Bên trong ‘ngựa thồ’ C17 chở lực lượng hòa bình Việt Nam đến Nam Sudan
Máy bay C17 của Australia sẽ chở toàn bộ 63 quân nhân và 64 tấn hàng hoá phục vụ việc triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 đầu tiên của Việt Nam ở Nam Sudan.
Các trang thiết bị được chuyển vào máy bay C17.
Australia tự hào hỗ trợ công tác triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình cấp đơn vị đầu tiên (Bệnh viện dã chiến cấp 2) của Việt Nam tại một phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc bằng việc cung cấp máy bay C-17 Globemaster III, máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Australia để vận chuyển quân và thiết bị sang Nam Xu-đăng.
Máy bay C17 đã rời TPHCM đi Nam Sudan vào sáng sớm hôm nay (2.10) và đợt chuyển quân thứ 2 dự kiến sẽ diễn ra sau khoảng 2 tuần để chuyên chở số nhân sự và trang thiết bị còn lại của bệnh viện. Tổng cộng, máy bay C17 của Australia sẽ chở toàn bộ 63 quân nhân và 64 tấn hàng hoá phục vụ việc triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 đầu tiên của Việt Nam ở Nam Sudan.
Một buổi lễ xuất quân đã được tổ chức ngày hôm qua (110) để tiễn chân lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam với sự tham dự của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Tư lệnh Tác chiến Liên quân Australia, Thiếu tướng Gregory Bilton và Đại sứ Australia, Ngài Craig Chittick.
Video đang HOT
“Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình cấp đơn vị đầu tiên của Việt Nam tại một phái bộ của Liên Hợp Quốc là một dấu mốc quan trọng. Hoạt động không vận và những hỗ trợ khác của Australia cho việc triển khai này thể hiện cam kết chung của hai nước đối với Liên Hợp Quốc, an ninh toàn cầu cũng như mối quan hệ song phương vững mạnh” – Thiếu tướng Bilton phát biểu.
Các quân nhân gìn giữ hòa bình Việt Nam trước giờ cất cánh.
Đại tá Hoàng Kim Phụng, Cục Trưởng, Cục Gìn Giữ Hòa Bình cho biết “Australia tài trợ mở nhiều khóa học tiếng Anh ở các trình độ khác nhau cho cán bộ và nhân viên của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, hỗ trợ 1 máy phát điện, 2 xe cứu thương và đặc biệt là cung cấp 2 chuyến bay C-17 vận chuyển con người và trang bị bệnh viện dã chiến cấp 2 sang Nam Xu-đăng ngay đêm hôm nay và ngày 16 tháng 10 tới.” Đại tá Phụng cũng cho biết “[Chúng tôi] cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan trong và ngoài đơn vị, các bạn bè quốc tế trong suốt 5 năm qua để hôm nay 63 cán bộ nhân viên bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam vững tâm, sẵn sàng lên đường tới phái bộ ở Nam Xu-đăng thực hiện nhiệm vụ.”
Chào Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hợp tác với một quốc gia khác trong việc vận chuyển lực lượng quân sự của mình ra nước ngoài. Hoạt động không vận này là điểm nhấn trong những hỗ trợ của Australia nhằm giúp Việt Nam đạt được mục tiêu triển khai hoạt động tại một phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Australia cũng đã tổ chức huấn luyện chuyên môn về gìn giữ hoà bình và đào tạo tiếng Anh cũng như cung cấp một số trang thiết bị quan trọng phục vụ việc triển khai bệnh viện dã chiến này của Việt Nam.
Máy bay cất cánh sáng sớm nay 2.10.
“Việc sử dụng máy bay vận tải của Australia để chuyển quân và thiết bị của bệnh viện dã chiến đầu tiên của Việt Nam cho thấy mức độ hợp tác và tin cậy ở mức độ cao giữa Lực lượng Quốc phòng Australia và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là hoạt động tuyệt vời để kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Australia – Việt Nam và 20 năm quan hệ quốc phòng giữa hai nước” – Ngài Đại sứ
Theo Danviet
Sự thật tàn khốc của cuộc nội chiến tại Nam Sudan
Cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua tại Nam Sudan thực chất đã cướp đi sinh mạng của 382.000 người, cao gấp nhiều lần so với các thống kê trước đó. Trong số này, một nửa chết bởi bom đạn chiến tranh và nửa còn lại tử vong vì dịch bệnh và không được tiếp cận các dịch vụ y tế.
Người dân Nam Sudan sơ tán tới khu vực Padding, Jonglei sau khi phải rời bỏ nhà cửa tránh xung đột ngày 4/7/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, đây là kết quả của công trình nghiên cứu mới nhất do Đại học London, thực hiện dựa trên phương pháp thống kê so sánh giữa số lượng tử vong thực tế, số lượng tử vong dự kiến, số liệu điều tra dân số và số liệu tử vong được thu thập trước đó.
Trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại Đại học London, Francesco Checchi nhấn mạnh số liệu đáng buồn trên phản ánh rõ nét hơn sự khốc liệt của cuộc nội chiến và tác động của nó đối với người dân Nam Sudan cũng như sự phản ứng chậm chạp của các tổ chức nhân đạo quốc tế.
Ông Checci đã kêu gọi các nhóm tham chiến tại Nam Sudan cần tôn trọng cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức cứu trợ tiếp cận với người dân một cách kịp thời và an toàn.
Công trình nghiên cứu trên do Đại học London thực hiện với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ và Học viện Hòa bình Mỹ. Công trình nghiên cứu được đánh giá là sẽ mang lại một góc nhìn mới và chân thực hơn về cuộc nội chiến tại quốc gia non trẻ nhất thế giới này.
Nam Sudan rơi vào tình trạng bạo lực và bất ổn vào tháng 12/2013 sau khi xảy ra tranh chấp chính trị giữa Tổng thống Salva Kiir và cựu phó Tổng thống Riek Machar, dẫn đến cuộc chiến giữa các chiến binh thuộc nhóm sắc tộc Dinka trung thành với ông Kiir chống lại nhóm sắc tộc Nuer ủng hộ ông Machar.
Cuộc xung đột đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và khoảng 4 triệu thường dân bị đẩy vào cảnh tha hương, trong đó 2 triệu người phải sinh sống tại các trại tập trung trong nước và 1,9 triệu người tị nạn sang các nước láng giềng như Uganda, Sudan, Ethiopia và Kenya.
Ngày 12/9 vừa qua, Tổng thống Salva Kiir và thủ lĩnh phe nổi dậy Riek Machar đã ký kết thoả thuận hoà bình trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh khu vực được tổ chức tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Thỏa thuận này được cho là sẽ đánh dấu một chương mới, giúp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm tại quốc gia nằm tai khu vực Trung Phi này.
Phi Hùng
Theo TTXVN
Pháp sử dụng siêu máy bay vận tải quân sự Airbus A400M trong chiến dịch chống khủng bố Hãng thông tấn TASS đưa tin, máy bay vận tải quân sự thế hệ mới Airbus A400M của NATO lần đầu tiên được lực lượng không quân Pháp sử dụng trong cuộc đổ bộ vào phía đông bắc Mali ngày 26/9 vừa qua. Theo TASS, 120 quân nhân trên chiếc Airbus A400M đã thực hiện cuộc đổ bộ xuống khu vực hoạt động...