Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện ‘đường lưỡi bò’

Theo dõi VGT trên

Phiên tòa xem xét vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông diễn ra tại Cung điện Hòa bình 100 năm tuổi, trong bầu không khí tập trung và căng thẳng.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 1

Philippines tháng 1/2013 đệ đơn lên tòa án trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc (LHQ). Mục đích của việc này nhằm thuyết phục tòa tuyên bố rằng đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền trên Biển Đông là vô giá trị và trái với luật pháp quốc tế. Từ ngày 7/7 đến 13/7, Toà Trọng tài thường trực ( PCA) ở The Hague, Hà Lan, tiến hành nghe giải trình của Philippines xung quanh vụ kiện.

Vì hội đồng trọng tài quyết định tổ chức các phiên điều trần kín nên những hình ảnh bên trong phiên tòa ít được tiết lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, trang tin Rappler của Philippines hôm qua đăng tải một số bức ảnh do PCA gửi tới qua thư điện tử nhằm cung cấp thêm cái nhìn khái quát về phiên xử.

Trong ảnh, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đọc diễn văn trong phiên khai mạc.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 2

Theo PCA, đoàn Philippines tới tham dự phiên tòa gồm khoảng 60 người. Thẩm phán Philippines Antonio Carpio cho biết, trong phần tranh luận, Manila yêu cầu PCA tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị, trái với quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ( UNCLOS) 1982.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 3

Luật sư trưởng Florin Hilbay dẫn đầu đoàn Philippines tới tranh tụng tại tòa.

Bà Abigail Valte, phát ngôn viên tổng thống Philippines, hôm 4/7 nhấn mạnh Manila có cơ sở pháp lý mạnh mẽ đối với vụ kiện, đồng thời tự tin cho rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết theo hướng có lợi cho Philippines.

Trung Quốc trong khi đó vẫn từ chối tham dự với lý lẽ PCA không đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện. Nhưng, theo giới quan sát, Bắc Kinh vẫn tích cực “vận động hành lang” để giành lợi thế nhất định.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 4

Từ trái qua, giáo sư Bernard Oxman, Alan Boyle và Lawrence Martin, ba thành viên trong hội đồng cố vấn của Philippines.

Theo cây bút Prashanth Parameswaran của The Diplomat, vụ kiện lần này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nỗ lực mạnh mẽ để gỡ rối tranh chấp Biển Đông theo quy định của pháp luật, chứ không phải là cách tiếp cận kiểu “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh” mà Trung Quốc sử dụng trong vài năm qua.

Về lý thuyết, phiên điều trần chỉ giới hạn xoay quanh câu hỏi về thẩm quyền của tòa án, nhưng Philippines đã đưa ra các tuyên bố vượt xa phạm vi hạn hẹp đó để nhấn mạnh ý nghĩa tột cùng của vụ kiện. Manila cho rằng vụ kiện này là phép thử cho tính thiết thực của luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Philippines Rosario nhấn mạnh vụ kiện không chỉ quan trọng đối với Philippines mà còn với “pháp trị trong quan hệ quốc tế” nói chung, đặc biệt là việc thực thi UNCLOS.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 5

Hội đồng trọng tài The Hague lắng nghe các luận điểm từ phía Philippines.

Bắc Kinh tin vụ kiện nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các thực thể trên Biển Đông, vì thế tòa án không có thẩm quyền thụ lý. Còn với Philippines, vụ kiện nhằm yêu cầu trọng tài phán quyết xem yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có tuân thủ UNCLOS hay không, và vấn đề này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của tòa.

Video đang HOT

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 6

Luật sư nổi tiếng thế giới Paul Reichler, chủ tịch ủy ban cố vấn Philippines, phát biểu tại tòa.

Theo ông Reichler, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cùng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) không xung đột với quyền giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế trọng tài của UNCLOS. Lý do là bởi DOC không phải là thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý và trong DOC không có điều khoản nào đi ngược cơ chế trọng tài. Còn TAC cũng nêu rõ về việc tìm các “biện pháp khác” để giải quyết tranh chấp.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 7

Các thành viên phái đoàn Philippines, gồm Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, Thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio và Phó thư ký điều hành các vấn đề pháp lý Menardo Guevarra ( từ trái qua).

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 8

Giáo sư Philippe Sands QC, cố vấn phái đoàn Philippines.

Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Australia và các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện đứng về phía Philippines trong vụ kiện. Các thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ cũng ca ngợi nỗ lực của Manila trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, theo AFP.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 9

Thành viên phái đoàn Philippines, Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte và Thư ký điều hành Paquito Ochoa.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 10

Địa điểm diễn ra các thủ tục tố tụng nằm bên trong Cung điện Hòa bình 100 năm tuổi ở The Hague. Đây cũng là trụ sở chính của Tòa án Công lý Quốc tế.

Toà án cho hay Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp và tòa sẽ đưa ra phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện trong năm nay.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 11

Tòa án cho phép quan sát viên từ các nước Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản tham dự phiên điều trần.

Bên trong phiên tòa xét xử vụ kiện đường lưỡi bò - Hình 12

Thẩm phán Thomas Mensah (giữa), chủ tịch đầu tiên của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, chủ trì phiên tòa. Ngoài ra, hội đồng trọng tài còn có sự góp mặt của các thẩm phán (từ trái qua) Jean-Pierre Cot của Pháp, Stanislaw Pawlak đến từ Ba Lan, Ruddiger Wolfrum của Đức và giáo sư Alfred H. A. Soons của Hà Lan.

Vũ Hoàng

Ảnh: Rappler

Theo VNE

Philippines kiện Trung Quốc: Dự đoán quyết định của tòa

Với những yêu cầu đặt ra trong Tuyên bố khởi kiện khả năng PCA sẽ chấp nhận thẩm quyền giải quyết là rất cao.

LTS: Sau khi phiên tranh tụng đầu tiên của vụ Philippines kiện Trung Quốc kết thúc ngày 13/7, Tòa trọng tài thường trực (PCA) đề ra những thời hạn mới để các bên tiếp tục củng cố lập luận và chứng cứ, đồng thời tuyên bố sẽ cố gắng đưa ra quyết định về thẩm quyền xét xử "dự kiến trước cuối năm nay".

Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của TS. Bành Quốc Tuấn, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh về vụ kiện cũng như một vài dự đoán ban đầu.

Ngày 22/01/2013, Philippines tuyên bố khởi kiện Trung Quốc trước Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), chính thức mở màn cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng con đường thông qua các cơ quan tài phán quốc tế.

Thông báo và tuyên bố khởi kiện của Philippines (Notification and Statement of Claim on West Philippine Sea[1]) tập trung vào hai vấn đề chính: Thứ nhất, Philippines cho rằng việc Trung Quốc tự vạch "đường chín đoạn" đồng thời thực thi các yêu sách về biển của Trung Quốc theo "đường chín đoạn" là trái với UNCLOS và vô giá trị; Thứ hai, các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng chỉ đem lại cho Trung Quốc tối đa lãnh hải 12 hải lý, do những vị trí này chỉ có thể được coi là "đá" (không phải "đảo" để được hưởng vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa) theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS[2].

Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bắt nguồn từ những căng thằng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) từ tháng 3/2012. Vụ việc này chưa giải quyết thì một vụ việc khác liên quan đến bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, một khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền) lại phát sinh. Ngày 8/4/2012, chiến hạm lớn nhất của Philippines là BRP Gregorio del Pilar phát hiện một nhóm 8 tàu đánh cá của Trung Quốc, mà theo lời của Bộ ngoại giao Philippines là "đánh bắt trái phép" tại khu vực bãi cạn Scarborough.

Đầu tháng 4/2012, Philippines tiếp tục phản đối Trung Quốc tại Liên hợp quốc liên quan đến bản đồ vẽ "đường chín đoạn" của Trung Quốc mà Philippines cho rằng thể hiện các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của quần đảo Trường Sa. Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Philippines khẳng định "đường chín đoạn" do Trung Quốc vẽ không có bất kỳ cơ sở nào theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Philippines kiện Trung Quốc: Dự đoán quyết định của tòa - Hình 1

Philippines cử phái đoàn gồm 60 người tham gia phiên tranh tụng vừa qua ở PCA. (Ảnh: Philstar)

Lựa chọn của Philippines

Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực có trụ sở chính tại La Haye (gọi tắt là Tòa trọng tài thường trực La Haye - PCA) đang tổ chức phiên điều trần thứ hai để xem xét liệu PCA có thẩm quyền giải quyết các vấn đề khởi kiện của Philippines hay không. Theo quy trình tố tụng của PCA, chỉ khi nào xác định được thẩm quyền PCA mới có thể tiến hành giải quyết vụ việc và tuyên phán quyết liên quan đến vụ việc.

Cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên của UNCLOS, nghĩa là phải tuân thủ các quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, khi gia nhập UNCLOS, ngày 25/8/2006, Trung Quốc đã có báo cáo gửi Liên hiệp quốc đưa ra các tuyên bố bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS.

Theo các bảo lưu này Trung Quốc có quyền không chấp nhận bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp nào theo quy định tại Điều 287, bao gồm 4 phương pháp: một là Tòa án công lý của Liên hiệp quốc (ICJ), hai là Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), ba là Tòa án trọng tài và bốn là Tòa án trọng tài đặc biệt (giải quyết các tranh chấp liên quan tới đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển hoặc nghiên cứu khoa học biển) đối với tất cả các loại tranh chấp được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 298 UNCLOS. Điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc có thể từ chối thẩm quyền của Tòa án trọng tài và tòa án này không đủ thẩm quyền thụ lý đơn kiện vì Trung Quốc đã có văn bản bảo lưu này.

Từ những phân tích này cho thấy nếu Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Philippines khi xâm nhập khu vực Bãi Cỏ Rong và bãi cạn Scarborough thì chắc chắn các cơ quan tài phán theo UNCLOS sẽ không có thẩm quyền giải quyết.

Rõ ràng khi quyết định chỉ yêu cầu Tòa trọng tài phán xét tính pháp lý của "đường chín đoạn" do Trung Quốc đơn phương tự vạch ra, cũng như yêu cầu giải thích Điều 121 của UNCLOS đối với các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng, Philippines đã lựa chọn một giải pháp rất khôn ngoan:

Thứ nhất, Philippines đã tạm gác qua một bên vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cũng như đối với những khu vực mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Điều này đã giúp cho Philippines vô hiệu hóa việc bảo lưu Điều 287 UNCLOS của Trung Quốc đồng thời cũng tránh phản ứng bất lợi của các nước khác có liên quan. Nói cách khác, một mặt Philippines đã lách qua được khe cửa hẹp để đưa vụ việc ra cơ quan tài phán của UNCLOS đồng thời không làm phức tạp thêm tình hình.

Thứ hai, nếu phán quyết của Tòa trọng tài tuyên rằng "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có giá trị pháp lý (nhiều khả năng là như thế) điều này có nghĩa là Philippines không cần phải xác định chủ quyền của mình đối với những khu vực biển đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines vì chúng mặc nhiên thuộc lãnh thổ của Philippines. Nếu phán quyết của Tòa trọng tài tuyên các vị trí Trung Quốc đang chiếm đóng không phải là "đảo" theo Điều 121 UNCLOS thì kết quả cũng sẽ tương tự, vì tối đa vùng nước của đá chỉ là 12 hải lý tính từ bờ biển, không xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Thứ ba, kết quả của phán quyết sẽ loại bỏ Trung Quốc ra khỏi các tranh chấp biển đảo giữa Philippines với các nước xung quanh. Như vậy, Trung Quốc cũng không còn cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực biển mà Trung Quốc đang kiểm soát và đòi hỏi chủ quyền.

Chờ phản ứng của Trung Quốc

Như vậy, với những yêu cầu đặt ra trong Tuyên bố khởi kiện khả năng PCA sẽ chấp nhận thẩm quyền giải quyết là rất cao. Điều này thể hiện trên thực tế khi Philippines rất tin tưởng vào khả năng PCA sẽ chấp nhận giải quyết vụ kiện. Nhưng cần phải thấy rằng giữa việc chấp nhận thẩm quyền giải quyết và kết quả giải quyết là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Dù sao đi nữa, việc Philippines quyết định đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa trọng tài quốc tế là hành động phù hợp với quy định của luật quốc tế. Các quốc gia có nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp nhưng có quyền lựa chọn các biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp tài phán quốc tế. Sự lựa chọn của Philippines cũng không làm "phức tạp hóa" tình hình biển Đông. Ngược lại, còn thể hiện mong muốn tìm kiếm một giải pháp bền vững, không sử dụng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các quy định của luật quốc tế.

Ngoài ra, việc thông qua một cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết vụ việc này còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho Philippines. Cụ thể hơn, hành động của Philippines đã quốc tế hóa vấn đề Biển Đông vốn là điều Trung Quốc luôn tìm mọi cách né tránh và ngăn cản. Từ trước tới nay với lợi thế của mình, Trung Quốc luôn muốn dùng đàm phán song phương để "bẻ gãy từng chiếc đũa".

Đương nhiên khi Philippines khởi kiện, dù chưa kết quả, thì cả thế giới sẽ quan tâm và đón chờ phản ứng của Trung Quốc. Trung Quốc, với tư cách là một Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, với sức mạnh của nền kinh tế thứ hai thế giới, sẽ hành động như thế nào cho tương xứng?

Và quan trọng hơn, Philippines sẽ đặt Trung Quốc vào địa vị ngang bằng và bình đẳng với Philippines, để buộc Trung Quốc phải đưa ra cơ sở pháp lý để chứng minh cho các yêu sách chủ quyền của mình, mà từ trước đến nay Trung Quốc luôn cố ý mập mờ để làm lạc hướng các nước, đặc biệt là đối với "đường chín đoạn"./.

TS. Bành Quốc Tuấn (Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

Theo Vietnamnet

------

[1] Xem toàn văn (tiếng Anh) tại trang Web của Bộ Ngoại giao Philippines

[2] Điều 121 UNCLOS quy định về Chế độ các đảo:

1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

2. Với điều kiện phải tuân thủ ở khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.

3. Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

Nguồn: Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 101.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024

Tin mới nhất

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ - Ấn?

14:37:00 05/11/2024
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc bà Harris thẳng thắn về vấn đề nhân quyền có thể gây căng thẳng với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.

Đức, Australia tăng cường viện trợ cho Ukraine

14:32:11 05/11/2024
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Ukraine và Nga, Australia đã cung cấp hơn 1,3 tỷ AUD hỗ trợ quân sự và hơn 1,5 tỷ AUD hỗ trợ tổng thể cho Chính phủ Ukraine.

Mỹ hối thúc Israel đảm bảo duy trì hoạt động viện trợ nhân đạo tại Gaza

14:23:36 05/11/2024
Ông Miller cho biết Mỹ đã nêu rõ những lo ngại này với Chính phủ Israel và cho rằng nước này phải có trách nhiệm phải làm mọi cách có thể để giảm leo thang và buộc tất cả những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao

Sức khỏe

17:42:07 05/11/2024
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Thầy giáo áp dụng trend hot vào kiểm tra bài cũ, netizen xem xong "rén": Túi mù nhưng mà là mù mịt tương lai

Netizen

15:30:28 05/11/2024
Trào lưu chơi blindbox (hay còn gọi là túi mù) đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Làm nên thành công của chiếc trend này đến từ yếu tố bất ngờ và niềm vui

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

Giải chạy marathon ở thành phố New York lập kỷ lục về số người tham gia

14:20:40 05/11/2024
Ban tổ chức cho biết con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập tại Marathon Berlin (Đức) vào tháng 9, với 54.280 người hoàn thành giải chạy marathon hàng đầu thế giới này.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.