Bên trong nhà cổ hơn 240 tuổi ở Hội An
Xây dựng từ năm 1780, ngôi nhà Phùng Hưng được bảo tồn nguyên trạng, trở thành điểm đến thu hút du khách.
Nhà cổ Phùng Hưng có địa chỉ tại số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai nằm trong phố cổ, gần Chùa Cầu. Nhà được một thương nhân người Việt xây vào năm 1780, trong thời kỳ hưng thịnh của đô thị cảng Hội An. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng – cũng là tên hiệu buôn, có nghĩa là “hưng thịnh” với mong muốn gia đình làm ăn phát đạt.
Xưa kia đây là tiệm buôn bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối cùng các mặt hàng lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh… Chủ nhân hiện tại là con cháu đời thứ 8, đang sống và bảo tồn nhà cổ.
Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của 3 nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ làm khung – sàn kết cấu, tường hồi xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Nhiều cột, dầm, xà gỗ được chạm trổ công phu.
Mặt tiền ngôi nhà được chia làm 3 gian, lối đi chính ở gian giữa, 2 gian bên là cửa bán hàng. Phía trên cửa chính có 2 mắt cửa hay còn gọi là môn thần, một dấu ấn kiến trúc ở Hội An. Mắt cửa vừa là vật trang trí, vừa mang yếu tố tâm linh, được coi là vật canh giữ cho ngôi nhà, tránh điều xấu xâm phạm.
Lớp ngoài cùng của ngôi nhà trước đây là nơi bán hàng, hiện nay làm nơi tiếp khách. Cách bài trí và đồ đạc nội thất vẫn được giữ nguyên.
Từ gian ngoài vào gian trong đi qua một cửa giữa. Trên cửa có treo bức hoành phi với 4 chữ “Thế Đức Lưu Quang”, nghĩa là đức hạnh của tổ tiên lưu truyền tỏa sáng. Hai bên cửa có những cặp câu đối cổ.
Video đang HOT
Gian bên trong là phòng khách. Điều đặc biệt đây là một khoảng thông tầng cao tới mái. Khoảng thông tầng này làm thoáng rộng không gian và thu sáng vào ngôi nhà. Tầng 2 có những lan can bao quanh. Toàn bộ ngôi nhà có 80 cột gỗ lim.
Bộ mái trên khoảng thông tầng có kiến trúc mái Tứ hải xòe ra 4 phía. Lớp mái này cao hơn các lớp mái kế cận để tạo khoảng trống cho thông thoáng. Đây là dấu ấn kiến trúc Nhật Bản.
Gian trong cùng là nơi ở của người nhà. Tại đây có cầu thang gỗ đi lên tầng 2.
Gian ngoài ở tầng 2 là nơi thờ cúng và sinh hoạt của gia đình. Ở đây có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần trong tín ngưỡng của người Trung Hoa. Hệ thống kết cấu mái ở không gian này và gian phía sau, cùng với hệ thống khung, sườn, sàn gỗ mang kiến trúc thuần Việt.
Ở đây có một ô cửa vuông trên mặt sàn, gọi là cửa sập. Cửa này có tác dụng thông với không gian buôn bán ở tầng dưới, dùng để chuyển hàng lên gác khi có lũ lụt. Đây cũng là một chi tiết kiến trúc mang tính bản địa.
Cửa mở ra hiên được làm theo lối thượng song hạ bản (tức là phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín) đem đến sự kín đáo mà vẫn thông thoáng, phù hợp với khí hậu địa phương.
Hiên phía trước ở tầng 2 là một dấu ấn kiến trúc Trung Hoa với cấu tạo trần vỏ cua (hệ thống trần gỗ uốn cong). Trên những khung đỡ mai có chạm hình cá chép. Hình tượng cá chép trong văn hóa Trung Hoa là biểu tượng của sự may mắn, đối với Việt Nam là sự thịnh vượng, và với người Nhật Bản lại mang tới quyền lực.
Trong nhà cổ Phùng Hưng còn lưu giữ được nhiều đồ cổ, đồ gốm sứ có niên đại hàng trăm năm.
Nhà cổ Phùng Hưng được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia ngày 29/6/1993. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các đường nét kiến trúc, nội ngoại thất. Đây cũng là di tích về nghệ thuật kiến trúc và lối sống của tầng lớp thương nhân Hội An xưa, đồng thời là minh chứng cho giao thoa văn hóa ở Hội An.
Du khách có thể mua vé tham quan phố cổ Hội An giá 80.000 đồng/ người, được chọn 3 trong số 21 công trình là nhà cổ, bảo tàng, hội quán. Tuy nhiên, du khách đi Hội An trước 31/3 sẽ được ưu đãi giảm 50% giá vé tham quan khu phố cổ.
Dạo phố cổ Hội An vắng vẻ mùng 1 Tết
Sáng mùng 1 Tết (12-2), phố cổ Hội An lặng thinh như thể ai cũng "kiêng kỵ" xông đất, đạp đường đầu năm. Tuy vậy, mỗi góc phố, đoạn đường lại toát lên vẻ đẹp của sự tĩnh lặng trong nắng xuân.
Đâu đó vẫn bắt gặp một người thoáng qua bên phố, họ đi lại rất khẽ như muốn để cho phố ngủ thêm vài giờ nữa.
Nhìn từ khu An Hội qua sông sang Chùa Cầu, không gian tĩnh lặng soi bóng dòng sông.
Nhiều tuyến đường, khu phố không bận rộn người và xe. Sáng nay như một sự khác lạ và ngơ ngác, những chú cún mắt thao láo nhìn ngang đường. Trời nắng vàng, gió biển thổi lạnh bàn tay.
Tết năm nay, phố cổ không có pháo hoa, dừng nhiều chương trình nghệ thuật, khiến phố cổ đã một năm ít khách, những ngày Tết lại càng trầm lắng. Tuy nhiên, nét xuân trong mọi ngõ ngách, điểm dân cư vẫn được bài trí mộc mạc, dân dã. Mọi người mong rằng một năm sẽ bình an, rộn ràng và gặp thật nhiều hạnh phúc.
Tết năm con trâu nên trang trí hoa trên phố cũng cách điệu bằng chiếc xe trâu chở đầy hoa.
Ba chàng trai diện quần áo mới, chụp ảnh cho nhau.
Nắng lên, phố cổ đổ bóng xuống đường.
Và hun hút sâu trong nắng vàng rực rỡ.
Một hàng cà phê mở sớm và đợi khách đến.
Cà phê Thợ Dệt nằm trên đường Bạch Đằng- nơi khách nước ngoài thường lui tới, xem khung cửi, xem lụa, cũng mở xuyên Tết.
Như sáng mùng 1 Tết, Hội An yên bình, thanh vắng mà cuốn hút kỳ lạ Hiếm khi Hội An yên bình đến vậy. Nắng đẹp, tiết trời dễ chịu, du khách chẳng cần chen chúc mà vẫn tha hồ chụp ảnh và tận hưởng các dịch vụ giảm giá. Mọi năm vào dịp tháng 11 - 12; khu phố cổ Hội An thường đón lượng khách nước ngoài rất đông từ các thị trường Âu - Mỹ và...