Bên trong nhà máy trực thăng lớn nhất Nga
Nhà máy Ulan-Ude được thành lập từ năm 1939, là nơi chế tạo các dòng trực thăng đa dụng chủ lực của Nga với hơn 8.000 sản phẩm xuất xưởng.
Nhà máy Hàng không Ulan-Ude (UUAZ) nằm tại nước Cộng hòa Buryatia thuộc Nga, được thành lập vào năm 1939. UUAZ ban đầu có nhiệm vụ bảo dưỡng tiêm kích I-16 và oanh tạc cơ SB, sau đó là sản xuất tiêm kích La-5 và La-7 trong Thế chiến II. Đến năm 1956, nhà máy bắt đầu chuyển sang chế tạo trực thăng.
Đây là một trong những cơ sở sản xuất dây chuyền lớn và nổi tiếng nhất của Nga, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại để chế tạo hàng loạt mẫu trực thăng hiện đại nhất cho nước này và thị trường xuất khẩu.
Bộ gá cánh quạt trực thăng sau khi được gia công trong phân xưởng ở nhà máy UUAZ.
Máy kiểm tra mẫu và đánh giá độ chính xác trong gia công. Đầu dò của máy liên tục chạm vào các điểm chuẩn trên mẫu để tạo mô hình 3D trên máy tính, giúp kỹ thuật viên so sánh với tham số yêu cầu.
Khu vực chế tạo thân vỏ trực thăng.
Video đang HOT
Ngoài sản phẩm chủ lực là trực thăng họ Mil, nhà máy UUAZ từng nhận trách nhiệm chế tạo cường kích huấn luyện Su-25UB và hoán cải nhiều chiếc thành biến thể Su-25UTG dùng để phi công làm quen với hoạt động cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Phần đuôi trực thăng Mi-17 sau quá trình gia công, đang chờ lắp ráp.
UUAZ bắt đầu sản xuất trực thăng Mi-8/17 từ năm 1970. Đến nay đã có hơn 4.000 chiếc Mi-8/17 được chế tạo ở nhà máy này, trong tổng số hơn 8.000 máy bay các loại được xuất xưởng.
Phần mũi và khoang lái trực thăng Mi-8/17 trong nhà máy.
Mi-8/17 là trực thăng hạng trung do Liên Xô thiết kế năm 1961, đưa vào biên chế năm 1967 và liên tục được hiện đại hóa, trong đó phiên bản Mi-171A3 mới nhất được Nga ra mắt tại triển lãm hàng không MAKS 2021. Đây cũng là dòng trực thăng được sản xuất nhiều nhất thế giới với hơn 17.000 chiếc, có mặt trong biên chế của 50 quốc gia.
Khu vực hoàn thiện khung thân trực thăng. Nhiệm vụ chính của Mi-8/17 là vận tải, nhưng Liên Xô và Nga đã phát triển nhiều biến thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất, yểm trợ bộ binh, trinh sát và chỉ huy trên không.
Những trực thăng hoàn thiện khung thân sẽ được đưa sang khu vực lắp ráp động cơ và các hệ thống cánh quạt.
Trực thăng Mi-171 bay biểu diễn trong chuyến thăm của đoàn báo chí hôm 22/7.
Phi công cấp 1 Genadi Leonov, phó giám đốc Trung tâm Đào tạo Phi công Nhà máy UUAZ, bên cạnh hệ thống mô phỏng bay của trực thăng. Ông cho biết mình từng theo học trường không quân cùng phi công Phạm Tuân.
Trực thăng Mi-171E (trắng) và Mi-8AMT bên ngoài nhà máy. Ảnh: Xuân Hoàn
Trung Quốc dồn dập diễn tập gần Đài Loan
Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều đợt diễn tập tại khu vực duyên hải gần Đài Loan, trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển leo thang.
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 20/7 thông báo quân đội nước này sẽ tổ chức cuộc diễn tập bắn đạn thật tại khu vực cửa sông Châu Giang và quần đảo Vạn Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, phía bắc Biển Đông, Cuộc diễn tập cách quần đảo Đông Sa, nơi lực lượng của đảo Đài Loan kiểm soát, khoảng 300 km.
Giới chuyên gia nhận định cuộc diễn tập trên là động thái đáp trả việc một vận tải cơ L100-30, được cho là của công ty bình phong thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), hạ cánh xuống đảo Đài Loan ngày 19/7.
Vị trí quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ngày 20/7 (đánh dấu đỏ). Đồ họa: CSIS .
Một vận tải cơ C-146A của không quân Mỹ cũng hạ cánh xuống đảo Đài Loan ngày 15/7, động thái bị Trung Quốc chỉ trích là hành vi khiêu khích và "gửi tín hiệu sai tới các lực lượng ly khai trên hòn đảo".
Một ngày sau khi chiếc C-146A hạ cánh xuống đảo Đài Loan, hải quân và lục quân Trung Quốc tổ chức diễn tập đổ bộ chiếm đảo ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, ven eo biển Đài Loan.
Quân đội Trung Quốc ngày 16/7 cũng tổ chức diễn tập ở khu vực biển Hoa Đông ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, không xa lối vào phía bắc của eo biển Đài Loan. Truyền thông trên đảo Đài Loan đưa tin cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc liên quan đến vận tải cơ C-146A của không quân Mỹ hạ cánh trên hòn đảo.
Các cuộc diễn tập tại eo biển Bột Hải và khu vực Hoàng Hải cũng được quân đội Trung Quốc tổ chức ngày 18/7-1/8, theo một thông báo hạn chế di chuyển của Cục Hải sự Trung Quốc. Chưa rõ thành phần quân binh chủng và khí tài Trung Quốc tham gia các cuộc diễn tập này.
Hai trực thăng thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông của Trung Quốc diễn tập bay thấp ven biển ngày 9/6. Ảnh: PLA .
Xu Guangyu, cố vấn cấp cao của Hiệp hội Giải trừ và Kiểm soát Vũ khí Trung Quốc, cho rằng các tuyên bố cứng rắn và những đợt diễn tập quân sự dồn dập gần đây của quân đội Trung Quốc là lời đáp trả với "hoạt động khiêu khích quân sự" gia tăng của Mỹ liên quan đến đảo Đài Loan.
"Các động thái của Mỹ tiềm ẩn rủi ro rất cao vì nước này đang đi vào lằn ranh đỏ và Trung Quốc phải hành động", Xu nói. "Nếu tiếp tục leo thang tình hình, Mỹ có thể phải đối mặt với các biện pháp đáp trả mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc".
Tuy nhiên, một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết các cuộc diễn tập của quân đội nước này có thể được lên kế hoạch trước, không phải là phản ứng trực tiếp sau những chuyến hạ cánh của vận tải cơ Mỹ xuống đảo Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 15/7 tuyên bố bất cứ máy bay nào hạ cánh trên đảo Đài Loan đều phải được chính quyền Bắc Kinh cho phép.
Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan leo thang trong năm qua, khi quân đội Trung Quốc liên tục điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo. Trung Quốc tuyên bố các hoạt động của họ xung quanh đảo Đài Loan là nhằm bảo vệ chủ quyền và "răn đe các thế lực nước ngoài".
Ca Covid-19 tăng 500%, Thủ tướng Hà Lan nhận sai vì "thả cửa" sớm Số ca mắc Covid-19 tại Hà Lan tăng 500% chỉ sau một tuần, khiến Thủ tướng phải lên tiếng thừa nhận mắc sai lầm. Một bệnh nhân Covid-19 từ Hà Lan được chuyển bằng trực thăng tới điều trị tại Đức (Ảnh: AP). Giới chức y tế Hà Lan cho biết nước này ghi nhận gần 52.000 ca mắc Covid-19 mới trong tuần...