Bên trong nhà máy chế tác bản sao cổ vật ở Ai Cập
Tại nhà máy Konouz, nhiều cổ vật lịch sử của Ai Cập được “nhân bản” tạo nên món đồ lưu niệm độc đáo.
Những bản sao này được sản xuất với chất lượng cao nhằm mục đích hồi sinh ngành du lịch.
Nhà máy Konouz (có nghĩa là “ Kho báu” trong tiếng Ả Rập) của Chính phủ Ai Cập nằm ở Obour, phía đông Thủ đô Cairo. Khuôn viên nhà máy có diện tích rộng 10.000 m 2 . Tại đây, các nghệ nhân tập trung sản xuất hàng nghìn bản sao cổ vật từ nhiều loại nguyên liệu như thạch cao, gỗ, đá, gốm, vàng…
Nhà máy Konouz chế tác bản sao cổ vật Ai Cập.
Thị trường đồ lưu niệm của Ai Cập nhiều năm bị áp đảo bởi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Chính phủ quốc gia này đang tìm cách đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt của khách du lịch.
Một kỹ thuật viên chế tác bản sao của một bức tượng Ai Cập cổ đại.
Nhà máy Konouz sản xuất đồ nội thất, tượng và tranh vẽ về bốn thời kỳ chính của di sản Ai Cập: Pharaonic, Greco-Roman, Coptic và Islamic. Các bản sao được tạo theo tỉ lệ 1:1 hoặc dạng thu nhỏ, được lưu hành kèm theo chứng chỉ xác thực chính thức do Chính phủ cấp.
Khi lưu hành, các bản sao sẽ kèm theo chứng chỉ xác thực chính thức do Chính phủ cấp.
Video đang HOT
Nhà máy được điều hành bởi một vị tướng về hưu. Ông giám sát khoảng 150 công nhân, họa sĩ, thợ sản xuất tủ, nhà điêu khắc và nhà thiết kế.
Một nhà thiết kế đồ họa đang chỉnh sửa hình ảnh vi tính hóa mặt nạ của Pharaoh Tutankhamun.
Kỹ thuật viên chế tác bản sao tượng bán thân của Nữ hoàng Nefertiti.
Công đoạn sơn màu các bản sao.
Kỹ thuật viên chế tác bản sao của một bức tượng cổ.
Bản sao của đôi dép được tìm thấy tại lăng mộ Tutankhamun được chế tạo tại nhà máy Konouz.
Một bản sao sau khi chế tác.
Kỹ thuật viên sơn màu các bản sao cổ vật.
Vào năm 2015, Bộ Công nghiệp Ai Cập cấm nhập khẩu hàng hóa và sản phẩm có tính chất nghệ thuật phổ biến, bao gồm cả các mô hình cổ vật nước này. Động thái này như một biện pháp bảo vệ ngành thủ công nội địa trước sự cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập giá rẻ.
Những bản sao sau khi hoàn thiện.
Một cửa hàng bán bản sao của các bức tượng Ai Cập cổ đại.
Cũng trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Du lịch Khaled el-Enani đã hoan nghênh sự phục hồi về số lượng khách du lịch đến Ai Cập. Có khoảng 500.000 khách du lịch mỗi tháng kể từ đầu tháng Tư, cao hơn gấp đôi so với tháng Một và tăng lên đáng kể so với mức trung bình 200.000 khách du lịch mỗi tháng trong năm 2020.
Phát hiện "thành phố vàng" trong truyền thuyết, đầy bảo vật độc nhất vô nhị
Di tích lộng lẫy có niên đại 3.400 năm được mệnh danh là "thành phố vàng bị mất tích của Luxos" hay "Pompeii của Ai Cập", được bảo tồn hoàn hảo cùng vô số cổ vật quý giá.
3.400 năm trước, pharaoh Akhetaten (tức Amenhotep IV) của Ai Cập cổ đại đã từ bỏ tên tuổi, tôn giáo và thủ đô Thebes, "thành phố vàng" truyền thống của các pharaoh, đến một nơi khác xây dựng nên "thành phố vàng" mới tên Akhetaten, nơi ông cai trị cùng vợ là Nefertiti và tôn thờ thần mặt trời Aten. Nhưng khi con trai ông là Tutankhamun lên kế vị, vị pharaoh trẻ tuổi này đã từ bỏ Akhetaten để quay về Thebes. Thành phố "mất dấu" trong lịch sử từ đó.
Một phần di tích "thành phố vàng"
Theo ABC News, tháng 9 năm ngoái, trong quá trình tìm kiếm một ngôi đền cổ, nhóm khảo cổ đứng đầu bởi tiến sĩ Zahi Hawass, cựu bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, đã phát hiện những bức tường gạch bùn kỳ lạ, mở rộng về mọi phía. Một lực lượng lớn được huy động và đến nay, họ đã đào lên được một thành phố vĩ đại với những đường phố rộng rãi, nhà cửa đông đúc với những bức tường cao đến 3 mét.
Mộ của một con bò gây chú ý
Tiến sĩ Peter Lacovara, Giám đốc Quỹ Khảo cổ và di sản Ai Cập cổ đại, cho biết tình trạng và số lượng vật phẩm từ cuộc khảo cổ này gợi nhớ đến một thành phố nổi tiếng khác là Pompeii của La Mã. Số bảo vật, di tích nhiều đến nỗi họ có ý định thành lập một công viên khảo cổ tại chỗ thay vì cố khai quật rồi đưa vào bảo tàng.
Tiến sĩ Besty Bryan, một chuyên gia về triều đại Amenhotep III (tức cha của Akhetaten), địa điểm này chứa một số lượng lớn các lò nung để làm thủy tinh và đồ sành, hàng ngàn bức tượng cổ đã vỡ... Việc xác định các trung tâm sản xuất công nghiệp giúp chúng ta hiểu chi tiết về cách Ai Cập phồn hoa vận hành một cách đáng kinh ngạc trong giai đoạn mà hầu hết các nền văn minh khác trên thế giới còn khá thô sơ.
Theo National Geographic, vô số tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị cũng được khai quật tại "Thành phố vàng bị mất của Luxor", bởi vị pharaoh gây tranh cãi này đã khuyến khích một trường phái nghệ thuật khác biệt so với các đời pharaoh trước và sau mình.
Một bức phù điêu độc đáo được khai quật trong thành phố, mô tả vị pharaoh kỳ lạ cùng vợ và các con gái
Di tích thành phố còn chứa đựng nhiều tòa nhà hành chính lộng lẫy, các ngôi nhà mà dân cư và công nhân từ các công xưởng trú ngụ, một tiệm bánh, một nhà bếp lớn, một nghĩa trang đầy các ngôi mộ đá. Độc đáo nhất là 2 căn phòng chôn cất với hài cốt bên trong là... những con bò.
Những phát hiện nói trên chỉ mới nằm trong giai đoạn khai quật sơ lược. Các nhà khảo cổ cho biết sẽ phải mất nhiều năm để đưa ra thế giới trọn vẹn những kho báu mà "thành phố vàng" huyền thoại chôn giấu.
Khai trương Bảo tàng văn minh quốc gia Ai Cập sau lễ tiếp nhận 22 xác ướp hoàng gia Một ngày sau khi tiếp nhận 22 xác ướp hoàng gia trong một lễ rước long trọng, Bảo tàng Văn minh Quốc gia Ai Cập đã chính thức được mở cửa trong ngày 4/4 cho du khách tới tham quan. Bảo tàng Văn minh Quốc gia Ai Cập nằm ở thành phố Fustat thuộc khu vực Cairo cổ đại, với diện tích khoảng...