Bên trong hầm Đèo Cả trước ngày thông xe
Sau gần 5 năm thi công, hầm đường bộ dài thứ hai cả nước nối từ Khánh Hòa sang Phú Yên được đưa vào sử dụng.
Hầm Đèo Cả trên Quốc lộ 1A, nối Khánh Hòa – Phú Yên đã hoàn thành. Các đơn vị thi công tất bật hoàn thiện một số công đoạn cuối cùng, chuẩn bị thông xe vào ngày 21/8.
Hầm Đèo Cả dài hơn 4 km, gồm 2 ống ngầm song song, cách nhau 30 m được thiết kế 2 lần xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ 80 km/h và có thể chịu đựng được động đất cấp 7. Hầm được trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn.
Công nhân kiểm tra hệ thống điện, bảng điều khiển hướng dẫn các loại xe khi chạy trong hầm, trước khi đưa vào vận hành.
Ngoài hệ thống biển báo thông tin liên tục thay đổi nội dung, bên trong hầm còn có hệ thống giám sát chất lượng không khí và hệ thống thông gió bằng quạt phản lực giúp thông thoáng, giảm áp lực bụi.
Video đang HOT
Cùng với hơn 200 cán bộ nhân viên túc trực 24h, đường dây nóng được gắn suốt hành trình. “Nhiều tài xế sẽ không bị loay hoay tìm lối thoát khi sự cố xảy ra nhờ vào những chỉ dẫn này”, nhà đầu tư cho biết.
Toàn bộ cáp, dây diện đặt ngầm phía hai bên hành lang và được rào chắn cẩn thận.
Mặt đường trong hầm được thiết kế có độ nhám, tránh trơn trượt do đặc thù dòng xe qua hầm dự kiến rất lớn.
Công nhân cạo từng lớp vữa, sơn dính lại trên mặt đường. “Mọi người làm từ sớm đến tối mịt, có khi phải tăng ca đêm khá vất vả, song nghĩ tới dự án đưa vào hoạt động phải đảm bảo an toàn nên anh em tích cực, kỹ lưỡng trong từng khâu”, anh Hoàng Văn Trí chia sẻ.
Hai bên thành hầm được ốp gạch men.
Hệ thống camera quan sát, giúp đơn vị quản lý kiểm soát tình hình giao thông, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong hầm.
Dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, giao Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư, với tổng vốn thực hiện hơn 16.600 tỷ đồng. Khi đưa vào khai thác, hầm rút ngắn 40 phút so với thời gian đi qua đường Đèo Cả hiện tại.
Đây là hầm đường bộ dài thứ hai cả nước, sau hầm Hải Vân, được kỳ vọng sẽ giúp xóa bỏ điểm đen tai nạn và phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Theo nhà đầu tư, bước đầu hầm chỉ cho ôtô đi qua. Các phương tiện được qua hầm miễn phí đến ngày 3/9. “Đơn vị đang tính toán dùng ôtô tải trung chuyển các loại xe máy qua hầm”, chủ đầu tư nói.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Hầm đèo Cả được thông kỹ thuật trước 2 tháng
Hầm đèo Cả dài thứ 2 cả nước, đứng sau hầm Hải Vân, khi đưa vào hoạt động sẽ giúp các xe qua lại đèo rút ngắn thời gian và xóa điểm đen tai nạn trên đèo.
Sáng 31/7, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thông xe kỹ thuật hầm đường bộ đèo Cả, trên quốc lộ 1A, giáp ranh tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Dự án vượt tiến độ 2 tháng.
Hầm dài hơn 4 km, gồm 2 ống ngầm song song, cách nhau 30 m; được trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn. Hầm có 2 làn xe, thiết kết theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ 80 km/h và có thể chịu đựng được động đất cấp 7.
Hầm được trang bị hệ thống chiếu sáng, chữa cháy đảm bảo an toàn và có thể chịu đựng được động đất cấp 7. Ảnh: Q.Đ
Dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, giao Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư. Mục đích mở rộng xây dựng tuyến đường mới, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho các loại xe khi chạy trên quốc lộ 1A. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2017.
"Hầm Đèo Cả đưa vào hoạt động giúp xóa bỏ điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A, giáp ranh Khánh Hòa - Phú Yên; góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho miền Trung - Tây Nguyên và toàn khu vực", Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại lễ thông xe.
Hầm đường bộ đèo Cả dai thư hai ca nươc, đưng sau hâm Hai Vân, với vốn đầu tư hơn 16.600 tỷ đồng. Đây là dự án phức hợp có tổng chiều dài hơn 13 km, trong đó hai hầm dài 4.625 m, 6 cầu trên tuyến dài 1.200 m, 6.673 m đường dẫn. Các công trình tiện ích cũng được đầu tư đồng bộ như trung tâm điều khiển giao thông, trung tâm cứu hộ và trạm dừng nghỉ...
Hồi tháng 6, hệ thống hầm chính trong dự án xây hầm đường bộ qua đèo Cả được thông, vượt tiến độ ba tháng.
Trước đó, hồi tháng 9/2015, Bộ Giao thông tổ chức thông xe hầm Cổ Mã, trong dự án xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả. Hầm dài 500 m, gồm 2 ống hầm song song cách nhau 30 m và trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy... Công trình được đầu tư 784 tỷ đồng, thiết kế 2 làn xe với tiêu chuẩn đường cao tốc loại B có vận tốc 80 km/h.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Hầm chính đường bộ đèo Cả được thông vượt tiến độ Hầm đường bộ qua đèo Cả dài hơn 4 km với hai ống ngầm song song, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc 8 km/h và có thể chịu được động đất cấp 7. Ngày 22/6, ông Lê Quỳnh Mai - Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả - cho biết, hệ thống hầm chính...