Bên trong khu nhà gỗ 70 tuổi thường trực nỗi lo tai nạn, chập cháy ở Hà Nội
Trải qua gần 70 năm tồn tại, khu tập thể gỗ trên phố Vọng Hà ( Hà Nội) đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng và đã trở thành nỗi lo thường trực suốt bao năm qua của người dân sống tại nơi đây.
Nằm trong con ngõ nhỏ phố Vọng Hà (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khu tập thể gỗ 2 tầng có tuổi đời đã hơn nửa thế kỷ, được xây dựng vào những năm cuối thập kỷ 50.
Khu nhà với kiến trúc đơn sơ, phần lớn được làm bằng gỗ để thích ứng với địa chất dễ sụt lún ở ven bờ sông Hồng, đến nay mọi thứ nơi đây đều đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Tối tăm, chắp vá, mối mọt xuống cấp ở nhiều khu vực trong khuôn viên khu tập thể gỗ, đây đều là những cảnh tượng thường thấy được ví như những “khu ổ chuột” đã tồn tại ở nơi đây nhiều năm qua khiến cuộc sống người dân gặp rất nhiều bất tiện.
Khu nhà tập thể này được xây dựng không có nhà vệ sinh và công trình phụ riêng biệt, mọi sinh hoạt người dân đều mang ra hành lang gỗ. Nhiều gia đình đã phải tính tới phương án cơi nới xây dựng nhà vệ sinh, công trình phụ ở cạnh lối đi chung.
Hệ thống điện với đường dây được mắc nối chằng chịt, ép sát phần mái gỗ luôn tiềm tàng nguy cơ chập cháy, đặc biệt ở thời điểm nắng nóng ở Hà Nội thời gian gần đây.
Khu tập thể có diện tích khoảng 1.300m2, 2 tầng cùng 24 gian, mỗi căn hộ rộng 10 – 25 m2, có những căn chỉ được 10 m2 nhưng có 2 – 3 thế hệ cùng chung sống. Được biết đây là khu vực đã nằm trong diện quy hoạch giải tỏa trong thời gian tới và người dân nơi đây đang sẵn sàng dọn đi, tìm cho một vị trí ở mới.
Video đang HOT
Các căn nhà gỗ mối mọt, xuống cấp, mái lợp che chắn tạm bợ… Một số hộ dân đã khóa kín cửa rời đi.
Gia đình anh Đạt, chị Hương đang làm nghề tự do sinh sống trong một căn hộ cho thuê ở tầng 2, anh chị hiện có 6 người con, cuộc sống rất vất vả đặc biệt ở thời điểm dịch bệnh khiến mọi thứ khó khăn hơn. Anh Đạt cho biết, mong muốn của gia đình hiện tại là dịch bệnh đi qua nhanh để cuộc sống trở lại bình thường, đỡ vất vả hơn. Anh chị thuê lại căn phòng chật hẹp do chủ nhà đã không còn muốn ở nữa, mọi vật dụng sinh hoạt cả gia đình đều xếp quanh giường ngủ và bàn nước.
Tầng 2 của khu nhà gỗ có khoảng 20 hộ, tuy nhiên hiện tại chỉ còn 4 hộ sinh sống, đa phần mọi người đã chuyển đi, rao bán nhà hoặc để không. Không gian chật chội, tường vách được làm bằng những vật liệu bắt lửa, dễ cháy nên chỉ cần sự thiếu thận trọng trong sinh hoạt cũng dễ tạo nên những nguy hiểm khó lường.
Hai mẹ con chị Hương đã sinh sống ở tầng 1 khu tập thể suốt nhiều năm qua, trao đổi với PV, chị cho biết mỗi thời điểm mưa lớn là nước thường tràn vào nhà, thậm chí phía trên mái nước dột xuống nhiều như ngoài sân. Nhà neo người lại không có bàn tay đàn ông nên khó khăn trong việc sửa chữa các phần mái bị hỏng. Với dự án sắp tới được triển khai, chị mong muốn mọi thứ sẽ diễn ra thuận lợi, người dân nơi đây sẽ được hỗ trợ tới khu tái định cư mới để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tương tự là gia đình anh Hồng là căn hộ gia đình chị Hà, sau nhiều lần cải tạo nâng cấp khu nhà nhưng mọi thứ vẫn chưa được giải quyết triệt để, mỗi đợt mưa lớn nước ngập ngang đầu gối, chuột, gián trôi nổi do cống thoát ra sông kém gây ô nhiễm môi trường. Với chị Hà, việc được di chuyển tới một địa điểm khác là điều cần thiết, mọi người đã chờ đợi từ rất lâu cho việc này, phần nào sẽ giúp cuộc sống bớt gặp khó khăn.
Cụ Nguyễn Thế Tùng là một trong những công dân hiếm hoi sinh sống tại nơi đây từ lúc khu tập thể mới đưa vào hoạt động.
Hai vợ chồng cụ sinh hoạt trong một căn phòng nhỏ đã qua nhiều lần được cải tạo, nâng cấp và gắn với nhiều kỷ niệm. Các con cháu cụ đã thoát ly và có nơi ở mới, hiện chỉ còn hai vợ chồng cụ sinh hoạt trong căn phòng nhỏ chật kín đồ đạc xung quanh.
9 năm trước, tại khu tập thể gỗ trên phố Hàm Tử Quan đã xảy ra một vụ cháy lớn khiến một cụ già tử vong, 36 gia đình mất nhà, cả trăm gia đình đang sống trong những khu tập thể gỗ khác ở phường Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở nên lo lắng, sợ hãi.
Thời kỳ đầu mới đưa vào hoạt động, những căn hộ kiểu mẫu là niềm mơ ước của biết bao thế hệ người Hà Nội, thế nhưng, đi từ quá khứ tới hiện tại, đa phần các hộ dân đã chuyển đi vì không thể chịu cảnh nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối năm 2018 TP Hà Nội còn gần 1.300 chung cư cũ. Trong đó có đến 325 chung cư cũ nguy hiểm, hư hỏng, có thể dẫn tới phá hủy kết cấu, đổ sập. Vấn đề di dời vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như người dân bám đất, bám nhà, hoặc không muốn tới nơi ở mới quá xa trung tâm…
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...