Bên trong hầm ngầm hạt nhân bí mật của Anh
Hầm ngầm bí mật của Anh được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh có phòng giám sát, nhà tắm và phòng vệ sinh. Nó có thể giúp nhiều người an toàn khi một vụ bom nguyên tử xảy ra.
Trong Chiến tranh Lạnh, Tổ chức phòng vệ dân sự Anh (ROC) từng xây dựng khoảng hơn 800 căn hầm ngầm hạt nhân trên khắp nước Anh. Nó có thể chịu áp lực của một vụ nổ bom nguyên tử hoặc một cuộc chiến có sức mạnh tương tự. Chúng có giá khoảng 30.000 USD.
Một căn hầm ngầm bí mật được xây dựng từ năm 1960 tại khu đất nông nghiệp cách làng Ashwell, hạt Hertfordshire khoảng 300 m. Để vào bên trong, người ta phải chui qua một đường hẹp dẫn xuống lòng đất.
Phòng giám sát chiếm gần hết không gian căn hầm. Nó có một đường dây điện thoại để liên lạc ra bên ngoài trong trường hợp thảm họa xảy ra. Đây từng là nơi quân đội Anh dùng để quan sát máy bay quân sự nước ngoài.
Video đang HOT
Phòng tắm chật hẹp trong nơi trú ẩn bí mật. Căn hầm cũng có một nhà vệ sinh.
Trong số 800 hầm hạt nhân, 29 hầm có màu sắc sặc sỡ là những trụ sở quân sự bí mật thời chiến tranh.
Nhiều căn hầm lớn hiện nay trở thành nhà ở, phòng phẫu thuật hoặc bảo tàng. Đây là căn nhà được xây trên nền móng của hầm ngầm ở Yeovil, hạt Somerset.
Theo_Zing News
Nước Mỹ hai lần "tái mặt" vì bom nguyên tử
Là quốc gia có nhiều vũ khí hạt nhân, người Mỹ ít nhất hai lần suýt gặp thảm họa với những vũ khí giết người hàng loạt của chính mình.
Trong lịch sử của những sai lầm khủng khiếp, vô tình thả một quả bom nguyên tử xuống chính đất nước mình là một trong những sai lầm hàng đầu. Đó chính xác là những gì đã xảy ra khi một tai nạn thực sự ngớ ngẩn khiến Mỹ ném một quả bom nguyên tử vào vùng nông thôn Nam Carolina.
Ngày 11/3/1958, một chiếc B-47 của Mỹ đã bay đến Anh từ căn cứ không quân Hunter ở Savannah thuộc Georgia. Nó được gửi đi với ý định thực hiện kế hoạch Operation Snow Flurry, nhưng nó đã không bao giờ được thực hiện được kế hoạch đó.
Với lượng nổ 26 kiloton, nếu quả bom Mark 6 phát nổ, cả một vùng duyên hải phía Đông nước Mỹ sẽ gặp thảm họa.
Khi chiếc máy bay đã bay trên khu vực Nam Carolina, các phi công phát hiện thấy có lỗi với khóa an toàn của quả bom hạt nhân Mark 6 trong khoang chở hàng. Như đã biết, trong thời Chiến tranh Lạnh, chiếc máy bay đã được yêu cầu mang vũ khí hạt nhân ở trong tất cả các trường hợp. Những quả bom hạt nhân Mark 6 này có đương lượng nổ 26 kiloton nghĩa là còn mạnh hơn quả bom Fat Man mà Mỹ ném xuống Nagasaki năm 1945.
Khi đó, Đại úy không quân Bruce Kulka làm hoa tiêu trên chuyến bay đã quyết định quay lại kiểm tra. Trong khi kéo mình lên từ sàn máy bay, ông đã tìm một điểm bám xung quanh quả bom để giữ thăng bằng nhưng cuối cùng ông lại chụp phải pin thay thế trong tình trạng khẩn cấp của quả bom. Đây là lỗi chính. Kulka khi đó đã kinh hoàng nhìn quả bom rơi xuống sàn rồi đẩy cánh cửa khoang bom và rơi từ độ cao 15000 feet xuống vùng nông thôn phía Nam Carolina.
Dấu tích hố bom.
May mắn thay cho toàn bộ vùng duyên hải phía Đông nước Mỹ, phản ứng phân hạch trong lõi quả bom đã không xảy ra vì bộ phận gây phản ứng hạt nhân được cất riêng trong một phần riêng biệt trên máy bay, có nghĩa là quả bom khi rơi không mang theo năng lượng hạt nhân. Nhưng không may là nó vẫn chứa hơn 7.000 pounds thuốc nổ thường.
Kết quả là một vụ nổ lớn đã san phẳng ngôi nhà của Walter Gregg và san phẳng một vạt rừng cũng như tạo ra một đám mây hình nấm có thể được nhìn thấy từ cách xa hàng dặm. Khi bụi đã tan, người ta nhìn thấy một hố sâu 25 foot và rộng 75 feet (gần 30m). Nhưng may mắn và kỳ diệu thay, gia đình Gregg chỉ có một số người bị thương mà không ai bị thiệt mạng vì vụ nổ.
Trong khi nhiều người có thể chưa bao giờ nghe nói về vụ việc này, dấu vết của vụ nổ vẫn còn tồn tại ở gần Quốc lộ 76 của bang Carolina như một chứng tích lịch sử. Du khách có thể đi bộ xuống các con đường mòn dẫn đến hiện trường, nơi họ có thể xem các khu vực bị ảnh hưởng và đọc một bảng thông tin hoàn chỉnh cùng một mô hình quả bom năm xưa.
Một bài báo viết về vụ quả bom hạt nhân rơi ở Nam Carolina.
Cũng phải lưu ý rằng đây không phải vụ duy nhất của Carolina liên quan đến vũ khí hạt nhân. Vài năm sau đó, một tai nạn kinh hoàng khác lại xảy ra chỉ cách khu vực cũ một chút về phía Bắc.
Nhờ đạo luật Tự do Thông tin, nhà báo điều tra Eric Schlosser đã phát hiện rằng vào ngày 23/1/1961, một máy bay ném bom B-52 đã nổ tung giữa không trung và làm rơi 2 quả bom Mark 39 Hydrogen trên bầu trời Goldsboro thuộc Bắc Carolina.
Một quả không bị kích hoạt còn quả kia thì đã có cơ chế kích hoạt và dù của nó đã mở ra - hai điều này chỉ xảy ra khi quả bom được thả chủ động vào mục tiêu. Lại một lần nữa may mắn, quả bom sau chót đã không phát nổ vì điện áp thấp đã ngăn cản vụ nổ khi quả bom rơi xuống.
Sau tất cả những điều này, có lẽ chúng ta nên tìm kiếm những nơi tốt nhất để vượt qua mối đe dọa của ngày tận thế hạt nhân (nếu chúng vô tình xảy ra).
Theo Kiến Thức
Lộ ảnh khi Mỹ chuẩn bị ném bom hạt nhân xuống Nhật Mỹ mới giải mật và công bố loạt ảnh chụp công đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi ném 2 quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản). Binh sĩ Mỹ kiểm tra lớp bên ngoài bom nguyên tử "Fat Man". Nhiều bom được Mỹ thử nghiệm trên đảo Tinian. Nhà địa vật lý tham gia Dự án Manhattan Francis Birch...