Bên trong khu cách ly điều trị người đàn ông nhiễm nCoV ở bệnh viện Nhiệt đới
Khu vực điều trị cho người đàn ông quốc tịch Mỹ bị nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) tại bệnh viện Nhiệt đới TPHCM được cách ly hoàn toàn, bệnh nhân giao tiếp với bác sĩ bằng bộ đàm thông qua camera quan sát.
Chiều 9/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch nCoV đã có buổi làm việc tại TPHCM về công tác phòng chống dịch bệnh lây lan và điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng kiểm tra khu vực điều trị cho bệnh nhân 73 tuổi người Mỹ gốc Việt bị nhiễm nCoV tại bệnh viện Nhiệt đới TPHCM.
Tại đây, ông Sơn đã kiểm tra các khu vực cách ly điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm nCoV của bệnh viện.
Thông qua màn hình camera quan sát phòng cách ly bệnh nhân, đoàn công tác đã có những đánh giá, nhận xét về tiến triển của bệnh nhân.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trường Sơn cũng thăm hỏi sức khỏe, trò chuyện cùng bệnh nhân thông qua bộ đàm.
Ông Sơn động viên người bệnh yên tâm điều trị vì hiện sức khỏe của người đàn ông này đang tiến triển tốt, có thể đi lại và tự thở 2 ngày nay.
Ngoài ra, bệnh viện Nhiệt Đới cho biết, tất cả các bác sĩ, điều dưỡng điều trị cho bệnh nhân dương tính nCoV hiện đang có sức khỏe tốt, không có biểu hiện các bệnh về hô hấp.
Ngoài phòng bệnh hiện đang điều trị cho bệnh nhân người Mỹ, bệnh viện Nhiệt đới TPHCM cũng đã chuẩn bị nhiều khu vực cách ly để sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV.
Việc chuẩn bị khu cách ly nhằm sẵn sàng ứng phó với những diễn biến của dịch cúm do virus nCoV gây ra trong thời gian tới.
NGÔ BÌNH
Theo Tiền phong
Bộ Y tế nói gì về thông tin lây nhiễm virus Corona qua khí dung?
Chiều 9/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có ý kiến về thông tin có thể lây nhiễm virus Corona chủng mới (nCoV) qua phương pháp điều trị khí dung aerosol mà trước đó không ít người hiểu lầm là "bụi khí", khiến người dân hoang mang.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đối với nhân viên y tế, có nhiều đường lây nhiễm đối với virus nói chung và virus Corona nói riêng. Các khuyến cáo này nhằm yêu cầu nhân viên y tế khi sử dụng các thủ thuật đối với người bệnh phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình, đảm bảo an toàn cho người bệnh và chính mình.
Ông Sơn cho biết, khí dung là một thủ thuật trong ngành y tế, làm dung dịch thuốc bốc hơi, đưa trực tiếp vào đường hô hấp để chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Phương pháp này thường được dùng cho bệnh nhân hen suyễn, bệnh nhân co thắt phế quản, viêm phế quản, viêm mũi họng. Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.
"Khi dùng khí dung có mặt nạ úp lên vùng mũi, miệng của người bệnh, sau đó có một cái ống dẫn từ máy phát khí dung (còn gọi là aerosol) xịt mạnh vào vùng mũi họng của người bệnh. Trong quá trình đó, khí dung có thể văng ra từ hai bên của mặt nạ vào người đứng gần mà không đeo khẩu trang hoặc dính vào các vật dụng xung quanh. Nếu người bệnh mắc virus, virus sẽ có nguy cơ lây sang người khác", Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Theo ông Sơn, virus Corona có thể lây qua phương pháp điều trị khí dung, chứ không phải lây qua không khí như nhiều người nhầm tưởng hiện nay. Đường lây của chủng mới virus Corona là qua các giọt bắn dịch hô hấp từ người có virus sang người tiếp xúc và thâm nhập vào hệ hô hấp. Khi đó, mọi người chỉ cần giữ khoảng cách an toàn 2m đối với người có bệnh là tránh được nguy cơ dính vào các giọt bắn.
Trước đó, chuyên gia y tế Trung Quốc đã cảnh báo việc lây nhiễm virus Corona qua aerosol. Một số thông tin cho rằng, aerosol là "bụi khí" khiến người dân hoang mang, lo lắng chỉ "hít thở" cũng có khả năng lây virus Corona.
Người dân không tự ý dùng khí dung cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Cảnh báo về việc lây virus Corona qua khí dung, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ đề nghị người dân chỉ khí dung cho con trẻ khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, không tự ý cho con khí dung.
Theo PGS Điển, nếu như chỉ một người dùng riêng một bầu khí dung thì không sao. Nhưng 2 người dùng chung sẽ bị lây bệnh. Nếu khí dung trong buồng bệnh có người mắc bệnh ở khoảng cách 2m trở lại, người xung quanh sẽ lây bệnh vì virus từ hô hấp người bệnh sẽ ra theo con đường khí dung.
"Cần hạn chế khí dung, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Khi khí dung phải tuân thủ quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn. Virus từ khí dung sẽ còn tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt vật dụng quanh người bệnh, có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt. Nhân viên y tế làm thủ thuật này cho bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn", PGS Điển nhấn mạnh.
Theo danviet.vn
Căng mình chống virus Corona quên cả tết Những ngày đầu tháng 12, khi thông tin về những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, lãnh đạo Bộ Y tế lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chống dịch ập đến bất cứ khi nào. Ngày 29 tết, khi tất cả cơ quan đã bước vào kỳ nghỉ lễ tết Nguyên đán, Thứ trưởng Bộ Y...