Bên trong thị trấn “ma” ở Nhật Bản
Những người dân đầu tiên đã trở lại thị trấn Namie (Nhật Bản) bị bỏ hoang suốt 2 năm sau thảm họa sóng thần và hạt nhân.
Sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân xảy ra ngày 11/3/2011, khoảng 10.000 người dân Nhật Bản bị mất nhà cửa và hiện đang phải sống trong các ngôi nhà tạm. Hơn 21.000 người dân ở thị trấn Namie đã buộc phải bỏ nhà đi sơ tán vì thị trấn nằm trong khu vực thảm họa quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Đúng 2 năm sau khi xảy ra thảm họa kinh hoàng, những người dân đầu tiên của thị trấn Namie để dọn dẹp nhà cửa của họ cho dù khu vực này vẫn chưa hết phóng xạ hạt nhân.
Mặc trang phục bảo hộ và mặt nạ màu trắng, ông Yuzo Mihara và bà Yuko đứng trên đường phố hoang vắng ở thị trấn Namie.
Bà Yuko Mihara dọn dẹp phòng bếp với đầy rác thải và thực phẩm đã bị hỏng. Nhiều người dân ở thị trấn Namie vẫn muốn trở lại sống tại nhà của họ trong tương lai.
Bà Yuko Mihara lễ trước bà thờ tổ tiên bị bỏ hoang suốt 2 năm qua.
Thị trấn Namie, nằm trong khu vực cách li có bán kính 200km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima, giờ trông như một hoang mạc.
Video đang HOT
Đường phố không một bóng người.
Tượng hai học sinh tại lối vào trường tiểu học Namie.
Túi xách của học sinh vẫn được treo tại trường tiểu học Namie. Những học sinh ở đây không kịp mang theo đồ dùng khi sơ tán khỏi thị trấn vào tháng 3/2011.
Khung cảnh hoang tàn tại bể bơi ngoài trời của trường tiểu học Namie.
Bà Yuko Mihara dọp dẹp salon làm đẹp của bà tại thị trấn Namie
Trong khi ông Yuzo Mihara mang rác ra khỏi nhà sau khi dọn dẹp.
Một ngôi nhà đổ nát tại thị trấn bỏ hoang Namie.
Ông Yuzo Mihara nhìn ngôi nhà hàng xóm bị hư hại nặng sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Một chiếc tàu đánh cá bỏ hoang ngoài biển gần thị trấn Namie
Những túi ni lông lớn chứa đất và lá cây nhiễm phóng xạ tại một kho chứa tạm thời ở thị trấn Naraha.
Takamasa Watanabe, 53 tuổi, và mẹ Kazuko, 79 tuổi, chụp ảnh trước nhà của họ tại thị trấn Namie.
Theo 24h
Sóng thần Nhật: Hàng vạn gia đình sống tạm bợ
Chính phủ không thể hỗ trợ trực tiếp cho những hộ gia đình mất nhà, người dân phải tự lo tất cả chi phí đất đai, xây nhà ở nơi định cư mới... là hai trong nhiều khó khăn khiến hàng chục nghìn gia đình vùng đông bắc Nhật Bản vẫn sống trong nhà tạm chỉ rộng gần 30m2 dù thảm họa đã qua 2 năm.
Phóng viên Nakamura Yoshinobu ở báo Asahi Shimbun, diễn giả chính của cuộc hội thảo, cho biết ít hàng chục nghìn gia đình ở nơi hứng chịu thiên tai cách đây 2 năm vẫn đang phải sống trong nhà tạm. Người dân nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn để có một căn nhà mới.
"Chính phủ không thể hỗ trợ trực tiếp cho những hộ này vì điều đó không công bằng đối với những người đóng thuế khác và những gia đình đóng bảo hiểm động đất", ông Yoshinobu nói.
Ở Nhật, chỉ khoảng 25% số hộ đóng bảo hiểm động đất. Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ các hộ gia đình hứng chịu thảm hoạ bằng cách mua lại mảnh đất cũ và hỗ trợ một phần chi phí di cư. Tuy nhiên, số tiền này không thấm vào đâu, trong khi chi phí xây một ngôi nhà trung bình, đủ cho gia đình gồm bố mẹ và 2 con lên tới gần 4,5 tỷ đồng.
Sau khi bị động đất và sóng thần tàn phá, người dân Nhật Bản cũng nhận được sự giúp đỡ của nhiều từ các nước bạn bè. Tuy nhiên, vì có tới 30.000 hộ dân đang cần di cư, nên số tiền hỗ trợ mà mỗi gia đình nhận được chỉ khoảng 1.400 Yen (khoảng 300 triệu đồng), không thấm vào đâu để chuyển đến nơi ở mới.
Những người mất nhà phần lớn là người già hoặc người thất nghiệp vì nhà của họ bị phá huỷ, phá sản sau trận động đất sóng thần. Vì thế họ rất khó tiếp cận với khoản vay của các ngân hàng, nhất là những người đã vay tiền để xây nhà trước mà chưa trả.
Khu nhà tạm chật chội mà rất nhiều hộ gia đình ở vùng đông bắc Nhật Bản đang phải sống sau khi nhà cửa bị thiên tai tàn phá
Diễn giả Yoshinobu cũng cho biết, người dân sống gần bờ biển giờ đây không thể xây nhà ở nơi cũ nữa. Vì thế, một số cộng đồng dân cư đang phải cần di chuyển tập thể đến vùng đất mới. Vì chính quyền địa phương rất tôn trọng sự đồng thuận, ý kiến của người dân trong việc chuyển đến nơi ở mới, nên cho đến nay một số cộng đồng chưa thống nhất được khi nhiều gia đình từ chối tham gia.
Ngoài ra, một nguyên nhân khiến nhiều gia đình không muốn chuyển đi là vì họ muốn gắn bó với mảnh đất và nhiều thế hệ gia đình từng sinh sống, và cũng là nơi họ đang sống dựa vào nghề đánh bắt, nông nghiệp.
Theo phóng viên của báo Asahi Shimbun, chính phủ đang xây dựng những khu dân cư sau thảm hoạ với mỗi căn hộ có diện tích 40-60m2. Những người đến đây ở phải trả tiền thuê nhà hằng tháng.
"Người Nhật Bản thường không thích ở nhà thuê. Họ thích sở hữu nhà để sau này cho con cháu. 2 năm sau thảm hoạ, số người phải từ bỏ mong muốn có nhà riêng ngày càng tăng", ông Yoshinobu nói.
Theo 24h
Đứng lên từ thảm họa Tròn 2 năm sau thảm hoạ "kép" siêu động đất - sóng thần, hậu quả của trận thiên tai chưa từng thấy này vẫn còn đè nặng song người dân và đất nước Nhật Bản đã đứng dậy, từng bước khôi phục cuộc sống. Đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa kép động đất - sóng thần ngày 11-3-2011 Thời...