu tới chân và bị ném đá tới chết ở nơi công cộng vì ngoại tình hay vì các tội danh khác.
Lần này, Taliban chia sẻ video trẻ em gái đi học ở các tỉnh. Họ cũng tổ chức họp báo sau khi kiểm soát Kabul, trả lời câu hỏi của truyền thông địa phương và quốc tế.
Mohseni cho rằng Taliban đang nhân nhượng truyền thông bởi họ hiểu rằng phải thu phục nhân tâm, phải thuyết phục được các cơ quan chính trị giúp đỡ và củng cố cho quyền lực của mình.
"Truyền thông đóng vai trò quan trọng, nhưng vẫn cần quan sát những gì họ làm với truyền thông trong một hoặc hai tháng tới", Mohseni nói từ Dubai, nơi đặt văn phòng tập đoàn Moby.
Tolo, khởi đầu là một kênh phát thanh năm 2003, nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực truyền hình dưới sự tài trợ của Mỹ. Hãng truyền hình phát sóng bằng tiếng Pashto và Dari có 500 nhân viên và là hãng tin tư nhân nhiều khán giả nhất Afghanistan.
Zabihullah Mujahid (giữa), phát ngôn viên Taliban, trong buổi họp báo tại sân bay Kabul ngày 31/8. Ảnh: AFP
RTA, đài truyền hình quốc gia Afghanistan, cũng rút MC nữ khỏi các chương trình tới khi có thông báo mới. Kênh Zan TV chỉ do phụ nữ điều hành cũng ngừng chiếu chương trình mới.
Tuy nhiên, kênh tin tức tư nhân Ariana vẫn cho MC nữ lên sóng. Tolo duy trì một vài phóng viên và MC nữ. "Chúng tôi phải đảm bảo báo chí Afghanistan vẫn tồn tại vì người dân cần nó", Bilal Sarwary, một nhà báo nổi tiếng ở Afghanistan, nói.
Mohseni từng lo ngại Taliban sẽ không muốn cải thiện hình ảnh khi kiểm soát Kabul. "Nhưng tôi nghĩ, hãy chờ xem. Hãy xem họ sẽ siết kiểm soát tới mức nào", ông nói. "Chắc chắn là họ sẽ đặt ra hạn chế, nhưng câu hỏi là đến mức nào".
Taliban nói thành trì kháng chiến cuối cùng đã thất thủ Nguồn tin Taliban thông báo đã nắm quyền kiểm soát thung lũng Panjshir, thành trì kháng chiến cuối cùng của Afghanistan, song quân phản kháng bác tuyên bố này. Ba nguồn tin từ Taliban cho biết lực lượng này hôm 3/9 đã kiểm soát thung lũng Panjshir, phía bắc Kabul, hoàn tất quá trình kiểm soát toàn bộ đất nước Afghanistan. "Nhờ ơn...