Bên trong tầm nhìn thời thượng và quyến rũ của Tom Ford
Khi nói đến thời trang hiện đại của Mỹ, ít ai sánh kịp tầm ảnh hưởng và uy tín của Tom Ford. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà thiết kế Tom Ford (27/8/2021), hãy cùng nhìn lại di sản của nhà thiết kế quyền lực này trong lĩnh vực thời trang và giải trí.
Nhà thiết kế Tom Ford. Ảnh: GQ.
Sinh ra ở vùng ngoại ô Austin, Texas, Tom Ford đã trở thành huyền thoại thời trang ngày nay bằng cách hiện đại hóa hình ảnh thương hiệu của nhiều nhà mốt châu Âu, chẳng hạn như công việc của anh dưới sự dẫn dắt của Gucci và Yves Saint Laurent. Thật vậy, tầm nhìn sáng tạo của Tom Ford đối với lịch sử thời trang không thể đạt được chỉ bằng bất kỳ tầm nhìn thông thường nào.
Tom Ford tốt nghiệp trung học năm 17 tuổi và tiếp tục nhập học tại Đại học New York năm 1979 chuyên ngành lịch sử nghệ thuật. Chỉ sau 1 năm tại Đại học New York, Tom Ford đã đi về phía tây đến Los Angeles để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất và bắt đầu đóng vai chính trong các quảng cáo quy mô nhỏ. Với khá ít thành công ở Hollywood, Tom Ford quay trở lại New York và đăng ký lại vào Trường Thiết kế Parsons để nghiên cứu về kiến trúc. Sau khi tốt nghiệp Parsons vào năm 1985, Ford có được một vị trí đầu vào tại salon của nhà thiết kế đồ thể thao Cathy Hardwick, sau khi ông gọi điện thoại đến văn phòng này hằng ngày trong một tháng. Sau 2 năm làm trợ lý thiết kế của Hardwick, Ford làm công việc thiết kế quần jeans cho Perry Ellis tại cửa hàng Seventh Avenue của ông.
Tom Ford chào tạm biệt khán giả trong buổi diễn cuối cùng tại Gucci. Ảnh: Getty Images
Vực dậy Gucci
Tuy nhiên, bước đột phá lớn của Ford với tư cách là một nhà thiết kế khi ông được thuê làm Giám đốc Sáng tạo của Trang phục nữ tại Gucci vào năm 1990. Tom Ford đến với Gucci khi nhãn hàng này đang bên bờ vực phá sản, để rồi từng bước đưa thương hiệu này trở thành tượng đài thời trang được ngưỡng mộ nhất nhì thế giới.
Ford đã trau dồi phong cách đặc trưng của mình trong thời gian cầm quyền tại Gucci và phong cách của ông trở thành nét thẩm mỹ thời trang nổi bật của những năm 1990 – hình ảnh gợi cảm quá mức cho phép, đi liền với sự hào nhoáng từ Gucci.
Trong thập niên 1990, Tom Ford đã trình làng một loạt các bộ sưu tập mạnh mẽ: những chiếc váy trắng gợi cảm nổi tiếng với những đường cắt cúp đầy khiêu khích từ năm 1995, tiếp theo là buổi trình diễn kết hợp năm 1996 với những bộ trang phục siêu gợi cảm dành cho phụ nữ, những bộ vest kiểu dáng đẹp và quần tây ôm sát dành cho nam giới. Không cần phải nói, Ford đã khiến một số biên tập viên thời trang e thẹn khi ngắm nhìn những sáng tạo trên sàn diễn của mình.
Với năng lực vượt trội của mình đi kèm sự tận tâm ông đã chiếm trọn trái tim của ban lãnh đạo Gucci và trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu này kể từ năm 1994
Những chiếc váy trắng cut out táo bạo Tom Ford thiết kế
Dù những thiết kế của Ford của phần hơi quá đà, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những cống hiến của ông dành cho Gucci. Trong khi, năm 1994, Gucci phải cất công mời mọc giới báo chí đến tham dự show diễn của mình. Thì dưới thời Tom Ford, nhà mốt không cần mời mà cánh báo chí đã chủ động xin xỏ vào tham dự. Từ năm 1995 đến 1996, doanh số bán hàng tại Gucci đã tăng 90%. Đến năm 1999, nhà mốt Gucci được định giá hơn 3 tỷ USD. Trong thời gian cầm quyền, Tom Ford phụ trách mảng quần áo may sẵn, nước hoa, hình ảnh thương hiệu, quảng cáo và thiết kế cửa hàng của Gucci.
Video đang HOT
Sự nhạy bén trong thiết kế của Tom Ford và thành công về mặt thương mại đã thúc đẩy Tập đoàn Gucci thuê Ford làm giám đốc sáng tạo của thương hiệu Yves Saint Laurent vào năm 2000.Tuy nhiên, cha đẻ của thương hiệu, Saint Laurent không thích thú với việc Ford lên nắm quyền và xem thường khả năng của ông. Bằng tài năng của mình, Ford mau chóng chứng minh Saint Laurent đã sai khi vực dậy và phát triển YSL một cách mạnh mẽ.
Tom Ford For Yves Saint Laurent Fall/Winter 2002
Sau 10 năm cống hiến và thiết lập một đế chế hùng mạnh cho Gucci, năm 2004, Tom Ford nói lời tạm biệt nhãn hiệu đẳng cấp quốc tế này và bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho thương hiệu riêng. Chỉ 2 năm sau, thương hiệu Tom Ford ra đời, mau chóng trở thành cái tên nổi trội trong ngành thời trang cao cấp. Từ trang phục quần áo cho nam và nữ, mắt kính, mỹ phầm…các thiết kế của Tom Ford đã hoàn toàn làm xiêu lòng những tín đồ thời trang, những người yêu phong cách thời thượng và sự đẳng cấp.
Hoạt động làm phim
Trong khi Ford bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình theo cách riêng, ông có những kế hoạch lớn hơn trong việc mở rộng tên tuổi của mình trên khắp các ngành công nghiệp. Năm 2009, Ford đã đưa chuyên môn sáng tạo của mình lên màn bạc để thực hiện ước mơ ban đầu là xâm nhập vào lĩnh vực điện ảnh. Thời gian gián đoạn sau Gucci của nhà thiết kế đã tạo cơ hội lý tưởng cho ông thử nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh. Bộ phim đầu tay năm 2009 của Ford là A Single Man dựa trên tiểu thuyết của Christopher Isherwood với sự tham gia của hai diễn viên nổi tiếng Julianne Moore và Colin Firth. Bộ phim đã giành được cho Colin Firth một đề cử Giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Tom Ford được một đề cử Giải thưởng điện ảnh Independent Spirit.
Một cảnh trong “A Single Man (2009)”
Ford đã tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà thiết kế trang phục Arianne Phillips cho bộ phim. Tom Ford bày tỏ “Điều hành bộ phận trang phục cho một bộ phim hoàn toàn khác với việc thiết kế quần áo cho sàn catwalk và tôi nghĩ rằng Arianne đã làm một công việc xuất sắc. Tôi có những ý tưởng rất đặc biệt về diện mạo của các nhân vật và cách họ ăn mặc và Arianne tôn trọng điều đó nhưng cũng mang lại độ chính xác và tinh tế cho quá trình sản xuất mà tôi chắc chắn không bao giờ có thể làm một mình”.
Tạo hình nhân vật trong Nocturnal Animals do Tom Ford làm đạo diễn
Không lâu sau A Single Man, Tom Ford lại làm rung chuyển thế giới với tác phẩm thứ 2 vào năm 2016, Nocturnal Animals. Bộ phim là một thành công vang dội khác mang về 32,4 triệu USD từ phòng vé. Nocturnal Animals có sự tham gia của dàn diễn viên hạng A ấn tượng, Amy Adams, Jake Gyllenhaal, Michael Shannon, Aaron Taylor-Johnson, Isla Fisher, Armie Hammer, Laura Linney, Andrea Riseborough và Michael Sheen. Để kể câu chuyện, Ford đã tạo ra trang phục cho bộ phim theo phong cách chic city mà Ford được biết đến, trong khi các bộ phim khác lại mang nét tinh tế của phương Tây. Về mặt thị giác, bộ phim chứng minh rằng Ford là một nhà thiết kế có tay nghề cao và là một bậc thầy về thị giác.
Ford cũng được biết đến với việc thiết kế trang phục cho vai diễn của Daniel Craig trong 4 bộ phim gần đây nhất của loạt phim 007. James Bond là một nhân vật hư cấu nổi tiếng mang tính biểu tượng, vì vậy nhiệm vụ thiết kế trang phục cho James Bond không hề dễ dàng. Trong khi thiết kế, người ta phải tôn trọng một phong cách nhất định: một quý ông người Anh ăn mặc hoàn hảo. Để xác định bộ đồ hoàn hảo, nhóm thiết kế trang phục sẽ thử các form dáng khác nhau trên Craig cho đến khi họ tìm thấy bộ đồ phù hợp chính xác mà mọi người ưa thích. Đi kèm với những bộ vest là áo sơ mi, hàng dệt kim, cà vạt, phụ kiện và kính mắt cũng được tạo ra dành riêng cho Craig.
Trong bộ phim “No Time To Die”, nhân vật James Bond (do nam diễn viên Daniel Craig thủ vai) tỏa sáng với vẻ lịch lãm từ những thiết kế của Tom Ford.
Khả năng linh hoạt của Ford giữa các ngành nhờ tài năng sáng tạo của ông đã củng cố di sản của ông là một trong những nhà thiết kế xuất sắc nhất trong thời đại của chúng ta. Ford có khả năng độc đáo để nâng tầm bất cứ ai mà ông đang thiết kế trang phục cho – có thể là siêu mẫu trên sàn catwalk, ngôi sao hàng đầu trong một bộ phim bom tấn, hay trên thảm đỏ.
Gucci từng có bộ ảnh bị cấm tiệt vì để lộ bộ phận nhạy cảm, hình ảnh 18+ gây xôn xao một thời
Dưới triều đại của Tom Ford, Gucci từng là thương hiệu có "máu mặt" với những chiến dịch quảng cáo độc đáo nhưng khả năng gây sốc cực cao!
Đã bao nhiêu lần bạn được nghe về những sản phẩm hay hình ảnh độc đáo và lập dị từ Gucci? Những chiếc đầm cho đàn ông mặc, người mẫu ôm thủ cấp,... là cái riêng mà Giám đốc sáng tạo đương nhiệm - ông Alessandro Michele mang tới cho nhà mốt này.
Người mẫu ôm thủ cấp, đầm kẻ sọc cho nam,... là những phát kiến dị biệt để Gucci ghi dấu ấn với công chúng
Nhưng trước đó hơn 1 thập niên khi Gucci vẫn còn là "ngai vàng" của Tom Ford, đã từng có chiến dịch quảng cáo với hình ảnh gây sốc tới nỗi bị cấm tiệt trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng, lọt top 1 trong những bộ ảnh gây tranh cãi nhất về thời trang cảm hứng từ tính dục.
Năm 2003, Gucci khiến cả giới mộ điệu lẫn truyền thông đại chúng chấn động khi tung ra chiến dịch cho BST mùa xuân Ready-To-Wear của mình.
"Thật ngắn!" là những gì Tom Ford đánh giá về BST lần này của mình, đủ để thấy thời trang kiệm vải chính là thứ ông ưu tiên cho BST mùa xuân năm ấy. Không những vậy, tình dục là chi tiết được NTK cài cắm rõ nét tới mức chỉnh cần thoáng nhìn là cũng nhận ra
Tư thế tạo dáng của cặp đôi người mẫu mô phỏng những hình ảnh quan hệ xác thịt là đề tài gây tranh cãi rầm rộ trong năm ấy
Gây sốc nhất là hình ảnh logo của Gucci được tạo thành từ... lông vùng kín của nữ giới. Cái ngông, sự táo bạo vô biên của Tom Ford đã hứng chịu phản ứng gay gắt từ cả công chúng lẫn các nhà phê bình
Cơ Quan Thẩm Định Tiêu Chuẩn Quảng Cáo ở Anh đã nhận được vô số lời ca thán. Người tiêu dùng cho rằng nó "quá sức phản cảm" và "cực kỳ độc hại" cùng rất nhiều những lời tố tụng, yêu cầu xoá sổ chiến dịch của Gucci. John Beyer, giám đốc của Mediawatch UK nhận định: "Đây là một hình ảnh độc hại xúc phạm tới nhân phẩm của phụ nữ, không được phép xuất hiện trên các tạp chí chính thống".
BST năm ấy là tuyên ngôn mạnh mẽ về hào quang của sự quyến rũ, nhất là khi người mẫu Carmen Kass kết show với chiếc đầm bodycon làm từ 100% ruy băng quấn quanh thân thể (ảnh giữa)
Nhưng ngành công nghiệp thời trang đã phải công nhận sức sáng tạo bạo liệt của Tom. Nhờ sự phá cách điên rồ của Tom, các chiến dịch quảng cáo về sau này cũng vì thế mà ấn tượng hơn. Mario Testino - nhiếp ảnh gia có tiếng chia sẻ: "Khi tôi bắt đầu làm việc ở Gucci với Tom Ford, anh ấy đã đẩy tôi lên một tầm cao mới".
Công bằng mà nói, để mà bàn về sức ảnh hưởng của chiến dịch, khả năng thu hút chú ý, phá vỡ mọi quy chuẩn về quảng cáo thời trang trước đây và tạo nên những làn sóng tranh cãi kịch liệt thì chiến dịch này đã thành công mỹ mãn.
Suốt thời kỳ trị vì "vương quốc" của mình, Tom Ford đã gây bão truyền thông với hàng loạt những chiến dịch quảng bá thương hiệu kỳ lạ nhưng hiệu quả
Năm 2004, Tom Ford rời bỏ Gucci, kết thúc kỷ nguyên của "Ông hoàng sex" trong làng thời trang
Biến những điều tưởng như bất khả thi thành hiện thực, dám đưa vào vải vóc những ham muốn tột độ mà kẻ khác chẳng đủ bản lĩnh thể hiện, Tom Ford là tượng đài bất diệt đã vực dậy Gucci và đưa thương hiệu này tới đỉnh cao
Gucci, Crocs bị làm giả nhiều nhất năm 2021 Những món hàng giả Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Theo Sneakers News, hàng giả đang có dấu hiệu gia tăng trong ngành thời trang năm 2021. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho rằng giày dép là một trong 5 ngành hàng bị những kẻ chuyên làm hàng giả nhắm đến. Năm...