Bên trong kế hoạch bí mật 20 năm chuẩn bị tấn công Iran của Israel: Tiết lộ những vũ khí tiên tiến
Từ tên lửa tầm xa đến bom phá boongke, Israel đã dành nhiều thập kỷ và hàng tỷ đô la Mỹ để phát triển các loại vũ khí chuyên dụng phục vụ cho một cuộc tấn công tiềm tàng vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Iran.
Hệ thống tên lửa phòng không Iron Dome của Israel. Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel (IDF)
Theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 17/10, trong hai thập kỷ qua, các cơ quan quốc phòng Israel đã đầu tư hàng tỷ USD và không ngừng phát triển các loại vũ khí tối tân, từ tên lửa tấn công tầm xa đến các hệ thống bom phá boongke, với mục tiêu phá hủy các cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran. Những tiết lộ gần đây về một số vũ khí tiên tiến này cho thấy sự chuẩn bị lâu dài của Israel trong việc đối phó với Iran.
Chuẩn bị cho cuộc tấn công tầm xa
Vào tháng trước, Israel tiến hành một cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Yemen, sử dụng máy bay F-15 từ một căn cứ cách xa 1.800 km. Động thái này là minh chứng cho khả năng tác chiến tầm xa của Israel.
Những máy bay F-15, vốn được thiết kế cho các trận không chiến, đã được nâng cấp để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, mang theo các loại đạn dược hiện đại do Mỹ và Israel sản xuất.
Tuy nhiên, tấn công Iran – một đối thủ với hệ thống phòng không tiên tiến và cơ sở hạt nhân được thiết kế sâu dưới lòng đất – là một thách thức lớn hơn nhiều. Hệ thống phòng thủ của Iran, bao gồm các tên lửa đất đối không hiện đại, có khả năng đánh chặn các tên lửa phóng từ máy bay Israel.
Video đang HOT
Dù vậy, Israel đã chứng tỏ khả năng vượt qua những hệ thống phòng không này trong các cuộc tấn công trước đây, như khi họ tấn công vào Isfahan, nơi có cơ sở hạt nhân của Iran, sau cuộc tấn công của Iran vào tháng 4 vừa qua, và đã không bị các hệ thống phòng thủ tiên tiến của Iran đánh chặn.
Vũ khí tấn công tầm xa
Israel không chỉ dựa vào máy bay chiến đấu để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa mà còn phát triển các tên lửa phóng từ máy bay có khả năng tấn công từ bên ngoài phạm vi phòng thủ của Iran. Một trong những tên lửa tiên tiến nhất của họ là Rampage, một vũ khí không đối đất tầm xa có tốc độ siêu thanh do Israel Aerospace Industries (IAI) và Elbit Systems phát triển. Tên lửa này được trang bị bộ điều hướng nâng cấp, giúp nó tấn công chính xác các mục tiêu quan trọng như trung tâm chỉ huy và bệ phóng tên lửa của đối phương.
Rampage có trọng lượng khoảng 570kg, trong đó đầu đạn nặng 150kg. Tên lửa này có chiều dài 4,7m, đường kính 306mm. Sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, Rampage có thể đạt vận tốc tối đa gần 2.000km/giờ trong phạm vi tấn công hiệu quả 300km với hệ thống dẫn đường GPS và các thiết bị chống nhiễu hiện đại.
Ngoài Rampage, Israel cũng phát triển tên lửa Rocks, có khả năng nhắm vào các cơ sở kiên cố hoặc nằm sâu dưới lòng đất. Rocks có thể được phóng từ các máy bay chiến đấu F-16 và F-35, giúp Israel có khả năng tấn công các mục tiêu khó tiếp cận trên lãnh thổ Iran. Vũ khí này bay với tốc độ siêu vượt âm, làm giảm thời gian cảnh báo của đối phương và khiến nỗ lực đánh chặn trở nên khó khăn hơn. Đánh giá của nước ngoài cho thấy nó có tầm bắn 300 km và có thể mang đầu đạn 500 kg, giúp nó có khả năng nhắm vào các công trình kiên cố hoặc ngầm.
Bom phá boongke
Để đối phó với các cơ sở ngầm nằm sâu dưới lòng đất, Israel cũng phát triển các loại bom phá boongke tiên tiến. Một ví dụ là bom 500MPR do Elbit phát triển, có khả năng xuyên thủng tới 4 mét bê tông, tạo điều kiện cho Israel tấn công các cơ sở nằm sâu dưới mặt đất. Những quả bom này đã được thử nghiệm trên các máy bay F-15I, một trong những lực lượng nòng cốt trong khả năng tấn công tầm xa của Israel.
Ngoài ra, Israel còn có hệ thống tên lửa PopEye Turbo, một tên lửa hành trình có tầm bắn lên tới 1.500 km, có thể được phóng từ tàu ngầm. Đây là một trong những vũ khí có thể đóng vai trò quan trọng trong một cuộc tấn công từ biển, cho phép Israel duy trì khả năng tấn công từ các vị trí xa mà vẫn không bị phát hiện.
Có thể nói các loại vũ khí tấn công tầm xa của Israel kể trên sẽ cho phép họ duy trì chiến lược tác chiến từ xa mà không cần phải mạo hiểm đưa máy bay vào sâu trong lãnh thổ đối phương. Các tên lửa siêu thanh, siêu vượt âm và bom phá boongke là những vũ khí quan trọng trong kho vũ khí này, đảm bảo rằng Israel có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu được bảo vệ kỹ lưỡng của đối thủ.
Lầu Năm Góc: Hệ thống THAAD sớm hoạt động hoàn toàn ở Israel
Lầu Năm Góc cho biết các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bắt đầu tới Israel từ hôm 14/10 và sẽ sớm được đưa vào hoạt động hoàn toàn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được chuyển tới căn cứ không quân Nevatim, Israel ngày 1/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 15/10, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết thêm trong những ngày tới, các nhân viên quân sự Mỹ và các thành phần của hệ thống THAAD sẽ tiếp tục đến Israel.
Tuy nhiên, vì lý do an ninh, Lầu Năm Góc không tiết lộ cụ thể là khi nào hệ thống THAAD sẽ hoạt động hoàn toàn.
Trước đó vào ngày 13/10, Mỹ cho biết sẽ triển khai một hệ thống THAAD tại Israel và cử một đội ngũ của Mỹ tới Israel để vận hành hệ thống này.
Theo tướng Ryder, việc triển khai THAAD sẽ giúp tăng cường hệ thống phòng không tích hợp của Israel, qua đó giúp bảo vệ Israel tốt hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa trong tương lai.
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi cảnh báo hoạt động triển khai trên sẽ đẩy chính quân nhân của Mỹ vào nguy hiểm.
Trong thông điệp trên mạng xã hội X, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran cũng khẳng định Tehran đã nỗ lực rất nhiều trong những ngày gần đây để kiềm chế căng thẳng leo thang và ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trên toàn khu vực Trung Đông.
Nhận định về việc Mỹ triển khai THAAD ở Israel, báo Bưu điện Washington ngày 13/10, cho rằng sứ mệnh này đánh dấu lần Mỹ triển khai lực lượng binh sĩ lớn đầu tiên tới Israel kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza bắt đầu.
Việc Mỹ điều lá chắn tên lửa này tới Israel trong bối cảnh dự báo Israel sắp tấn công trả đũa Iran, trở thành ví dụ mới nhất cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden có xu hướng sử dụng "củ cà rốt" thay vì "cây gậy" để khuyến khích Israel giảm bớt mức độ hành vi cứng rắn.
Hệ thống THAAD được thiết kế đặc biệt để bắn hạ tên lửa đạn đạo. Hệ thống mặt đất này không có đầu đạn và không được sử dụng để tấn công các tòa nhà hoặc thực hiện các cuộc tấn công. Thay vào đó, hệ thống này chỉ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm trung bình đang lao tới.
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm ít nhất sáu bệ phóng gắn trên xe, mỗi bệ mang tối đa tám tên lửa. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Ukraine, muốn có hệ thống này.
Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống này tới Trung Đông vào năm ngoái sau khi phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza bất ngờ tấn công Israel vào ngày 7/10/2023 và trước đó là vào năm 2019 để tham gia một sự kiện huấn luyện.
Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran bình luận về khả năng Israel tấn công cơ sở hạt nhân Tehran Ông Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, nhận định Israel khó có khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran để đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa hồi đầu tháng 10. Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN "Rất khó có khả năng các cơ sở...