Bên trong nhà máy lắp ráp máy bay lớn nhất thế giới của Boeing
Với 30.000 nhân sự, nhà máy lắp ráp máy bay của Boeing tại Everett, Washinton hoạt động gần như không bao giờ nghỉ.
Boeing 777 và 787 Dreamliner là những mẫu máy bay thân rộng bán chạy nhất trên thế giới. Bộ đôi máy bay này được sản xuất ngay bên cạnh nhau tại nhà máy Everett của Boeing. Dù vậy, đây không phải nhà máy duy nhất hàng hãng sản xuất máy bay danh tiếng này. Theo đó, chiếc 737 được phát triển tại nhà máy Renton, Washintong còn chiếc 787-10 được sản xuất độc quyền tại North Charleston, South Carolina.
Dù vậy, nhà máy của Boeing tại Everett, Washington được xem là nhà máy nổi tiếng nhất của hãng này.
Nhìn từ xa, nhà máy Boeing tại Everett không có kích thước và quy mô quá lớn.
Tuy nhiên khi cần gần sự “khổng lồ”của nó bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.
Khu vực lắp ráp chính của nhà máy trải rộng trên diện tích 70 hecta.
Nhà máy lắp ráp Everett được xây dựng vào năm 1967 để phát triển dòng Boeing 747.
Mặc dù chiếc Boeing 747 và 676 vẫn được sản xuất, hầu hết công suất của nhà máy hiện nay được dòng cho khu vực phát triển Boeing 777 và 787.
Video đang HOT
Đây là dây chuyền sản xuất Boeing 777.
Một chiếc 777-300ER đang gần như đã được hoàn thiện. Nó sẽ được chuyển đến Dubai cùng đơn vị tiếp nhận là Emirates. Hãng hàng không này hiện đang là đơn vị có số lượng máy bay Boeing 777 lớn nhất thế giới. Cụ thể, Emirates đang vận hành 165 chiếc Boeing 777.
Phần đuôi của một chiếc Boeing 777.
Theo Boeing, hơn 3.600 chiếc máy bay đã được xuất xưởng xuyên suất lịch sử hoạt động của nhà máy lắp ráp Everett này, bao gồm các mẫu Beoing 747, 767, 777 và 787.
Nhân sự làm việc tại đây lên đến con số 30.000 người.
Nhà máy này gần như làm việc không nghỉ. Ngay cả vào cuối tuần, nhiều ca kíp trực vẫn hoạt động.
Với diện tích quá rộng, nhân viên Boeing sẽ di chuyển vòng quanh nơi làm việc bằng những chiếc xe đạp ba bánh như thế này.
Được biết, chiếc đây Boeing cũng dùng xe đạp hai bánh để di chuyển, tuy nhiên sau đó chúng được thay thế bằng xe đạp ba bánh vì lý do an toàn.
Gần khu vực chiếc 777 đang được phát triển là một chiếc Boeing 787 Dreamliner mới. Đây là nơi tất cả bộ phận máy bay được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới hội tụ.
Bộ phận hạ cánh của 787 được phát triển bởi Safran Landing Systems đến từ Pháp.
Phần đuôi của một chiếc Quatas Boeing 787-9.
Phần thân của một chiếc 787 khác sẽ được bàn giao cho Qantas Airlines. Nó được sản xuất ở Ý.
Logo của tất cả các khách hàng của chiếc Boeing 787 có thể được nhìn thấy trên cánh cửa vào khu vực lắp ráp. Đối diện với nó là một chiếc máy bay 787 của Ethiopian Airlines.
Một góc nhìn toàn cảnh hơn về khu vực lắp ráp với một chiếc Boeing 787 sẽ được bán cho Aero Mexico.
Tính đến tháng 9, Boeing đã chuyển giao tổng cộng 37 chiếc 777 và 106 chiếc Dreamliners tới khách hàng trong năm 2018. Tuy nhiên, số lượng máy bay 787 còn bao gồm cả những chiếc được sản xuất ở South Carolina.
Theo Báo Mới
Thế giới sẽ có máy bay điện vào năm 2030
Những hành khách lo ngại việc đi máy bay gây ô nhiễm sẽ có lựa chọn mới thân thiện với môi trường.
Mô hình máy bay điện của easyJet - Ảnh chụp màn hình CNN
Theo CNN, hãng hàng không giá rẻ easyJet của Anh vừa thông báo sẽ phát triển các máy bay điện để phục vụ cho các chặng bay ngắn vào năm 2030, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tiếng ồn.
Hãng sẽ hợp tác với công ty Wright Electric để chế tạo máy bay chạy bằng pin, đáp ứng nhu cầu của các chuyến bay có hành trình dưới 2 tiếng đồng hồ.
Thành lập vào năm 2016, Wright Electric hiện đã sản xuất máy bay điện 2 chỗ ngồi và dự định mẫu 9 chỗ ngồi sẽ ra đời vào năm tới. Hiện hãng đang đăng ký bản quyền cho động cơ máy bay điện.
Theo easyJet, nếu thành công, mẫu máy bay mới có thể sử dụng trên những tuyến bay ngắn như từ London đi Amsterdam. Tổng giám đốc hãng là ông Johan Lundgren cho biết công nghệ hiện đại đang phát triển rất nhanh và máy bay điện sẽ sớm trở thành hiện thực.
"Chúng ta có thể thấy trước tương lai không hoàn toàn phụ thuộc vào máy bay dùng xăng. Mục tiêu của máy bay điện là đạt khoảng cách 500 km", ông nói.
Wright Electric dự đoán máy bay điện sẽ giảm phân nửa tiếng ồn và chi phí mua, vận hành cũng sẽ rẻ hơn 10% so với máy bay thông thường.
Nhiều hãng lớn cũng đang nghiên cứu máy bay điện. Hãng Zunum do Boeing đầu tư sẽ sử dụng động cơ điện của Safran (Pháp) cho mẫu máy bay hybrid (dùng 2 nguồn năng lượng). Siemens (Đức) cũng đang phát triển động cơ điện cho máy bay trong dự án hợp tác với Airbus.
Theo Báo Mới
Trường phổ thông Việt Nam được chọn tham gia sân chơi STEM toàn cầu Ban Mai School là đối tác duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn là đơn vị tổ chức chương trình Global Children's Designathon 2018 - một sân chơi STEM toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới. Học sinh Ban Mai thuyết trình dự án STEM Designathon là một sự kiện khoa học có ý nghĩa lớn đối...