Bên trong nhà tù mật khét tiếng Stasi ở Berlin
Nhà tù mật khét tiếng Stasi từng là nơi diễn ra những vụ tra tấn tù nhân dã man, gây ám ảnh tới mức cho đến ngày nay nhiều người chỉ nghe thấy cái tên Stasi thôi cũng đã rùng mình.
Stasi, còn được biết tới với tên Hohenschnhausen, nằm giữa một khu dân cư đông đúc ở phía đông thủ đô Berlin, Đức. Nơi đây đã từng giam giữ hàng ngàn tù chính trị từ Thế chiến II cho tới năm 1989, đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin. Nhà tù Stasi ban đầu được điều hành bởi Nga và sau đó là do các mật vụ Đông Đức (Stasi) điều hành.
Khung cảnh bên ngoài nhà tù Stasi
Tòa nhà này chính là Trại tù đặc biệt Số 3 trong chế độ Quốc Xã, được sử dụng như một trại tập trung của Phát xít Đức. Các tù nhân bị buộc phải ở trong tầng hầm mà trước đây từng là căng-tin của nhà bếp, một bên với các xà-lim không có cửa sổ giống như lô cốt, được gọi là “tàu ngầm”.
Một phòng thẩm vấn trong nhà tù mật
Các xà-lim ẩm thấp và lạnh lẽo có một bục bằng gỗ và một cái xô được sử dụng như một toa-lét. Một bóng đèn điện không có vỏ bao chiếu sáng 24 giờ một ngày. Các cuộc thẩm vấn chỉ được tiến hành vào ban đêm khi các tù nhân phải chịu đựng sự dọa dẫm và tra tấn. Phòng thẩm vấn đều được cách âm rất tốt, và sau khi bị tra tấn, các tù nhân được đưa vào một phòng nhỏ, hẹp và bịt kín mít, chỉ để hở một lỗ nhỏ cho không khí lưu thông trước khi đưa về phòng giam chính.
Phòng thẩm vấn thường được bọc cao su xung quanh để cách âm, nơi đây còn diễn ra những cuộc tra tấn dã man
Những cựu tù nhân báo cáo lại sau này rằng họ đã bị buộc phải nhận tội thông qua hình thức tra tấn trong hầm nước.
Video đang HOT
Theo Bảo tàng Hohenschnhausen Berlin, nơi quản lý trực tiếp nhà tù Stasi ở hiện tại, điều kiện sống trong nhà tù này vô cùng khắc nghiệt, cao điểm nhất, nhà tù giam giữ tới 4.200 tù nhân. Chỉ trong vòng sáu năm, những vụ tra tấn khủng khiếp và điều kiện thiếu thốn trong nhà tù Stasi đã giết chết gần 1.000 tù chính trị.
Hành lang dưới các tầng hầm
Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức tiếp quản nhà tù từ tháng 3 năm 1951 và bỏ tù nhiều chính trị gia ở nơi đây. Các tù nhân bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và không bao giờ được thông báo về nơi họ bị giam giữ.
Trước khi bị tống giam vào Stasi, các tù nhân bị bịt mắt, nhốt vào trong một xe tải được cải trang thành xe chở hàng. Trong chiếc xe sẽ được chia ra thành nhiều ô nhỏ để tù nhân hoàn toàn không thể nhìn thấy gì hay đoán được mình đang được đưa tới đâu. Từng người một sẽ bị chuyển vào nhà tù theo cách như thế.
Một phòng giam trong nhà tù Stasi
Trong tù, các tù nhân hầu như cũng không được tiếp xúc với nhau. Không bao giờ có các bữa ăn chung hay các buổi lao động chung. Họ chỉ được rời phòng giam khi tới phòng thẩm vấn. Ở các hành lang, một hệ thống đèn báo hiệu giống như đèn giao thông cũng được lắp đặt để những người áp giải nhận ra tín hiệu và không cho các tù nhân nhìn thấy nhau khi bị giải đi thẩm vấn. Các tù nhân hầu như chỉ được tiếp xúc với người thẩm vấn và bảo vệ hành lang trong suốt quá trình bị giam giữ.
Một hành lang dẫn tù nhân tới phòng thẩm vấn
Những tù nhân không được thoải mái kể cả khi ngủ bởi tay họ luôn bị trói ra sau lưng và bị bắt phải nằm úp, làm sao để người giám sát bên ngoài có thể nhìn thấy tay của họ đặt lên trên tấm chăn. Theo người hướng dẫn tại Bảo tàng Hohenschnhausen Berlin, quy định này của nhà tù nhằm nâng cao an toàn trong tù và tránh việc tù nhân tự tử.
Tháp canh của nhà tù Stasi
Trong các phòng giam, tù nhân không được phép ngồi trên giường, chỉ được ngồi ở đúng chiếc ghế đặt sẵn. Mỗi phòng có một ô cửa sổ nhỏ nhưng lại lắp tấm kính dày, tránh việc tù nhân có thể quan sát bên ngoài, tất cả những gì họ nhìn thấy từ trong phòng chỉ là một vệt mờ màu xanh dương và màu xanh lá cây.
Nhà tù Stasi đã bị đóng cửa năm 1990 sau 44 năm hoạt động. Hiện tại, nó cũng đã bị xóa sổ khỏi bản đồ của Đức. Giờ đây, nhà tù Stasi đã trở thành một phần của Bảo tàng Hohenschnhausen, là nơi tưởng niệm, nghiên cứu lịch sử, tham quan phục vụ cho giáo dục và được điều hành bởi các cựu tù nhân.
Theo Khampha
Hồng Kông xét xử kẻ sát hại bố mẹ dã man
Hồng Kông ngày 5/8 đã đưa ra xét xử Henry Chau Hoi-leung và bạn của tên này, với cáo buộc đã sát hại dã man cả cha mẹ của Henry Chau, rồi phi tang bằng cách chặt thành nhiều mảnh đem nấu.
Cảnh sát áp giải Henry Chau tới tòa án
Vụ án xảy ra hồi tháng 3 năm ngoái từng gây chấn động dư luật Hồng Kông.
Henry Chau Hoi-leung, 30 tuổi, cùng bạn là Tse Chun-kei, 36 tuổi, bị bắt và cáo buộc đã sát hại ông Chau Wing-ki, 65 tuổi, và vợ ông này là bà Siu Yuet-yee, 62 tuổi trước khi chặt các thi thể làm nhiều mảnh, ướp muối và đem nấu.
Đầu của các nạn nhân cùng các bộ phận cơ thể khác được phát hiện trong hai tủ lạnh hôm 15/3 năm ngoái. Trong khi đó các bộ phận thi thể bị chặt lìa bị đem ướp muối và nhồi vào các hộp đựng đồ ăn.
Công tố viên Michael Arthur cho biết Henry Chau đã thừa nhận với bạn mình việc ra tay sát hại bố mẹ, rồi nói với bạn rằng mình là một kẻ tâm thần trong một tin nhắn gửi cho bạn bè thông qua phần mềm WhatsApp, trong lúc đang bị thẩm vấn tại một đồn cảnh sát hôm 14/3.
"Tôi là một kẻ tâm thần", Henry Chau viết trong đoạn tin nhắn. "Tôi không thể cảm thông với nỗi đau của một người bình thường do những gì đã trải qua khi còn nhỏ và giai đoạn vị thành niên. Diễn biến cảm xúc của tôi khác với người thường"
Henry Chau thú nhận với cảnh sát sau khi bị bắt rằng mình và Tse đã sát hại cha mẹ hôm 1/3 năm ngoái, do "họ cảm thấy đã sẵn sàng", cơ quan công tố cho biết. Tuy nhiên, trước tòa, cả Henry Chau và Tse đều phủ nhận tội danh giết người.
Theo băng ghi hình từ các camera an ninh hôm 1/3/2013, ông Chau Wing-ki và bà Siu đã đi vào một ngôi nhà tại khu vực Tai Kok Tsui cùng với Henry Chau, cơ quan công tố khẳng định. Và đó là lần cuối cùng hai người trên được nhìn thấy còn sống.
Henry Chau rời khỏi ngôi nhà này một mình khoảng 20 phút sau đó. Y tới một bệnh viện để chữa trị một vài vết rách trên hai tay, mà cơ quan công tố cho là do hậu quả của việc giằng co với bố mẹ y.
Theo hồ sơ lấy lời khai, Henry Chau đã nói với cảnh sát hôm 14/3 năm ngoái rằng, cha mẹ y mất tích sau khi tuyên bố họ đã về Trung Quốc đại lục "để tìm sự vui thú". Tuy nhiên, cùng lúc đó tên này lại gửi đi một tin nhắn trên WhatsApp từ trong đồn cảnh sát cho bạn bè rằng, mình đã sát hại cha mẹ và cần thêm thời gian để nói lời vĩnh biệt với các bạn bè trước khi nhận án tù chung thân, cơ quan công tố cho biết.
Cảnh sát đã bắt giữ Henry Chau và Tse hôm 15/3. Sau khi lúc soát căn hộ nghi vấn, họ đã tìm thấy các thi thể bị cắt thành nhiều khúc, cũng như những ghi chú và hóa đơn cho thấy hai kẻ sát nhân đã lên kế hoạch từ tháng 11/2012.
Công cố viên Michael Arthur khẳng định trước tòa rằng, hai nghi phạm đã chuẩn bị suốt hơn 3 tháng, mua dao, tủ lạnh, lò vi sóng và một nồi cơm điện.
"Tội danh của chúng là hết sức có chủ địch. Việc lên kế hoạch diễn ra chi tiết. Quá trình chuẩn bị được đẩy mạnh trong giai đoạn tháng Giêng và tháng 2. Và vào ngày 1/3 năm ngoái, chúng đã sát hại các nạn nhân như kế hoạch", ông Anthur khẳng định.
Henry Chau khẳng định y và Tse cùng sát hại cha mẹ mình, còn việc chặt thi thể nạn nhân ra làm nhiều mảnh do Tse thực hiện.
Chau khẳng định sát hại cha mẹ mình do mối liên hệ về cảm xúc giữa họ đã đổ vỡ.
Thanh Tùng
Theo SCMP
Đức hủy hợp đồng vũ khí lớn với Nga Vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Đức đã quyết định hủy một hợp đồng lớn, theo đó nhằm cung cấp một trại huấn luyện với đầy đủ vũ khí cho quân đội Nga. Nhật báo Sueddeutsche Zeitung của Đức cho hay Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel đã "rút giấy phép" cho dự án trại huấn luyện này,...