Bên trong ‘lò’ cá độ bóng đá ở Đà Nẵng
Còn bóng là còn mở. Chỉ sợ ông anh không có tiền chơi thôi”, một nam thanh niên đang chăm chú vào màn hình vi tính xem cá độ nói
Cùng với sự phát triển của công nghệ số, hoạt động cá cược bóng đá qua mạng Internet ngày càng trở nên tinh vi và quy mô hơn dù lực lượng công an đã triệt phá nhiều vụ cá độ bóng đá qua mạng với giao dịch bắt độ lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Hiện tại, hoạt động cá độ này vẫn như một chiếc vòi “bạch tuộc” len lỏi vào mọi ngõ ngách trên địa bàn Đà Nẵng để lôi cuốn dân ghiền đỏ – đen “đốt” tiền vào hình thức phạm pháp này.
Cá độ công khai
Tuyến đường Phạm Như Xương (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) dài chưa đến 2km nhưng có đến hàng trăm quán cà phê, tiệm cầm đồ mọc lên để phục vụ dân cá độ bóng đá. Một ngày cuối tuần, chúng tôi rẽ vào quán cà phê mang tên A-E (đường Phạm Như Xương – địa điểm đã từng bị công an xử phạt về hành vi ghi độ bóng đá vào năm 2012). Lúc này đã hơn 11h đêm nhưng bên trong quán, vài chục khách vẫn dõi mắt vào màn hình ti-vi xem bóng đá và cổ vũ làm náo loạn cả khu phố. Còn chủ quán luôn ôm trong mình chiếc máy vi tính để ghi kèo cá độ bóng đá mỗi khi dân độ có nhu cầu.
Các quán cà phê có ghi độ bóng đá như trên thường hoạt động tấp nập từ 17h đến 6h sáng hôm sau. “Còn bóng là còn mở. Chỉ sợ ông anh không có tiền chơi thôi”, một nam thanh niên đang chăm chú vào màn hình vi tính xem cá độ nói.
Hằng đêm, lò cá độ bóng đá của ông T. thu hút hàng trăm lượt thanh niên đến chơi cá độ bóng đá.
Một trong những ổ cá độ bóng đá qua mạng được giới sinh viên biết đến nhiều nhất phải kể đến nhà ông T., nằm sâu trong trong một con hẻm trên đường Nguyễn Lương Bằng (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu). Vũ – một tay thường chơi cá độ bóng đá tại đây cho biết, mặc dù ổ cá độ bóng đá của ông T. không phải là quán cà phê nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào vì nơi này luôn sẵn sàng phục vụ giới đỏ – đen thâu đêm suốt sáng.
Video đang HOT
Còn theo một người dân ở con hẻm này cho biết, trước đây có vài nhà trong khu dân cư này “làm nghề” ghi cá độ bóng đá bằng máy vi tính, nhưng bây giờ chỉ còn có mỗi nhà ông T. “Điều lạ là ở đây ghi cá độ công khai nhiều năm rồi mà không thấy công an “sờ gáy”?”, người dân này hoài nghi.
Theo Vũ vào “lò” cá độ bóng đá của ông T., chúng tôi không khỏi bất ngờ vì so với các ổ cá độ khác, ổ này có quy mô lớn và hoạt động công khai. “Ở đây, khách muốn ghi độ bao nhiêu cũng được nhưng ghi phải đưa tiền ngay và khi ăn cũng được “ông chủ” trả tiền đầy đủ, không thiếu một xu”, Vũ nói.
Trắng đêm cùng dân cá độ
Trong căn nhà của ông T., một màn hình ti-vi lớn, đầu thu kỹ thuật số sẵn sàng truyền hình trực tiếp các trận đấu để phục vụ dân cá độ. Bên góc phải nhà được bố trí 2 cái bàn để đặt 2 chiếc máy vi tính. Một chiếc máy vi tính cho dân cá độ xem kèo của từng trận đấu. Chiếc còn lại luôn có một nam thanh niên nói giọng Huế (khoảng 26 tuổi) dùng để nhập kèo cho khách.
Nam thanh niên này được vợ chồng ông T. thuê nhập kèo vào máy tính và tính tiền cho dân cá độ từ 17h ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau với mức lương khoảng 200.000 đồng/đêm.
Thấy tôi có vẻ chưa am hiểu về kèo ghi độ bóng đá, Vũ nhanh nhảu chỉ tay lên màn hình vi tính nói: “Bấm vào đây là kèo tài – xỉu; tỉ số, số lần phạt góc… Hiểu chưa? Còn nếu chưa biết, chỉ cần thua vài trận là rành liền”. Theo quan sát của chúng tôi, tất cả kèo mà dân cá độ muốn chơi đều được nam thanh niên nói giọng Huế nhập vào máy, sau đó ghi lại vào một cuốn vở để tiện theo dõi khi thanh toán ăn thua với khách chơi độ. Theo quy định, dù khách chơi cá độ bóng đá ăn hay thua cũng phải trả thêm tiền kèo. Chẳng hạn, mỗi kèo ghi độ từ 500.000 đồng trở xuống, người ghi độ phải mất thêm số tiền 5.000 đồng; ghi 1 triệu mất 10.000 đồng; 2 triệu mất 20.000 đồng…
Dân bắt độ tập trung đến “lò” cá độ nhà ông T. thuộc đủ mọi thành phần, trong đó nhiều nhất là sinh viên một số trường đại học trên địa bàn quận Liên Chiểu. Có nhiều sinh viên “nghiện” cá độ đến nỗi đi cầm cố cả xe máy, điện thoại, máy tính xách tay để mang tiền đến “lò” ông T., cá độ.
Ghi nhận sau một đêm tại “lò” cá độ này cho thấy, đã có hàng trăm lượt nam thanh niên ra vào để ghi kèo và giao tiền cá độ bóng đá. Một nam thanh niên tên Việt cầm trên tay cả chục triệu đồng (loại tiền mệnh giá 500.000) liên tục í ới người ghi kèo: “Bấm xỉu 2 trái rưỡi trận này cho anh 2 chai (2 triệu đồng); đánh tài phạt góc trận này 10 quả 1 chai…”. Và cứ thế chẳng mấy lúc trên cuốn sổ được đặt ngay trước mặt người ghi kèo đã thể hiện vài trăm kèo ghi độ và số tiền giao dịch đã lên đến cả trăm triệu đồng.
TheoBáo Đà Nẵng
Chuyện hy hữu: Đòi xét nghiệm ADN... bò vì tranh chấp
Hai ông già, người 64 tuổi, người 75 tuổi (cùng ở khối phố Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) vốn là láng giềng thân thiết nhưng nay lại tranh chấp nhau, đòi xét nghiệm ADN cho một con bò.
Tranh chấp kịch liệt
Ở phường Hòa Khánh Nam có một khu đất hoang hóa, đang chờ kinh phí xây dựng, thuộc sở hữu của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng. Nhiều năm qua, khu vực này trở thành điểm chăn thả gia súc của 9 hộ dân ở Đà Sơn. Trong số đó, có hộ ông Nguyễn Văn Phẩm và Trần Văn Toan.
Vào giữa tháng 4/2013, Ban Tư pháp và Công an phường Hòa Khánh Nam nhận được đơn trình báo của ông Nguyễn Văn Phẩm về việc người hàng xóm là ông Trần Văn Toan đã tự ý chiếm đoạt và xẻ thịt một con bê đực của ông. Ông Phẩm kiện đòi con bê và đòi xét nghiệm ADN để tìm ra con bê chính chủ.
Lý do, vào ngày 10/4/2013, khi được thương lái tên Cường ngã giá hời một con bê thịt giá 8,2 triệu đồng, ông Toan đồng ý bán ngay. Ông Toan dắt lái Cường đến nơi chăn thả và chỉ ngay vào một con bê đực rất béo khỏe đang gặm cỏ cùng với đàn bò 6 - 7 con của ông.
Đám trẻ chăn bò thấy ông Toan cho lái Cường dắt con bê đực vội chạy lại can ngăn, bảo rằng con bò này là của ông Phẩm. Từ đó, hai ông tranh giành con bò và ông Phẩm kiện ông Toan đã bắt bê của mình. Cũng từ hôm đó, hai ông không thèm nhìn mặt nhau.
Ngày 9/5/2013, Ban Tư pháp của UBND phường Hòa Khánh Nam mời 2 ông Phẩm, Toan đến giải quyết. Ông Bùi Trung Khánh - Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cùng các đơn vị chức năng đã nỗ lực hòa giải.
Con bò mà ông Phẩm và ông Toan tranh chấp.
Sau cuộc họp, các bên ra biên bản thống nhất đề nghị: "Ông Toan (bị đơn) tạm thôi giữ con bê trong quá trình tranh chấp để chờ hướng xử lý tiếp theo. Còn theo yêu cầu của ông Phẩm (nguyên đơn), sẽ chịu trách nhiệm mời cơ quan chức năng để giám định ADN cho con bò trên, nhằm tìm ra mẹ của nó. Nếu sau khi xét nghiệm ADN, bên nào thua sẽ phải chịu bồi hoàn toàn bộ chi phí làm xét nghiệm, cũng như trả lại con bê cho chính chủ của nó".
Đòi xét nghiệm cho bò
Thực hiện "phán quyết" trên, nhiều ngày sau đó, ông Phẩm đã huy động các con cháu trong nhà, nhờ cậy khắp nơi để tìm chỗ xét nghiệm ADN cho con bê- nay đã thành con bò lực lưỡng. Về việc này, ông Phẩm cũng chịu không ít lời gièm pha, xì xầm bàn tán của người dân khắp khu Đà Sơn về việc làm có một không hai của ông.
Thế nhưng, trong khi chưa kịp làm ADN cho bò thì vào giữa tháng 9/2013, ông Phẩm nhận được tin là con bò đang tranh chấp lăn đùng ra chết và ông Toan xẻ thịt bán mất. Ngay lập tức, ông Phẩm chạy qua nhà ông Toan giận dữ trách móc và đâm đơn kiện lên phường.
Ngày 24/9/2013, UBND phường Hòa Khánh Nam tổ chức hoà giải nhưng bất thành. Ông Phẩm cho biết sẽ làm đơn kiện đến TAND quận Liên Chiểu. "Cho dù chỉ còn khúc xương bò khô tui cũng đem đi xét nghiệm ADN để lấy lại chút danh dự tuổi già", ông Phẩm tuyên bố.
Mặc dù vậy, vào giữa tháng 10 vừa qua, hai ông Toan và ông Phẩm đã thỏa thuận chia đôi con bò đã chết, mỗi người một nửa. Ông Phan Châu Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, nói: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi phải xử lý một vụ kiện kỳ cục vì không thể xác định được chủ của tài sản đặc biệt này.
Càng bế tắc hơn khi đang tiếp tục hòa giải, thì vật chứng chết. Rồi bị đơn lại tự ý mổ thịt đem bán, gây căng thẳng giữa 2 gia đình".
Theo Kim Oanh
Nông thôn ngày nay
"Ôm" hàng trăm triệu đồng của một đơn vị quân đội bỏ trốn Nhận hàng trăm triệu đồng của một đơn vị quân đội để cung cấp và lắp đặt thang máy nhưng đối tượng không thực hiện hợp đồng rồi ôm tiền bỏ trốn. Ngày 22/10, Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ đối tượng Phạm Văn Định (SN 1976, quê huyện Hoài Nhơn, Bình Định; trú phường Vĩnh Trung, Thanh Khê,...