Bên trong lò đào tạo vệ sĩ cho giới siêu giàu ở Trung Quốc
“Học viện An ninh Thành Cát Tư Hãn” được coi là trường đào tạo vệ sĩ chuyên nghiệp, cung cấp vệ sĩ cho giới tỉ phú siêu giàu ở Trung Quốc.
Học viện Thành Cát Tư Hãn được coi là lò đào tạo vệ sĩ bài bản và chuyên nghiệp nhất ở Trung Quốc.
Ở thời đại bùng nổ công nghệ số, học viện An ninh Thành Cát Tư Hãn cũng bổ sung thêm các khóa huấn luyện về an ninh mạng, nhiều tương đương nội dung đào tạo truyền thống về kỹ năng cận chiến, sử dụng vũ khí và lái xe ở tốc độ cao.
Các học viên mỗi ngày được yêu cầu mặc đồng phục màu đen, tham gia huấn luyện từ bình minh cho đến nửa đêm tại học viện ở Thiên Tân, thành phố lớn thứ ba của Trung Quốc.
Học viện có khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Những người tốt nghiệp hi vọng có được công việc bảo vệ cho giới siêu giàu, tầng lớp đang phát triển mạnh ở Trung Quốc.
Một chỗ làm tốt có thể giúp cho vệ sĩ chuyên nghiệp kiếm được 70.000 USD/năm, cao hơn nhiều lần mức thu nhập thông thường ở Trung Quốc.
Theo CTV, con số 1.000 học viên đào tạo mỗi năm vẫn không đủ để học viện đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn ở Trung Quốc. Theo báo cáo của Credit Suisse năm 2019, Trung Quốc đang có khoảng 4,4 triệu phú USD, cao hơn Mỹ.
Học phí cho những người nuôi mộng làm vệ sĩ chuyên nhiệp cũng không rẻ, khoảng 3.000 USD/học viên. Học viện đã phải tạm hoãn đào tạo từ tháng 2 đến tháng 6 vừa qua vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Các vệ sĩ phải thành thục kỹ năng sử dụng súng.
Video đang HOT
Chen Yongqing, người sáng lập học viện, nói chỉ những học viên ưu tú nhất mới được tốt nghiệp. Ông khẳng định môi trường trong học viện còn khắc nghiệt hơn trong quân ngũ.
“Tôi nóng tính và đòi hỏi rất cao”, ông Chen, cựu quân nhân Trung Quốc ở vùng Nội Mông nói. “Chỉ có nghiêm khắc mới rèn được kiếm tốt. Nếu không kiếm sẽ tự gãy”.
Ông Chen nói gần một nửa học viên của ông là cựu quân nhân. Các vệ sĩ phải thành thạo kỹ năng dùng súng giải vây cho thân chủ và đưa chủ nhân vào xe tẩu thoát khi bị phục kích.
Học viện Thành Cát Tư Hãn có quy định khắt khe, không cho phép học viên sử dụng điện thoại di động. Những bữa ăn được phục vụ trong sảnh lớn và học viên phải dùng bữa trong im lặng.
Những vệ sĩ ưu tú tốt nghiệp học viện tham gia bảo vệ Jack Ma, cũng như từng hỗ trợ công tác bảo vệ Tổng thống Pháp khi đến thăm Trung Quốc.
“Chúng tôi đã làm nên tiêu chuẩn vệ sĩ tại Trung Quốc”, Ji Pengfei, một nhân viên đào tạo tại học viện, nói.
Trong một bài tập ứng phó đối tượng đe dọa, học viên sau khi nghe hiệu lệnh “Nguy hiểm”, phải che chắn thân chủ và rút súng thật nhanh. Người nào không thực hiện xong động tác trong 2 giây sẽ chịu phạt hít đất 50 cái.
Các vệ sĩ ưu tú của học viện tham gia bảo vệ các tỉ phú siêu giàu ở Trung Quốc.
Súng được sử dụng trong huấn luyện ở Thiên Tân đều là súng giả. Trung Quốc có quy định không cho đối tượng dân sự sở hữu vũ khí. Để tập luyện bắn đạn thật, các học viên được đưa đến cơ sở tại nước ngoài.
Để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, học viện cũng đào tạo vệ sĩ thuần thục kỹ năng chống tấn công mạng trên điện thoại di động, an ninh mạng, phát hiện nghe lén và xóa dữ liệu.
“Các ông chủ không cần bạn đánh nhau nữa”, ông Chen chia sẻ với học viên.
Kỷ nguyên công nghệ không đồng nghĩa rằng những mối đe dọa truyền thống đã biến mất.
Đầu năm nay, tỉ phú He Xiangjian, nhà sáng lập tập đoàn Midea, gã khổng lồ trong ngành điện gia dụng tại Trung Quốc, bị bắt cóc ngay tại nhà riêng. Con trai ông He kịp nhảy xuống sông trốn thoát và báo cảnh sát.
Các vệ sĩ tốt nghiệp học viện cũng hoàn toàn có thể nhận các nhiệm vụ đơn giản hơn như hộ tống con cái những người giàu có đến trường, với mức lương 26.000 USD/năm.
Theo Jim, các khách hàng lựa chọn vệ sĩ còn có những yêu cầu khác ngoài chuyên môn.
Một số người chỉ chọn vệ sĩ hợp tuổi với mình. Một tỉ phú nằm trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới còn yêu cầu là chỉ nhận vệ sĩ cùng quê. Một khách hàng khác muốn tìm vệ sĩ có sở thích đọc tiểu thuyết quân sự.
Cuối cùng, học viện Thành Cát Tư Hãn đang hướng tới việc đưa các vệ sĩ ra nước ngoài làm việc. Ở một số quốc gia cho phép vệ sĩ mang súng, công việc thách thức lớn hơn nhiều nhưng đem lại thu nhập hấp dẫn.
Công chúa từng đấu vật với 1.000 người để kén chồng
Công chúa Mông Cổ Hốt Thốc Luân từng chỉ chấp nhận kết hôn với người đấu vật thắng mình vào thế kỷ 13.
Hốt Thốc Luân là chút của Thành Cát Tư Hãn, con gái của Hải Đô, hãn (người đứng đầu) của Hãn quốc Sát Hợp Đài, từng được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ (tồn tại năm 1206 - 1368). Hải Đô là anh họ của Hốt Tất Liệt, người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.
Sinh ra vào khoảng năm 1260 và lớn lên cùng 14 người anh em, Hốt Thốc Luân rất giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và đấu vật. Cô được mô tả là xinh đẹp và có vóc người cao lớn. Công chúa là chiến binh đắc lực cho cha mình, đặc biệt là trong những trận đánh với nhà Nguyên của người chú Hốt Tất Liệt.
Tranh vẽ cảnh Hốt Thốc Luân đấu vật với người cầu hôn. Ảnh: Gallica Digital Library.
Hốt Thốc Luân đặt ra yêu cầu đặc biệt với những người muốn cưới cô: họ phải đánh bại công chúa trong trận đấu vật. Người cầu hôn sẽ mất 100 con ngựa nếu thua cuộc. Hốt Thốc Luân được cho là đã đánh bại 1.000 người và thu được hơn 10.000 con ngựa, theo ghi chép của nhà thám hiểm Marco Polo và nhà văn Ba Tư Rashad al-Din, người chu du châu Á vào thời điểm đó.
Có một chàng trai tự tin đến mức đặt cược 1.000 con ngựa để thách thức Hốt Thốc Luân. Bố mẹ của công chúa ưng ý chàng trai này và đã khuyên cô cố tình thua. Tuy nhiên, Hốt Thốc Luân cuối cùng vẫn chiến thắng.
Hốt Thốc Luân cuối cùng không chọn chồng qua đấu vật. Có nhiều sử liệu khác nhau về hôn nhân của cô. Al-Din nói rằng cô kết hôn với Hợp Tán, hãn của Hãn quốc Y Nhi thuộc đế quốc Mông Cổ sau khi phải lòng ông. Những sử liệu khác nói rằng cô kết hôn với một tù nhân hoặc cận thần của cha mình. Một số người cho rằng cô chấp nhận kết hôn chỉ để dập tắt tin đồn rằng cô có quan hệ mờ ám với chính cha mình.
Hải Đô qua đời vào năm 1301. Ông muốn Hốt Thốc Luân trở thành người kế vị nhưng bị các con trai phản đối. Hốt Thốc Luân trở thành người trông coi lăng mộ của cha và qua đời năm 1306, ở tuổi 46.
Hốt Thốc Luân được cho là nguồn cảm hứng của một trong những vở opera nổi tiếng nhất: Turandot của nhà soạn nhạc lừng danh Giacomo Puccini. Vở opera lấy bối cảnh ở Trung Quốc, công chúa lạnh lùng Turandot yêu cầu người cầu hôn phải giải ba câu đố, nếu trả lời sai, người đó sẽ mất mạng.
Ngày nay, đấu vật, cưỡi ngựa và bắn cung vẫn là những môn thể thao quốc gia của Mông Cổ và chúng được tổ chức thi đấu tại lễ hội Nadaam vào mỗi mùa hè.
Mông Cổ có những đô vật nổi tiếng ở tầm quốc tế nhưng điểm chung của các đô vật Mông Cổ là họ đều là nam giới. Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Mông Cổ không được phép thi đấu môn thể thao này.
Đô vật Mông Cổ trong lễ hội Naadam ở Ulan Bator tháng 7/2015. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, Jack Weatherford, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Macalester, ở Mỹ cho rằng các hành động của đô vật hiện đại cho thấy họ thừa nhận lịch sử về các đô vật nữ.
"Các đô vật mặc chiếc áo đặc biệt với tay áo dài nhưng không che vai và phần thân trước để hở hoàn toàn, như một cách để thể hiện cho đối thủ thấy mình là nam. Kết thúc mỗi trận đấu, người chiến thắng giang tay ra, ưỡn ngực, từ từ đưa tay lên cao như chim, xoay người các hướng cho mọi người xem", Weatherford cho biết.
"Đó một điệu nhảy ăn mừng chiến thắng, nhưng đó cũng là cách họ tôn vinh nữ 'vận động viên' vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ, công chúa đấu vật mà chưa một người đàn ông nào đánh bại được", Weatherford viết.
Người Mông Cổ nói 'nhờ Thành Cát Tư Hãn' nên ít nhiễm nCoV Người Mông Cổ cho rằng tỷ lệ mắc Covid-19 thấp là do không khí sạch, chế độ ăn uống ổn định và nhờ "di sản" của Thành Cát Tư Hãn. Mông Cổ hiện ghi nhận 206 ca nhiễm nCoV, tất cả đều là các ca ngoại nhập và không có ca tử vong. Nhiều người Mông Cổ cho rằng tỷ lệ nhiễm thấp...