Bên trong “công xưởng” xử lý máu lớn nhất miền Bắc
Những ngày này, gần 100 Dược sỹ của Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương phải tập trung cao độ hơn 12 tiếng mỗi ngày để kịp thời xử lý hàng nghìn đơn vị máu tiếp nhận sau cuộc “ khủng hoảng máu” đầu năm.
Sau lời kêu gọi của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương về việc thiếu hụt máu trầm trọng, hàng nghìn người đã tới các điểm hiến máu của Viện để chia sẻ máu.
Ghi nhận của PV báo Pháp luật & Xã hội trong chiều ngày 8-2, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã phải sử dụng đến cả hội trường làm khu hiến máu sau khi báo Pháp luật & Xã hội cùng các cơ quan báo chí khác truyền tải đi thông điệp về cơn khủng hoảng máu tại đây.
Tính đến 18g ngày 8-2, chỉ tính riêng điểm hiến máu tại Viện Huyết học đã tiếp nhận 1100 đơn vị máu.
Ngay sau khi máu được tiếp nhận, công việc tiếp theo là phải xử lý, phân tách máu. Lấy máu từ người hiến trong vòng 8 tiếng, các nhân viên viện Huyết học và Truyền máu Trung ương phải làm việc tăng cường để kịp tác chiết các chế phẩm máu an toàn cho bệnh nhân.
Ngày thường, Khoa Điều chế máu của Viện có gần 60 người làm việc. Trong đợt hiến máu này, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương phải huy động lên hơn 80 người để đảm bảo điều chế nhanh chóng số máu nhận được.
Video đang HOT
Sau các công đoạn chuẩn bị, những túi máu được đưa vào hệ thống máy ly tâm tự động để tạo thành các phân lớp của máu: Hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương…
Sau khi ly tâm, các kỹ thuật viên thực hiện tiếp công đoạn ép tách các thành phần máu vào từng túi sản phẩm riêng biệt.
Các túi máu và thành phẩm chiết tách được chuyển qua một khu riêng biệt để dán nhãn nhóm máu.
Các công đoạn đều được thực hiện với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ.
Để có các chế phẩm máu an toàn thì máu phải được điều chế ngay trong vòng 8 tiếng sau khi lấy và tối đa là 24 tiếng.
Có những đợt lượng máu cung cấp nhiều vượt quá dự kiến, các kỹ thuật viên phải làm việc liên tục xuyên đêm. Đợt hiến máu này, lượng máu nhận về tuy nhiều nhưng rải rác theo ngày nên các kỹ thuật viên không phải làm việc tăng ca nhưng cũng mất tới hơn 12 tiếng/ ngày để điều chế máu.
Bên trong căn phòng, nhiệt độ lúc nào cũng duy trì ở mức 25 độ C hoặc thấp hơn.
Trung bình một ngày, các bác sĩ tại Khoa Điều chế các thành phần máu Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương phải xử lý tới 1500 đơn vị máu. Cứ 100 đơn vị máu sẽ hủy đi 1,7 đơn vị máu do kết quả xét nghiệm dương tính với các bệnh như: Viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HIV… Việc hủy máu được thực hiện mỗi tháng 1 lần.
Sau khi tách được các chế phẩm máu mong muốn, tất cả được đem đi bảo quản ở kho trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Ví dụ, khối hồng cầu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-6 độ C, tiểu cầu là từ 20-24 độ C có kèm lắc liên tục, huyết tương được bảo quản ở nhiệt độ từ -18 cho đến -25 độ C hoặc sâu hơn…
Trong đợt này, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đặc biệt thiếu ở nhóm máu A vì thế Viện kêu gọi mọi người tới hiến nhóm máu này để tăng lượng dự trữ trong ngân hàng máu.
Dù lượng máu hiến về tương đối lớn nhưng chỉ đủ dùng cho một thời gian nhất định vì đơn vị này phải cung cấp đi 150 bệnh viện khác nhau. Mặt khác, nhu cầu của người bệnh cũng rất lớn. “>
Dù lượng máu hiến về tương đối lớn nhưng chỉ đủ dùng cho một thời gian nhất định vì đơn vị này phải cung cấp đi 150 bệnh viện khác nhau. Mặt khác, nhu cầu của người bệnh cũng rất lớn.
Khánh Huy
Theo phapluatxahoi
Gia hạn hỗ trợ thuốc Glivec, Tasigna cho bệnh nhân ung thư
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Y tế, thống nhất gia hạn thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc Glivec, Tasigna cho bệnh nhân trong tháng 1 và 2-2020.
Bệnh nhân khám, chờ lấy thuốc tại Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM - Ảnh: M.A.
Loại thuốc nhắm đích điều trị cho bệnh nhân mắc chứng bạch cầu mạn dòng tủy hoặc u đường tiêu hóa có di căn, chi phí điều trị cho mỗi bệnh nhân trên 500 triệu đồng/năm sẽ có "lối ra".
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, do dự án 3 bên (nhà sản xuất thuốc, Quỹ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế) hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân đã hết thời gian thực hiện vào 31-12-2019, trong khoảng 1 tuần nay, có những bệnh nhân phải đi mua thuốc ngoài thị trường với giá cao, chi phí tiền thuốc 1,2-1,6 triệu đồng/ngày tùy bệnh nhân, nhiều người gặp khó khăn.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để giải quyết tình hình cấp bách trước mắt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Y tế, thống nhất gia hạn thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân trong 2 tháng kế tiếp (tháng 1 và 2-2020). Đây là thời gian chờ sửa thông tư 30, theo hướng nhà sản xuất sẽ giảm giá thuốc xuống còn 65% so với hiện nay và phía bảo hiểm sẽ nâng tỉ lệ chi trả lên 80-100% tiền thuốc.
Với phương án bảo hiểm trả 80% tiền thuốc, phần còn lại bệnh nhân sẽ phải đồng chi trả 20%, phương án còn lại thì quỹ bảo hiểm sẽ chi toàn bộ tiền thuốc.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện có gần 3.000 bệnh nhân Việt Nam đang sử dụng loại thuốc này (có 2 dòng mang tên Glivec và Tasigna), với chi phí phía bảo hiểm chi trả từ 225-413 triệu đồng/bệnh nhân/năm, và gần 1.500 bệnh nhân được hãng thuốc cung cấp thuốc miễn phí.
Với đề xuất hãng thuốc giảm giá thuốc và bảo hiểm nâng tỉ lệ chi trả, phía Bảo hiểm xã hội đề nghị việc giảm giá thuốc thực hiện ngay trong thời gian gia hạn dự án hỗ trợ 3 bên.
Trả lời Tuổi Trẻ về việc có biến chứng nếu tạm ngưng uống thuốc này trong một thời gian ngắn, ông Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện Huyết học truyền máu T.Ư, cho biết nếu ngưng uống trong 1 tháng thì chưa có biến chứng, nhưng nếu ngưng từ 6 tháng thì bệnh sẽ tái phát.
Theo tuoitre
40 tỉnh, thành đồng loạt tham gia Chủ nhật Đỏ - Hiến máu cứu người Tại buổi họp báo về Chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ năm 2020, Ban tổ chức cho biết, chuỗi các ngày hội hiến máu năm nay sẽ được tổ chức trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020 tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm máu dịp cuối năm và chuẩn bị máu dự trữ cho...