Bên trong thủ đô sản xuất khủng long của thế giới ở Tứ Xuyên
Các công ty ở thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên sản xuất ra 85% lượng mô hình khủng long trên toàn cầu, khiến thành phố được mệnh danh là thủ đô sản xuất khủng long của thế giới.
Ảnh: SCMP.
Thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên là thủ đô sản xuất mô hình kjhủng long ở Trung Quốc. Đây là nơi đặt trụ sở hàng trăm công ty sản xuất mô hình quái vật, đồ chơi, trang phục hóa trang có liên quan tới khủng long. Một công nhân đang thử nghiệm hệ thống khung kim loại của mô hình khủng long tại công ty Khoa học và công nghệ Gengu.
Ảnh: SCMP.
Theo ước tính, Tự Cống cung cấp 85% mô hình khủng long trên toàn thế giới. Sản phẩm sản xuất tại thành phố này được bán tại hơn 100 quốc gia. Công nhân đang lắp răng giả vào mô hình khủng long ở công ty Khoa học và công nghệ Gengu.
Công nhân đang xử lý hoàn thiện chân của mô hình khủng long bạo chúa. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Công nhân phun màu sơn da của mô hình khủng long. Ảnh: SCMP.
Mô hình khủng long được trưng bày trên trục đường chính của thành phố Tự Cống. Ảnh: SCMP.
Mô hình khủng long được bảo trì thường xuyên nhằm bảo đảm hoạt động. Ảnh: SCMP.
Mô hình khủng long xuất hiện tài các công viên của thành phố Tự Cống, thu hút sự chú ý của người dân và khách du lịch. Ảnh: SCMP.
Công nhân kiểm tra tình trạng một mô hình khủng long. Ảnh: SCMP.
Mắt khủng lòng được thiết kế hoàn chỉnh tại nhà máy và chuẩn bị được lắp vào mô hình khủng long. Ảnh: SCMP.
Duy Anh
Theo news.zing.vn
Không khí bẩn ảnh hưởng tiêu cực đến hành động và cảm xúc con người
Các nhà khoa học cảnh báo thêm 20.000 người chết mỗi năm và mức độ cảm xúc và hành động tiêu cực đang gia tăng ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí.
Ba nghiên cứu riêng biệt chỉ ra rằng Trung Quốc không thành công trong việc kiềm chế khí thải metan và tiếp tục thải khí gây biến đổi khí hậu vào khí quyển, bất chấp hệ thống quy định mới nghiêm ngặt.
Mỗi năm, hơn một triệu người chết sớm ở nước này vì ô nhiễm không khí. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh dự đoán tình trạng sẽ ảnh hưởng đến hơn 85% dân số hiện tại vào năm 2050.
Một nhà máy đốt than ở Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. (Ảnh: UPI/Stephen Shaver)
Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Trung Quốc, cảnh báo: "Đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang làm việc để cải thiện chất lượng không khí hiện tại và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát hiện của chúng tôi là một kết luận khó khăn, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu và giảm chất lượng không khí cùng một lúc."
Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ, do Siqi Zheng, giám đốc bộ phận của Phòng thí nghiệm Thành phố Tương lai Trung Quốc dẫn đầu, đã phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí ở các thành phố Trung Quốc có thể làm người dân thành phố ít hạnh phúc hơn.
Bên cạnh các dịch vụ công cộng không đầy đủ, giá nhà tăng vọt và những lo ngại về an toàn thực phẩm, ô nhiễm không khí - do quá trình công nghiệp hóa, đốt than và sử dụng ô tô ngày càng tăng - đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống ở khu vực thành thị Trung Quốc. Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan tiêu cực đáng kể giữa mức độ ô nhiễm và hạnh phúc, và phụ nữ nhạy cảm với mức độ ô nhiễm cao hơn nam giới. Những người có thu nhập cao hơn cũng nhạy cảm hơn.
Vào những ngày ô nhiễm, người ta được chứng minh là có nhiều khả năng có hành vi bốc đồng và mạo hiểm, có thể là kết quả của trầm cảm và lo lắng ngắn hạn, ông Zheng nói. "Người dân không vui, và có thể đưa ra quyết định phi lý trí."
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ Trung Quốc chưa hành động đủ như tuyên bố trong các chính sách liên quan đến phát thải khí metan. Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới, đồng thời là nguồn phát thải khí nhà kính do con người gây ra và tiếp tục bơm lượng khí metan có tác động đáng kể đến biến đổi khí hậu vào khí quyển, một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins ở Mỹ cho thấy.
Nghiên cứu chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm 11- 24% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới trong giai đoạn 2010-2015. Khí metan phát thải ở Trung Quốc tăng xấp xỉ 1,1 telegram mỗi năm từ năm 2010 đến 2015, tương đương tăng 50% cuối giai đoạn, có thể so sánh được với tổng lượng khí phát thải ở các nước như Nga và Brazil.
Theo các nhà nghiên cứu, Trung Quốc sẽ khó đạt được mục tiêu môi trường nếu tiếp tục cho phép mức thải khí như hiện tại.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Ngày thiên thạch to bằng thành phố đâm vào Trái Đất 66 triệu năm trước Các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu về những giờ phút đầu tiên sau khi siêu thiên thạch 66 triệu năm trước va chạm với Trái Đất và gây nên thảm họa diệt chủng toàn cầu. Các nhà khoa học vừa phân tách được những dữ liệu địa chất độc nhất vô nhị, ghi lại cụ thể ngày tồi...