Bên trong hầm đường bộ cuối cùng trên quốc lộ 1A
Sau chuyến thị sát hầm đường bộ Phú Gia của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, nhà thầu cho biết đang nỗ lực khắc phục thiếu sót để hoàn thành công trình trước thời hạn.
Hầm đường bộ Phú Gia đã được thông xe kỹ thuật tháng 12/2014. Đây là hầm xuyên qua đèo Phú Gia (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) với chiều dài 497 m, rộng 12 m và đường dẫn vào hầm dài 2.470 m. Vận tốc thiết kế đạt 80 km/h và hầm có thể chịu được động đất cấp 6. Tổng giá trị gói thầu hơn 327 tỷ đồng.
Ngày 6/3, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã có chuyến thị sát tại hầm đường bộ này. Đơn vị thi công bị phê bình vì để nước ứ đọng giữa hầm, mặt đường gồ ghề, thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Tiếp thu những ý kiến của Bộ trưởng, nhà thầu là Công ty Cổ phần xây dựng Lũng Lô 9 (thuộc Tổng công ty Lũng Lô – Bộ Quốc phòng) đã nỗ lực khắc phục. Công trình đang hạ nền thêm 2,8 m.
Ngày 18/3, nhiều mặt đường trong hầm đã tương đối bằng phẳng. Ánh sáng cũng đã được khắc phục. Theo thiếu tá Đậu Phi Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 9, Bộ trưởng Thăng đã chỉ ra sự chủ quan của nhà thầu, từ đó nhà thầu rút kinh nghiệm và khắc phục.
Video đang HOT
Vẫn theo nhà thầu, thời gian này đơn vị đang làm vòm hầm, đường trong hầm là đường nội bộ chủ yếu phục vụ cho xe cơ giới đi lại thi công.
Thiếu tá Trần Trung Tuyến, chỉ huy trưởng công trình hầm Phú Gia, cho biết nguyên tắc thi công hầm có liên quan đến nổ mìn và an toàn nổ mìn thì thi công đến đâu mới được phép chiếu sáng điện đến đó. Khi nạp nổ mìn thì phải rút toàn bộ hệ thống điện.
Thi công khai mở cửa hầm và khoan neo gia cố, trồng cỏ hai mái taluy đã hoàn thành 100% kế hoạch từ 10/2014. Đào, gia cố phần vòm trên hầm cũng đã hoàn thiện vượt kế hoạch. 100% chân vì vòm hầm H200, H125, H15 và vòm ngược đoạn cửa tới công trường đã được sản xuất, tập kết và thi công.
Ngày 16/3 vừa qua, công trình đã hoàn tất việc khoan nổ, hạ nền hầm gia cố. Gần 200 công nhân túc trực làm 3 ca/ngày. Kế hoạch hoàn thành hầm đang được đơn vị thi công phấn đấu về đích trước 2 tháng, thời gian Bộ Giao thông điều chỉnh là hoàn thành vào tháng 9/2015.
Việc phun vẩy bê tông lên lớp đá của hầm đang được nhà thấu phấn đấu hoàn thành trước ngày 20/3. Hai bộ cốt pha hầm (mỗi bộ dài 9 m) đang được gia công chế tạo để chuyển tới công trường trong tháng tới.
Thiếu tá Trần Trung Tuyến trực tiếp giám sát từng công đoạn. “Mệnh lệnh là phải làm đúng kỹ thuật, đảm bảo thẩm mỹ cũng như chất lượng công trình”, thiếu tá Tuyến nói.
Mặt đường trong hầm được thiết kế bằng bêtông ximăng; kết cấu vỏ hầm, chống đỡ bằng bêtông và bêtông cốt thép. Tất cả các công đoạn đều phải làm tỉ mỉ.
Dự án hầm đường bộ Phú Gia hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách địa lý, góp phần kết nối phát triển kinh tế, du lịch của các tỉnh miền Trung. Đặc biệt là xóa được “điểm đen” tai nạn giao thông trên cung đường đèo Phú Gia.
Hầm đường bộ Phú Gia nằm trong Dự án BOT cùng với hầm đường bộ Phước Tượng – QL 1A đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt ngày 18/3/2013. Đây là công trình nằm trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
Dự án đã được khởi công xây dựng ngày 18/5/2013 và dự kiến hoàn thành trong 18 tháng. Nguồn vốn đầu tư do nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện, thu hồi vốn thông qua thu phí cầu đường. Thời hạn kinh doanh, chuyển giao công trình dự kiến là 18 năm 7 tháng tính từ ngày bắt đầu thu phí.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Thủ tướng đồng ý cấp tín dụng vượt giới hạn để làm hầm Phước Tượng - Phú Gia
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Ngân hàng Việt Á được cấp tín dụng vượt các giới hạn vốn tự có đối với Cty CP Phước Tượng Phú Gia BOT và người có liên quan để thực hiện dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia thuộc Quốc lộ 1A.
Ý kiến của Thủ tướng căn cứ trên đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định, đánh giá hiệu quả, cấp tín dụng và thu hồi nợ đối với Công ty cổ phần Phước Tượng Phú Gia BOT và người có liên quan theo quy định của pháp luật, định kỳ hàng tháng báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để giám sát, theo dõi.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, kiểm tra đối với các trường hợp tổ chức tín dụng đã được phê duyệt cho vay vượt giới hạn quy định, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, khắc phục tồn tại phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2015.
Hầm Phước Tượng - Phú Gia có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia được xây dựng theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), với tổng mức đầu tư trên 1.743 tỷ đồng.
Hầm Phước Tượng có chiều dài 345 m, phần đường dẫn vào cầu có chiều dài 3.460 m, được xây dựng theo hướng tuyến từ khoảng Km 867 950 của Quốc lộ 1A (sau cầu Hói Rui). Hầm Phú Gia có chiều dài 497 m và đường dẫn vào hầm dài 2.470 m, được xây dựng theo hướng tuyến từ Km882 376.
Đường vào hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/giờ.
Đây là dự án hầm đường bộ cuối cùng trên Quốc lộ 1A. Dự án khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách địa lý cũng như kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền trung.
Xây dựng cầu Xà Ợt 2 tại cửa khẩu Lao Bảo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương thực hiện Dự án xây dựng cầu Xà Ợt 2 tại khu vực cặp cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) - Đen-sa-vẳn (Sa-va-na-khẹt). Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND tỉnh Quảng Trị và Bộ Giao thông vận tải trao đổi, thống nhất phương án bố trí vốn để triển khai xây dựng cầu. Cầu Xà Ợt 2 nằm trên Quốc lộ 9, thuộc địa phận thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bắc qua khe cạn bắt nguồn từ các sườn đồi của dãy biên giới Việt Nam - Lào, là một nhánh nhỏ đổ ra sông Sepon và nằm ở địa hình tương đối bằng phẳng. Cầu mới được thiết kế về phía trái tuyến của cầu cũ (nằm ở phía hạ lưu) cách cầu cũ khoảng 40m. Điểm đầu tuyến của cầu được nối vào bãi đậu xe thuộc địa phận Việt Nam và điểm cuối tuyến cầu được nối vào đường đi Savannakhet thuộc địa phận Lào. Theo thiết kế sơ bộ đã được phê duyệt, cầu Xà Ợt 2 có tổng kinh phí xây lắp khoảng 13,5 tỷ đồng, rộng 15m, dài 15m gồm 1 nhịp, dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực. Công trình này thuộc gói thầu xây lắp B3-17 thuộc dự án tín dụng ngành Giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Thi công hầm kiểu gì thế?" "Thi công hầm kiểu gì thế?... Tôi đánh giá việc thi công ở đây thể hiện sự không chuyên nghiệp. Làm như thế ai dám giao hầm Cù Mông cho các ông thi công? Trước các ông báo cáo với tôi là tháng 5 - 6 là xong, bây giờ lại nói tháng 9 là sao? Các ông cứ thích làm dài ra..."....